Chế độ Dinh Dưỡng Cho Người Lớn Bị Sốt | Hapacol

Người lớn bị sốt nên ăn gì uống gì cho nhanh khỏi? fb-share-icon Follow Me Tweet

Bạn có thể không thèm ăn khi đang lên cơn sốt. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải ăn một thứ gì đó để cơ thể được cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết. Có một số loại thực phẩm bạn nên ăn khi bị sốt để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy sốt ăn gì cho nhanh khỏi? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Người lớn bị sốt nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Sữa chua

Sữa chua rất giàu lợi khuẩn và rất cần thiết cho sức khỏe hệ miễn dịch. Khoảng 80% hệ thống miễn dịch nằm trong ruột, do đó, để giữ cho hệ thống miễn dịch được khỏe mạnh, chúng ta cần phải đảm bảo hệ thống đường ruột – tuyến bảo vệ đầu tiên chống lại cảm lạnh và cúm – luôn khỏe mạnh bằng cách cung cấp men vi sinh. Men vi sinh là vi sinh vật sống (lợi khuẩn) giúp chống lại các vi khuẩn có hại. Chúng cũng giúp chống lại bệnh tật bằng cách tăng số lượng tế bào chống lại virus.

Ngoài việc cung cấp lợi khuẩn, sữa chua cũng là một nguồn cung protein dồi dào. Vì vậy ngay cả khi bạn không thèm ăn, bạn vẫn sẽ cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng với một lượng nhỏ sữa chua.

Súp gà

Nếu bạn đang băn khoăn sốt ăn gì, sốt ăn gì cho nhanh khỏi thì súp gà là một lựa chọn hoàn hảo. Là món ăn phổ biến cho những ai đang bị sốt, súp gà làm thông mũi khi bạn bị nghẹt mũi, giúp bạn giữ ấm khi bị rùng mình và cung cấp một số axit amin giúp chống lại bệnh cúm. Súp gà còn là một nguồn giàu protein và sắt – hai thành phần cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh. Nó cũng giúp cơ thể bạn đủ nước khi bạn đang trong tình trạng mất nước do sốt. Ngoài ra, một chén súp gà ấm còn giúp làm dịu cơn đau họng.

Xem thêm: Những điều cần biết về sốt đau họng

Bạn không chỉ nhận được lợi ích từ việc ăn thịt gà mà còn từ nước dùng là sự kết hợp của các thành phần dinh dưỡng như cần tây, cà rốt, ớt chuông và rau mùi.

Khi bị sốt nên ăn gì?

Súp gà là một món ăn dinh dưỡng cho người đang bị sốt

Rau xanh

Nếu bạn ăn nhiều rau xanh như cải thìa, rau muống, rau dền, súp lơ, cải bó xôi, cải xoăn, bạn sẽ nhận được rất nhiều vitamin và chất xơ cho cơ thể. Nấu các loại rau này dưới dạng luộc hoặc nấu canh sẽ rất hữu ích để hạ nhiệt độ cơ thể và giúp cơ thể nhanh chóng hạ sốt, khỏi bệnh.

Gừng

Gừng có tính nóng và làm ấm cơ thể dễ sinh nhiệt làm bài tiết mồ hôi giúp tống độc tố ra ngoài và là cách hạ sốt nhanh cho người lớn. Ngoài ra, gừng còn chứa nhiều khoáng chất và chất kháng viêm giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và tăng cường lưu thông máu.

Tỏi

Tỏi có đặc tính làm ấm có thể giúp ngăn ngừa sốt cao bằng cách khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn để tự hạ nhiệt. Việc đổ mồ hôi mạnh mẽ như vậy cũng thúc đẩy quá trình loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Ngoài ra, nhờ hoạt chất allicin và selen, tỏi còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và bảo vệ da.

Xem thêm: Sốt Bao Nhiêu Độ Được Xem Là Cao?

Khi bị sốt nên uống gì để hạ sốt?

Nước dừa

Bị sốt nên uống gì? Để giữ cho cơ thể hoạt động tốt nhất, bạn cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể. Việc uống đủ nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ức chế nhiễm trùng và vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết đến các tế bào. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang sốt và mất nước qua mồ hôi.

Nước dừa giúp bổ sung chất lỏng quan trọng và chất điện giải cần thiết mà bạn đã tiêu hao do đổ mồ hôi hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, không giống như nước lọc thông thường, nước dừa còn giàu kali – một dưỡng chất mà cơ bắp và dây thần kinh cần để hoạt động bình thường và cơ thể cần để điều chỉnh nhịp tim của bạn. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn chọn một nhãn hiệu có 100% nước dừa nguyên chất mà không có thêm đường hoặc hương vị khác. Vậy là bạn đã biết sốt uống nước dừa được không rồi nhé.

