Chế độ Hoà Trộn Trong Photoshop - Blending Mode Trong PS
Chế độ hoà trộn trong photoshop hay còn gọi là Blending mode trong PSlà một trong những kỹ thuật blend màu photoshop thường được áp dụng.. Vậy chế độ hoà trộn trong Photoshop có những loại nào và được thực hiện như thế nào? Trong bài viết này Tự Học Đồ Hoạ sẽ cùng các bạn trả lời tất cả những câu hỏi đó.
Chế độ hoà trộn trong photoshop
Chế độ hoà trộn trong photoshop là khái niệm để chỉ hàng loạt các hiệu ứng phối trộn màu giữa các layer. Mặc dù bạn đã nắm được những nguyên tắc làm việc của các hiệu ứng Blending. Tuy nhiên mỗi lần hoà trộn màu lại là một thử nghiệm và trải nghiệm đặc biệt về màu sắc. Trong quá trình học thiết kế bạn sẽ thường xuyên sử dụng những chế độ này vậy hãy cố gắng học và theo dõi nhé
Chế độ hoà trộn là gì?
Chế độ hoà trộn màu hay gọi tắt là Blend màu. Đây là quá trình trộn màu sắc của các pixel màu từ các layer với nhau. Việc phối trộn có quy tác này tạo ra những màu sắc và hiệu ứng mới đặc biệt hơn cho bức ảnh trong photoshop. Một cách tổng quát Blend màu là quá trình hoà trộn 2 hay nhiều layer màu hoặc đối tượng khác nhau; để tạo thành một hình ảnh mới với màu sắc khác so với bức ảnh gốc.
Thông thường người ta sử dụng hiệu ứng blend mà để tạo ra những bức ảnh đẹp với màu sắc đặc biệt. Trong photoshop chỉnh sửa ảnh có hẳn một công việc được gọi là Blend và retouch. Người ta sử dụng các kỹ thuật này để xử lý hậu kì cho các bức ảnh; đặc biệt là bức ảnh nghệ thuật hoặc bức ảnh thiên nhiên. Không chỉ có vậy chế độ hoà trộn còn được sử dụng để tạo ra những bức ảnh và bản thiết kế độc đáo lạ mắt.
Các nhóm Chế độ hoà trộn trong photoshop chính
Trong photoshop có rất nhiều chế độ hoà trộn khác nhau. Tuy nhiên chúng được phân thành 5 nhóm chính, mỗi nhóm khác nhau có những đặc tính nhất định. Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua các nhóm blending mode chính nhé:
Nhóm chế độ hoà trộn Normal
Nhóm chế độ hoà trộn Normal là nhóm nằm trong khoang đầu tiên của bảng blending mode. Nhóm này có chế độ gồm 2 chế độ là normal và Dissolve. Nhóm chế độ hoà trộn này không có chế độ hoà trộn đặc biệt nào diễn ra. Với Dissolve chỉ có hiệu ứng mờ đục trong một số trường hợp
Nhóm chế độ hoà trộn Darken
Nhóm chế độ hoà trộn Darken làm nhóm nằm trong khoang thức 2 có số thứ tự từ 3 đến 7. Nhóm này có các chế độ hoà trộn bắt đầu từ Darken đến Darker Color. Nó có tác dụng loại bỏ các điểm ảnh màu sáng, giữ lại các điểm ảnh màu tối. Nó sử dụng chính cho các trường hợp xử lý các bức ảnh bị chói sáng, hoặc can thiệp vào độ sáng của bức ảnh.
Nhóm chế độ hoà trộn Lighten
Nhóm chế độ hoà trộn Lighten trong photoshop, làm nhóm nằm trong khoang thứ 3 của bảng chế độ hoà trộn. Chúng bao gồm các chế độ từ thứ 8 đến thứ 12; bắt đầu từ Lighten đến lighter color. Nhóm chế độ hoà trộn này có tác dụng ngược lại với nhóm darken. Chế độ này có tác dụng loại bỏ các điểm ảnh tối và giữ lại các điểm ảnh sáng trên bức ảnh. Thông thường nó được sử dụng để can thiệp vào các bức ảnh thiếu sáng. Đôi lúc người ta cũng sử dụng chế độ hoà trộn này để lọc nền màu đen
Nhóm chế độ hoà trộn Contrast
Nhóm chế độ hoà trộn Contrast là nhóm có thứ 3 trong bảng chế độ hoà trộn. Chúng gồm có 7 chế độ hoà trộn từ thứ 13 đến 19 trong bảng. Nhóm chế độ hoà trộn này có tác dụng hiệu chỉnh độ tương phản của bức ảnh trong photoshop.
