Chế độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Dạ Dày
Có thể bạn quan tâm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn uống là một trong những tác nhân gây ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống hợp lý hoàn toàn có thể là cánh tay đắc lực trong quá trình điều trị, hỗ trợ bệnh nhân ung thư chiến đấu với căn bệnh này.
Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Do đó, dinh dưỡng là một trong những yếu tố then chốt giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe để điều trị bệnh cũng như kéo dài tuổi thọ.
Ung thư dạ dày có những tính chất bệnh liên quan trực tiếp đến đường tiêu hóa. Dạ dày tổn thương ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động co bóp, tiêu hóa cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Do đó, khi chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày, gia đình cần nắm rõ các nguyên tắc dưới đây để hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư dạ dày.
- Các dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư dạ dày:
Theo Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, hiện nhiều bệnh nhân ở Việt Nam không thể theo hết các biện pháp điều trị do tình trạng sức khỏe không đảm bảo. Nhiều người không được chăm sóc dinh dinh hợp lý nên sụt cân, suy dinh dưỡng và thiếu chất.
Ảnh: Thực phẩm là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị ung thư dạ dày.
Các nhóm chất cơ bản mà bệnh nhân ung thư dạ dày cần bố sung gồm:
– Chất đạm: Chất đạm là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Nếu không cung cấp đủ chất đạm, cơ thể sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, suy giảm mọi chức năng hoạt động của cơ thể. Đặc biệt là suy giảm chức năng miễn dịch, khiến hệ miễn dịch người bệnh đã yếu nay còn yếu hơn và không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Những thực phẩm giàu chất đạm là: thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương, bông cải xanh, rau cải… Việc ăn đa dạng các loại thực phẩm và cân đối giữa protein động vật và thực vật sẽ đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần thiết cho người bệnh.
– Chất xơ: Chất xơ là nguồn cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chất xơ có nhiều ở trái cây, rau xanh, ngũ cốc, các loại nấm…
Một đặc tính quan trọng của chất xơ là khả năng giúp cơ thể đào thải chất độc. Bởi vậy bệnh nhân ung thư dạ dày cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ.
Bệnh ung ung thư dạ dày có thể sử dụng nước ép hoa quả trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư tiến triển, nâng cao sức đề kháng và chống nhiễm trùng.
– Tinh bột: Đây là nguồn tạo ra năng lượng chính cho cơ thể. Bởi vậy hãy bổ sung những thực phẩm có chứa tinh bột từ: gạo, ngô, khoai… để giúp cung cấp đủ chất cho cơ thể.
Người nhà nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…) cho bệnh nhân ung thư dạ dày.
Chất béo (lipid): trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, đảm bảo cơ thể luôn đủ chất và luôn sẵn sàng đáp ứng các đợt điều trị bệnh.
- Các loại thực phẩm nhất định bệnh nhân ung thư dạ dày phải tránh:
Nhiều loại thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày bệnh nhân ung thư cần tuyệt đối tránh:
- Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt, các loại dưa muối, cà muối…Các loại thực phẩm này sẽ làm dạ dày bị tổn thương và có thể làm gia tăng cơn đau cho bệnh nhân.
- Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè…
- Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày.
- Tránh những thực phẩm quá khô cứng mặc dù bánh mì rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn những loại bánh mì mềm, không ăn bánh mì nướng.
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cắt giảm các thực phẩm có chứa chất ngọt như đường, kẹo, nước trái cây nhiều đường. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm chứa chất phụ gia.
Ảnh: Rượu, bia, thuốc lá là những yếu tố tuyệt đối bệnh nhân ung thư dạ dày cần tránh.
- Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày
– Thường xuyên thay đổi thức ăn trong các bữa ăn.
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa.
– Nên ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo, đồ hầm.. để dễ hấp thu dinh dưỡng hơn.
– Tránh nấu các món ăn có mùi nồng nặc bởi nó sẽ làm bệnh nhân ghê cổ và không muốn ăn.
– Nên ăn khi đồ ăn còn ấm không nên ăn lúc nóng bởi sẽ có rất nhiều mùi…
– Đảm bảo uống đủ nước để góp phần tránh táo bón. Bệnh nhân ung thư dễ bị thiếu nước, thiếu chất xơ, thiếu hoạt động thể lực và bị tác động nhiều bởi liệu pháp điều trị.
– Bệnh nhân ung thư dạ dày nên đi bộ và vận động thường xuyên… Điều này giúp dạ dày co bóp tốt hơn, tác động tích cực đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của người bệnh.
Ung thư dạ dày có triệu chứng tương đồng với nhiều bệnh lý dạ dày khác. Do đó, nhiều bệnh nhân khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Để phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày, mọi người cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị sớm căn bệnh này.
Có thể bạn quan tâm
- Người bệnh ung thư cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào để tăng cường sức khỏe
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người viêm khớp dạng cấp
- Tại sao khi đói cũng đau dạ dày, mà khi no cũng đau dạ dày?
- 1 số chế độ ăn kiêng cho người cần giảm cân nhanh
Từ khóa » Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư Dạ Dày
-
Chăm Sóc Sau điều Trị Ung Thư Dạ Dày - Vinmec
-
Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư Dạ Dày Như Thế Nào? | TCI Hospital
-
Chăm Sóc Người Bệnh Sau Mổ Ung Thư (K) Dạ Dày
-
Chăm Sóc Cho Bệnh Nhân Ung Thư Dạ Dày
-
Sự Thật Về Ung Thư Dạ Dày | Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Chăm Sóc Người Bệnh Mổ Dạ Dày - Health Việt Nam
-
Ung Thư Dạ Dày | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Dạ Dày
-
Chăm Sóc Bệnh Nhân Sau Phẫu Thuật (mổ) Ung Thư Dạ Dày
-
Chăm Sóc Người Bệnh Ung Thư đại – Trực Tràng | BvNTP
-
Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Dạ Dày Trong Khi điều Trị Hóa Chất
-
Ung Thư Dạ Dày: Dấu Hiệu Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Chế độ Dinh Dưỡng Sau Phẫu Thuật Ung Thư Dạ Dày - Benh Vien 108
-
CHĂM SÓC GIẢM NHẸ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