Trái cây

Sốt uống nước gì? Khi bạn bị sốt, trái cây là người bạn tuyệt vời giúp bạn hạ sốt. Hầu hết các loại trái cây đều chứa ít nhất 80% nước, vì vậy chúng sẽ giúp bạn bù nước. Ngoài ra nhiều loại như cam và các loại trái cây họ cam quýt còn chứa một lượng đáng kể vitamin C giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch và loại bỏ bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào gây sốt cho bạn.

Khi sốt nên ăn gì và sốt uống nước gì?

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng một số loại trái cây, đặc biệt là những loại có hạt và vỏ, có rất nhiều chất xơ và có thể khó tiêu hóa khi bạn bị sốt (vì hệ tiêu hóa của bạn đang không ở trạng thái tốt nhất). Chuối và bơ thân thiện với dạ dày và là những lựa chọn tốt vì chúng ít gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Vì vậy nếu đang không biết sốt nên ăn gì và sốt uống nước gì thì đừng quên các loại trái cây này nhé.

Uống nước lọc

Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao dẫn đến mất nước và chất điện giải, đó là lý do khiến chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi bị ốm. Bổ sung nước cho cơ thể sẽ thay thế lượng nước đã mất, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh giúp hạ sốt nhanh chóng. Bạn có thể pha thêm oresol vào nước lọc để bù điện giải tốt hơn.

Uống trà nóng

Nhiều người nghĩ rằng uống trà nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể và khó hạ sốt. Tuy nhiên, trà nóng có thể hoạt động như một loại thuốc thông mũi và cổ họng tự nhiên, ngăn ngừa nghẹt mũi và ho khi bạn bị sốt. Ngoài ra, trà còn chứa nhiều EGCG và polyphenol, đặc biệt là tannin có khả năng chống oxy hóa và sát trùng cao giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh và sốt cao ở người.

Người bị sốt không nên ăn gì?

Khi bạn đang bị ốm sốt, có một số loại thực phẩm nên tránh để không làm tăng triệu chứng và khó chịu của bạn. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên hạn chế hoặc tránh khi bạn bị ốm sốt:

  • Thực phẩm nặng và khó tiêu hóa: Tránh ăn thức ăn nặng như thịt đỏ, mỡ, thức ăn chiên, nướng hoặc rán. Những loại thực phẩm này có thể tăng tải cho hệ tiêu hóa và làm cho bạn cảm thấy khó chịu hơn.
  • Thực phẩm có nhiều đường: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường như đồ ngọt, bánh kẹo, đồ uống có ga và nước giải khát có đường. Đường có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ vi khuẩn và vi rút phát triển.
  • Thực phẩm giàu chất béo: Tránh ăn thực phẩm có nhiều chất béo như thực phẩm nhanh, thức ăn chiên và thực phẩm có nhiều dầu mỡ. Chất béo có thể làm gia tăng cảm giác khó tiêu và làm tăng tải cho hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm có chứa cafein: Tránh uống cà phê, trà và đồ uống có chứa cafein khác. Cafein có thể làm tăng tình trạng mất nước và gây mất ngủ.
  • Thực phẩm có chứa chất kích thích: Hạn chế tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, nước có cồn, thuốc lá và các loại đồ uống có chứa chất kích thích như năng lượng.
  • Thực phẩm có chứa chất gây kích ứng: Mỗi người có thể có nhạy cảm với một số thực phẩm gây kích ứng như sữa, đậu, hành, tỏi hoặc các loại hải sản. Nếu bạn nhận thấy rằng một loại thực phẩm cụ thể gây ra phản ứng không mong muốn, hạn chế hoặc loại bỏ nó khỏi chế độ ăn của bạn.

Lưu ý rằng những gợi ý trên chỉ mang tính chất chung. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hoặc triệu chứng kéo dài, hãy tham khảo ý kiến ​​từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn trả lời được các câu hỏi như bị sốt nên uống gì và sốt nên ăn gì cho nhanh khỏi nhé.

Nguồn tham khảo:

https://www.livestrong.com/article/194306-the-best-foods-to-eat-if-you-have-a-fever/

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này

Từ khóa » Khi Sốt Nên ăn Hoa Quả Gì