Nhóm chế độ hoà trộn Comparative
Nhóm chế độ hoà trộn Comparative là nhóm chế độ hoà trộn thứ 4 trong bảng hoà trộn màu. Chúng gồm có các chế độ hoà trộn từ 20 đến 24. Nhóm chế độ hoà trộn này được sử dụng chủ yếu với việc tạo ra các hiệu ứng màu với sự pha trộn màu sắc của các biến thể mới.
Nhóm chế độ hoà trộn Color trong photoshop
Làm nhóm chế độ hoà trộn cuối cùng trong photoshop. Chức năng của nhóm này là tạo ra sự phối trộn và thay đổi về màu sắc. Quá trình này dựa trên nguyên tắc phối trộn màu và bão hoà màu sắc, độ sáng
Sử dụng Chế độ hoà trộn trong photoshop
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu các nhóm chế độ hoà trộn khác nhau trong photoshop. Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua chi tiết từng chế độ hoà trộn để xem chúng hoạt động như thế nào nhé.
Blending modes – Normal
Là nhóm cơ bản nên chỉ có 2 chế độ hoà trộn chính. Hiểu đơn giản đây là chế độ mặc định, bạn cũng không cần cần quan tâm quá nhiều đến chúng.
Chế độ hoà trộn Normal
Mọi layer trong photoshop khi mới thêm vào đều được mặc định ở chế độ hoà trộng Normal. Theo Adobe họ nó rằng. Chế độ Normal sử dụng để chỉnh sửa hoặc vẽ từng pixel màu để cho kết quả. Các layer đè lên nhau sẽ không hiển thị bất kì pixel điểm ảnh nào của các layer bên dưới. Nếu bạn muốn hiển thị hình ảnh của layer bên dưới cách duy nhất là giảm opacity hoặc fill
Chế độ hoà trộn Dissolve trong photoshop
Chế độ hoà trộn Dissolve là chế độ hoà trộn được áp dụng khi mà layer có các pixel có opacity <100%. Có nghĩa là chúng chỉ hoạt động đối với các pixel màu bán trong suốt. Màu của layer phía trên tạo ra sự thay thế ngẫu nhiên hoặc pha trộn với màu sắc của layer bên dưới. Việc này sảy ra tuỳ thuộc vào độ mờ đục của pixel đó ở lúc thực hiện hiệu ứng.
>>> Tham khảo thêm các khoá học photoshop mới nhất để có cơ hội nhận tới 70% học phí từ Tự Học Đồ Hoạ nhé
Blending Modes – Darken
Nhóm chế độ sử đụng để xử lý các điểm ảnh sáng; phối hợp với layer bên dưới tạo ra bức ảnh có màu tối hơn so với ban đầu. Tuy nhiên trong quá chình chỉnh sửa ảnh mỗi chế độ khác nhau lại có những điểu đặc biệt riêng
Chế độ hoà trộn Darken
Chế độ hoà trộn darken là chế độ sử dụng nguyên tắc so sánh độ sáng pixel màu và thay thế hoàn toàn chúng. Có nghĩa là tại điểm pixel trùng nhau của 2 layer, phần mềm sẽ thông qua màu sắc của mỗi layer và chọn màu để hoà trộn. Pixel của layer bên dưới có màu đậm hơn nó sẽ được giữ nguyên. Những pixel của layer bên dưới có màu sáng hơn sẽ được pha trộn và thay thế bởi pixel màu tối hơn.
