Chế độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Thiếu Sắt - Nutrihome

Sắt là một chất khoáng vi lượng thiết yếu, cần thiết cho hoạt động của hầu hết các tế bào trong cơ thể. Do vậy, thiếu sắt ở trẻ sẽ ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ thể, có thể gây nên những vấn đề như trẻ bị hoa mắt chóng mặt, chậm phát triển trí não, kém vận động, mệt mỏi, biếng ăn, suy dinh dưỡng và chậm lớn.

Dinh dưỡng cho trẻ em thiếu sắt

Dinh dưỡng cho trẻ em thiếu sắt

Nguyên nhân gây thiếu sắt ở trẻ em?

Sắt là một khoáng chất khó hấp thu, sự hấp thu sắt của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn thực phẩm chứa sắt mà trẻ tiêu thụ, tình trạng dự trữ sắt của cơ thể và sự thiếu/đủ chất đạm của cơ thể.

NHU CẦU KHUYẾN NGHỊ VỀ SẮT KHẨU PHẦN CHO TRẺ EM

Nhóm tuổi – Tình trạng sinh lý

Nhu cầu sắt (mg/ngày) theo Giá trị sinh học khẩu phần
5% 10% 15%
Trẻ em <6 tháng 0,93
6-11 tháng 18,6 12,4 9,3
1-3 tuổi 11,6 7,7 5,8
4-6 tuổi 12,6 8,4 6,3
7-9 tuổi 17,8 11,9 8,9
Tiền dậy thì và dậy thì Nam 10-14 tuổi 29,2 19,5 14,6
15-18 tuổi 37,6 25,1 18,8
Nữ 10-14 tuổi (chưa có kinh nguyệt) 28 18,7 14
10-14 tuổi (đã có kinh nguyệt) 65,4 43,6 32,7
15-18 tuổi 62 41,3 31

Chế độ dinh dưỡng không khoa học là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng thiếu sắt. Sắt là một thành phần khó hấp thụ trong cơ thể nên nếu không được bổ sung đầy đủ và đúng cách sẽ gây ra tình trạng thiếu chất sắt. Việc cho trẻ em ăn chay cũng là nguyên nhân gây thiếu sắt. Bên cạnh đó, mất máu cũng là một nguyên nhân khiến cho lượng sắt trong cơ thể trẻ bị thất thoát đáng kể. Ngoài ra, nếu niêm mạc ruột non bị tổn thương vì bất kỳ lý do gì thì tình trạng hấp thu sắt cũng bị ảnh hưởng.

Ở một số trẻ em, khả năng hấp thụ sắt thấp dẫn đến tình trạng thiếu sắt: Ở những trường hợp này, dù vẫn thu nạp đủ lượng sắt từ thực phẩm nhưng cơ thể vẫn bị thiếu hụt vì khả năng hấp thu khoáng chất này kém.

Bên cạnh đó, sắt trong thực phẩm cần có những protein đặc biệt để có thể được hấp thu vào cơ thể. Do vậy, ở những trẻ em suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu đạm sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất sắt.

Lượng sắt trung bình được hấp thu vào máu ở người trưởng thành bình thường ước lượng vào khoảng 10-18% lượng sắt cung cấp cho cơ thể qua bữa ăn, với người có bệnh lý đường ruột, lượng sắt được hấp thu giảm đi rất nhiều. Ở người có nhu cầu sắt cao như phụ nữ mang thai hay trẻ độ tuổi tăng trưởng, con số này lên đến 35%.

Hậu quả của tình trạng thiếu sắt

Thiếu sắt ở trẻ là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng thiếu máu. Đồng thời, đây cũng là lý do gây giảm hoạt động thể chất và tinh thần, suy giảm miễn dịch và gây nên những tổn thương khác của cơ thể như màng bồ đào ở mắt, móng, chậm lành vết thương, giảm khả năng chịu lạnh… Phụ nữ mang thai bị thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến chỉ số phát triển thể chất và trí tuệ của bào thai.

