CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 ...
Có thể bạn quan tâm
Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý cho người cao tuổi trong giai đoạn phòng chống dịch?
- Chế độ dinh dưỡng đủ năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch
- Người cao tuổi cần ăn đủ số lượng thực phẩm. VD: Người có chiều cao 150cm, cần ăn khoảng 150g bún, phở cho bữa sáng). Trưa, tối: 01 lưng bát con cơm/bữa, tổng nguồn cung cấp chất đạm khoảng 200-250g thịt/cá các loại, thực phẩm cả từ nguồn động vật và thực vật, dầu ăn: 10-15mL và 300g rau xanh, 300g quả chín, sữa 01 cốc (200mL) và 01 hộp sữa chua
- LƯU Ý:
- Chế biến hợp khẩu vị, sở thích, khả năng nhai nuốt thức ăn để có thể ăn đủ số lượng.
- Nếukhông thể ăn đủlượng thực phẩm cần thiết,gầy, hoặcsụt cânnênuống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ1-2 cốcmỗi ngày. Bên cạnh chế độ ăn cần tăng đậm độ năng lượng (món ăn có giá trị dinh dưỡng cao).
- Nếu người cao tuổi có mắc bệnhTăng huyết áp,Rối loạn mỡ máu, haySuy thận,Suy timthì thực hiện chế độ ăn điều trị các bệnh này như bác sĩ đã hướng dẫn.
- Đểtăng cường miễn dịch, bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm chứ không phải chỉ có một loại thực phẩm cụ thể nào làm tăng cường miễn dịch. Ăn đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết đặc biệt các loạivitaminA; C; D; E; Sắt; Kẽm; Selen. Các chất này đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa, duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa.
- Uống nước đủ, đúng cách: góp phần phòng chống dịch bệnh COVID-19 người cao tuổi uống từ6 - 9 cốc(tương đương1.200ml -1.800ml), khibị sốt cần uống nhiều hơn.
- Cần uống nước sạch, ấm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát để giữ ẩm cổ họng, không uống nước nhiều trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc.Hạn chếnhững đồ uống chứa cồn.
- Nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm
- Khi mua thực phẩm ngoài chợ:Khôngtiếp xúc với vật nuôi lang thang, gia súc, gia cầm bị bệnh hay thịt vật nuôi bị ôi, hỏng, chất thải và nước thải trong chợ;
- Khi chế biến thực phẩm tại nhà: Sử dụng dao và thớt riêng khi thái thực phẩm sống và đồ ăn chín.
- Có thói quen ăn uống đảm bảo vệ sinh: Luôn ăn chín, uống sôi để hạn chế nguy cơ lây bệnh qua thực phẩm; Khi ăn nơi công cộng, tập thể, không sử dụng đũa, thìa cá nhân để lấy các món ăn dùng chung. Không nên uống chung ly nước hoặc đồ đựng các loại thức uống với người khác; Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch đúng cách sau khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm và các loại thực phẩm sống trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.
- Chăm sóc dinh dưỡng với người cao tuổi ngoài cộng đồng
- Cần đánh giá xem người cao tuổi cóbị gầy,suy dinh dưỡng,sụt cân,ăn không ngon miệng,ăn kémhay không?
- Người cao tuổi cần đượctheo dõi cân nặng thường xuyên, nếu cógiảm cânvàgiảm khẩu phần ăntrong vòng 1 tuần, thì nên chọn các món ăn đậm độ năng lượng cao, bổ sung bằng cách uống các sản phẩm dinh dưỡng đường miệng (các loại sữa cao năng lượng1-2kcal/mlhoặc liên lạc điện thoại hoặc online với các chuyên gia dinh dưỡng.
- Điều kiện sống ở một mình, có ai trợ giúp hay không, họ có tự liên lạc được bằng điện thoại hay không?
- Điều kiện chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi. Có đủ thực phẩm trong nhà không? Nếu người cao tuổi bị suy dinh dưỡng, liệu họ thực phẩm (cả đồ uống) để tăng năng lượng, đậm độ dinh dưỡng trong bữa ăn của mình (có các thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa... hay không? Họ có tủ lạnh, hoặc tủ chứa đồ ăn bảo quản được thực phẩm hay không?
- Thực đơn tham khảo
- Năng lượng:1.600-1.700kcal/ngày, áp dụng cho người nặng50-55kg
- Bữa sáng (7 giờ): Bún cua (Bún: 180g,Cua đồng: 30g,Hành lá,rau thơm: tía tô, kinh giới)
- Bữa phụ sáng (9h): 1 cốc sữa chua
- Bữa trưa (11h): cơm, thịt gà rang, su hào luộc, canh rau dền -Gạo tẻ: 50g,Thịt gà rang: 100g,Su hào luộc: 200g,chấm muối vừng lạc10gr,Canh rau dền(Rau dền 50g, dầu ăn 2mL),Tráng miệng - Bưởi: 200g
- Bữa phụ chiều(15h): Sữa bổ sung dinh dưỡng (200mlpha theo hướng dẫn)
- Bữa tối (18h): cơm, thịt bò xào bí đỏ, đậu phụ rán, canh rau cải, chuối tiêu - Gạo tẻ: 50g,Thịt bò nạc: 70g,Bí ngô: 200g,Dầu ăn: 5ml,Đậu phụ: 50g,Dầu ăn: 5ml,Canh rau cải(Cải xanh: 50g), Tráng miệng: Chuối tiêu
- Năng lượng:1.600-1.700kcal/ngày, áp dụng cho người nặng50-55kg
*** Nguồn: Quyết định số 1588/QĐ-BYT ngày 07/04/2020 của Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn“Hướng dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch Covid-19” và “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng chống dịch Covid-19 cho người cao tuổi tại cộng đồng”
Từ khóa » Cần ăn Uống Gì để Phòng Chống Covid
-
15 Loại Thực Phẩm Tăng Cường Sức đề Kháng, Phòng Chống Covid-19
-
F0 điều Trị Tại Nhà Nên ăn Gì để Mau Hồi Phục? - Tin Liên Quan
-
Ăn Gì Phòng Chống Covid, Tăng Sức đề Kháng? | Medlatec
-
Người Bị Covid-19 Nên ăn Gì Và Kiêng Gì để Nhanh Hồi Phục?
-
Bí Quyết Dinh Dưỡng Dự Phòng Lây Nhiễm COVID-19
-
Món ăn Thức Uống Phòng Ngừa Virus SARS-CoV-2 - Prudential
-
Thực Phẩm Giúp Tăng Sức đề Kháng Phòng Dịch Bệnh Do Virus Corona
-
Chăm Sóc Dinh Dưỡng Hợp Lý Và Bảo đảm An Toàn Thực Phẩm Giúp ...
-
F0 Nên ăn Gì để Nhanh Khỏi Bệnh Và Ngăn Ngừa Hậu ... - Bộ Y Tế
-
F0 Nên ăn Gì để Nhanh Khỏi Bệnh Và Ngăn Ngừa Hậu COVID-19?
-
F0, F1 ở Nhà Cần Lưu ý Những Gì để Nâng Cao Sức Khỏe? - HCDC
-
Dinh Dưỡng Giúp Trẻ Phòng Ngừa COVID-19 Và Giảm Biến Chứng Khi ...
-
Ăn Gì Uống Gì để Tăng Sức đề Kháng Chống Corona?
-
Dinh Dưỡng đầy đủ Và Hợp Lý để Nâng Cao Sức Khỏe Góp Phần Chiến ...