Adobe họ giải thích rằng: “Nhìn vào thông tin màu sắc trong mỗi kênh và chọn màu cơ bản hoặc pha trộn màu sắc nào, màu nào đậm hơn là màu kết quả. Các pixel sáng hơn màu pha trộn được thay thế và pixel tối hơn màu hòa trộn không thay đổi”Chế độ hoà trộn Multiply trong photoshop
Một cách cơ bản chế độ multiply trong photoshop sẽ loại bỏ các điểm màu sáng trên layer hoà trộn. Chế độ hoà trộn này giữ lại các pixel tối màu, tuy nhiên việc hoà trộn này mượt hơn rất nhiều so với các chế độ khác. Chính vì điều này chế độ multiply sử dụng nhiều cho các trường hợp ảnh bị trói sáng, tạo bóng đổ.
Adobe họ giải thích rằng: “Khi nhân bất kỳ pixel màu nào với màu đen sẽ tạo ra các pixel màu đen. Ngược lại nếu nhân bất kỳ màu nào với màu trắng thì kết quả tạo ra màu không đổi màu. Khi bạn thực hiện vẽ một màu khác ngoài hai màu đen hoặc trắng; các nét vẽ được thực hiện liên tiếp với một công cụ nào đó sẽ tạo ra các màu tối dần”.
Chế độ hoà trộn Color Burn
Tương tự như Multiply, tuy nhiên Color Burn mô phỏng kỹ thuật phơi sáng Darkroom. Nó sử dụng nguyên tắc làm tối các khu vực quá sáng, phối trộn với màu cơ bản để tạo ra bức ảnh với độ tương phản tốt hơn. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng với các pixel tối màu, và không có tác dụng với các pixel màu trắng.
Adobe họ giải thích rằng: “Phần mềm mìn vào các thông tin về màu sắc của mỗi kênh màu. Phần mềm sẽ làm tối các màu cơ sở để thể hiện màu sắc pha trộn; qua đố làm tăng độ tương phản giữa các kênh. Với màu trắng việc pha trộn không có sự thay đổi”
Chế độ hoà trộn Linear Burn
Là một chế độ hoà trộn trong nhóm màu xử lý giữ lại pixel tối màu; vì vậy linear burn cũng không có tác dụng với pixel màu trắng. Linear Burn giúp làm giảm độ sáng của bức ảnh thay vì làm thay đổi độ tương phải về màu như Color Burn.
Adobe họ giải thích rằng: ” Phần mềm thông qua thông tin màu trong mỗi kênh; thông qua đó thực hiện làm tối các màu cơ sở để phản ánh màu pha trộn màu sắc bằng cách giảm độ sáng. Chế độ hoà trộn không có tác dụng khi trộn với màu trắng”.
Chế độ hoà trộn Darker Color trong photoshop
Darker Color là chế độ hoà trộn tương đối đặc biệt trong nhóm. Thậm trí nó còn được tách riêng ở phần giới thiệu của nhà phát hành Adobe. Darker Color sử dụng công thức so sánh tất cả các giá trị của từng kênh màu sau đó phối trộn màu sắc.
Adobe họ giải thích rằng: “Darker Color thực hiện so sánh tổng tất cả các giá trị kênh. Phần mềm cho màu pha trộn và màu cơ bản và hiển thị màu giá trị thấp hơn. Phần màu tối hơn không tạo ra màu thứ ba, thế nhưng kết quả có thể là kết quả của sự pha trộn Darken. Bởi vì Darker Color chọn các giá trị kênh thấp nhất từ cả màu cơ bản và màu pha trộn để từ đó tạo màu kết quả”.
Blending Modes – Lighten
Nhóm chế độ hoà trộn có tác dụng loại bỏ một phần hay hoàn toàn các điểm ảnh tối. kết hợp với việc phối trộn màu sắc dựa trên kênh màu khá đặc biệt.
Chế độ hoà trộn Lighten
Lighten là chế độ hoà trộn điển hình trong nhóm. Một cách cơ bản chế độ hoà trộn này so sánh các pixel màu của layer trên và layer dưới. Nếu pixel layer màu của layer trên có màu sắc sáng hơn sẽ được giữ lại. Các pixel có màu tối hơn sẽ được loại bỏ hoặc pha trộn một cách hợp lý.