Thiếu sắt gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ

Thiếu sắt gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ

Tuy nhiên, việc dư thừa sắt trong cơ thể dẫn đến tình trạng ứ đọng sắt trong các mô, gây tổn thương mô không hồi phục. Các biểu hiện ban đầu của tình trạng thừa sắt cũng ít đặc hiệu và tương tự triệu chứng thiếu sắt ở trẻ: mệt mỏi, thờ ơ, kém tập trung… Vì vậy, trước khi bổ sung sắt, cần làm xét nghiệm để xác định dự trữ sắt trong cơ thể.

Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại như máy xét nghiệm huyết học, máy xét nghiệm vi chất… giúp xét nghiệm nhanh và chính xác tình trạng thiếu sắt cũng như các vi chất khác ở trẻ em và người lớn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thiếu sắt

Nguồn cung cấp sắt tốt nhất là các thức ăn từ động vật như huyết (bò, heo), gan heo, gan gà, lòng đỏ trứng gà, tim gà, tim heo, cật heo, cật bò, thịt, cá, sò, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.

Từ nguồn thực vật có các thực phẩm giàu sắt như nấm, mộc nhĩ, cùi dừa, nghệ khô, bột ca cao, hạt vừng (mè), hạt sen, đậu đen, đậu xanh, đậu nành, rong biển, các chế phẩm từ đậu nành và các loại rau xanh như rau đay, rau dền, tía tô, húng quế…

Các thực phẩm này nếu được ăn cùng các nhóm thực phẩm giàu vitamin C sẽ tăng khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể.

thực phẩm giàu sắt cho bé

Cần tăng cường thực phẩm giàu sắt cho bé trong bữa ăn hàng ngày

Với những trẻ em được xác định bị thiếu sắt, bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm các loại thuốc bổ sung sắt theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, việc cung cấp chất sắt thông qua thực phẩm là điều vô cùng cần thiết.

Tại Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome, cùng với phác đồ điều trị tình trạng thiếu sắt ở trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ xây dựng thực đơn dinh dưỡng bổ sung sắt theo nhu cầu và thói quen của trẻ, đồng thời hướng dẫn chế biến món ăn đơn giản ngay tại nhà giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu sắt cho trẻ.

Sau đây là một số món ăn gợi ý dành cho trẻ bị thiếu sắt từ các chuyên gia dinh dưỡng của Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome.

Cháo sò điệp nấm rơm

  • Chuẩn bị nguyên liệu: gạo, sò điệp, nấm rơm, hành lá, dầu ăn và gia vị.

  • Hướng dẫn chế biến

Sò điệp tẩm ướp gia vị khoảng 20 phút, sau đó phi hành và xào qua cho thấm. Nấm rơm rửa sạch và cắt làm đôi, cũng xào chín tới. Cháo nấu sôi cho đến khi gạo mềm vừa ăn thì bỏ sò điệp đã xào vào nấu sôi 2 – 3 phút, sau đó bỏ nấm rơm đã xào sơ vào, cho cháo sôi và tắt bếp.

Canh thịt gà rong biển nấm hương

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Thịt gà, rong biển, nấm hương và gia vị.

  • Hướng dẫn chế biến:

Thịt gà chặt miếng vừa ăn, ướp một chút muối. Rong biển rửa sạch, ngâm nước ấm 15 phút, sau đó xả lại bằng nước sạch, cắt miếng vừa ăn. Nấm hương ngâm nước ấm cho nở ra sau đó rửa sạch bằng nước lạnh, thái sợi hoặc cắt miếng nhỏ.

Hầm gà với nước cho nước ngọt và gà mềm, sau đó bỏ rong biển và nấm hương vào đun sôi một lúc, tắt bếp và nêm nếm gia vị vừa ăn.

Với việc ăn uống hợp lý kết hợp với việc uống bổ sung viên sắt (có chỉ định từ bác sĩ), sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu sắt ở trẻ em gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cả trí não của trẻ.

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Bổ Máu Cho Trẻ