Adobe họ giải thích rằng: ” Nhìn vào thông tin màu sắc của pixel trong mỗi kênh. Phần mềm sẽ chọn màu cơ bản hoặc pha trộn màu sắc giữa các layer. Bất cứ màu nào nhạt hơn là màu được giữ lại. Các pixel màu có cường độ tối hơn sẽ được pha trộn được thay thế”.
Chế độ hoà trộn Screen Trong photoshop
Screen là chế độ thường xuyên được sử dụng nhất trong nhóm. Chế độ hoà trộn này có tác dụng đối nghịch với Multiply. Gần như các pixel tối màu bị loại bỏ hoàn toàn, giữ lại các pixel sáng màu của layer hoà trộn. Đồng thời phần mềm nhân các giá trị sáng màu một cách phù hợp tạo ra kết quả bức ảnh có độ sáng cải thiện rõ dệt.
Adobe họ giải thích rằng: Nhìn vào từng kênh thông tin màu sắc của pixel trên layer. Phần mềm nhân tỷ lệ nghịch của màu pha trộn và màu cơ bản. Màu kết quả của việc hoà trộn luôn là màu pixel nhạt hơn. Phần mềm sàng lọc với màu trắng tạo sẽ giữ lại các pixel sáng màu”
Chế độ hoà trộn Color Dodge
Chế độ hoà trộn Coloer dodge có tác dụng ngược lại hoàn toàn với chế độ Color Burn. Coloer dodge mô phỏng kỹ thuật giảm thời gian phơi sáng của bức ảnh. Nếu bạn sử dụng công cụ Dodge bạn sẽ thấy có những nét tương động. Khi bạn sử dụng chế độ này sẽ tạo ra bức ảnh có độ sáng tốt hơn. Thế nhưng độ mượt về màu của Coloer dodge không tốt như Screen
Adobe họ giải thích rằng: “Nhìn vào thông tin màu sắc trong mỗi kênh của pixel điểm ảnh trên layer hoà trộn. Phần mềm làm sáng màu cơ sở để phản ánh màu pha trộn với nhau bằng cách giảm độ tương phản về màu giữa hai kênh. Khi sử dụng Coloer dodge sẽ không có tác dụng với màu đen”
Chế độ hoà trộn Linear Dodge (Add)
Chế độ hoà trộn Linear Dodge sử dụng cấp độ sáng tối của layer hoà trộn để xử lý cường độ sáng của layer bên dưới. Việc áp dụng Linear Dodge của chỉ có tác dụng khi mà pixel điểm ảnh của layer hoà trộn (phía trên) có cường độ sáng nhỏ hơn bên dưới. Nếu layer hoà trộn có các pixel màu tối hơn thì sẽ không sảy ra hiện tượng pha trộn màu sắc.
Adobe họ giải thích rằng: “Nhìn vào thông tin màu sắc trong mỗi kênh của các pixel màu. Phần mềm làm sáng màu cơ sở của layer bên dưới để phản ánh màu pha trộn bằng cách tăng độ sáng của chúng. Việc hoà trộn với của layer sẽ không sảy ra với các pixel màu đen”
Chế độ hoà trộn Lighter Color Trong photoshop
Là phần chế độ mở rộng cuối cùng của nhóm. Hơi ngược một chút chúng ta sẽ có chế độ hoà trộn dựa vào độ sáng tổng thể của layer mà giữ lại các pixel sáng màu. Có nghĩa là phần mềm sẽ so sánh độ sáng tổng thể của toàn bộ layer; sau đó loại bỏ các pixel nào có độ sáng ít hơn.
Adobe họ giải thích rằng: “Phần mềm so sánh tổng tất cả các giá trị kênh. Sau đó cho màu của layer hoà trộn và màu cơ bản. Cuối cùng thực hiện hiển thị màu giá trị thấp hơn. Việc hoà trộn không diễn ra với các màu tối và không tạo ra màu sắc thứ 3. Vì nó chọn các giá trị kênh thấp nhất từ cả màu cơ bản và màu pha trộn để tạo màu kết quả”
Chế độ hòa trộn – Độ tương phản
Cái tên đã nói lên tắc cả. Hệ thống chế độ hoà trộn trong có có tác dụng thay đổi về độ tương phản màu sắc của các layer. Tuỳ thuộc vào cấp độ sáng tối khác nhau của từng pixel điểm ảnh mà chúng tạo ra độ phối trộn màu sắc tương ứng.
Chế độ hoà trộn Overlay trong photoshop
Chế độ hoà trộn Overlay trong photoshop là chế độ hoà trộ lớp phủ. Là một sự kết hợp của 2 chế độ Multiply và Screen. Phần mềm sẽ thực hiện so sánh các pixel của 2 layer tại một điểm. Các lớp phủ về màu luôn được tạo ra, kể cả khi cường độ sáng tối của 2 layer có sự khác biệt. Trừ trường hợp chúng có cường độ màu giống nhau.
Adobe họ giải thích rằng: Nhiều hoặc sàng lọc các màu, tùy thuộc vào màu cơ bản. Hoa văn hoặc màu sắc che phủ các pixel hiện có trong khi vẫn giữ được các điểm nổi bật và bóng của màu cơ bản. Màu cơ bản không được thay thế, nhưng pha trộn với màu pha trộn để phản ánh độ sáng hoặc tối của màu gốc.
Chế độ hoà trộn Soft Light trong photoshop
Chế độ hoà trộn Soft Light là sự kết hợp của hai hiệu ứng Color Dodge và Color Burn. Bạn có thể hình dung nếu thực hiện hoà trộn màu sáng giữa 2 pixel điểm ảnh sáng sẽ tạo ra một điểm ảnh sáng hơn. Điều đó cũng tương tự với điểm ảnh tối. Khi bạn kết hợp chúng với nhau sẽ tạo ra điểm ảnh có màu tối hơn. Nhưng việc hoà trộn của phần này cảm tạo cảm giác mượt mà hơn so với Overlay
Adobe họ giải thích rằng: “Việc làm tối hoặc làm sáng các pixel màu, tùy thuộc vào màu pha trộn. Soft Light mô phỏng việc chiếu một điểm sáng khuếch tán trên hình ảnh. Nếu khi so sánh màu pha trộn nhạt hơn 50% màu xám, hình ảnh sẽ sáng như thể bị tối. Nếu pixel màu pha trộn tối hơn 50% màu xám; lúc này hình ảnh bị tối như thể bị đốt cháy”.
Chế độ hoà trộn Hard Light
Tương tự như chế độ hoà trộn Soft Light trong photoshop. Chế độ hoà trộn Hard light sử dụng phương pháp tăng độ tương phải về các khoảng màu sáng tối trong quá trình pha trộn. Việc này được thực hiện khi so sánh độ sáng về màu của các pixel màu trên layer. Kết quả tạo ra những vùng sáng có độ sáng hơn, và những vùng tối sẽ tối hơn.
Adobe họ giải thích rằng: “ Việc giữ nguyên hoặc sàng lọc màu tuỳ thuộc vào các pixel màu pha trộn. Hiệu ứng này mô phỏng việc chiếu một tia sáng cường độ cao vào ảnh. Nếu màu pixel hoà trộn nhạt hơn 50% màu xám, hình ảnh sẽ được làm sáng. Điều này sẽ rất hữu ích để tạo ra các vùng màu nổi bật cho một hình ảnh. Nếu pixel màu hoà trộn tối hơn 50% màu xám, hình ảnh sẽ bị tối đi. Điều này rất hữu ích khi bạn thực hiện làm bóng cho hình ảnh”
Chế độ hoà trộn trong photoshop – Vivid Light
Chế độ hoà trộn trong photoshop – Vivid Light hoạt động tương tự như Overlay. Vì nó nằm trong nhóm tương phản, vì vậy nó làm tăng cường độ sáng hoặc nhân lên phần màu tối. Khác với Overlay làm tăng cường độ sáng thì Soft Light tăng giảm cường độ bằng cách tăng độ tương phản giữa các vùng màu.
Adobe họ giải thích rằng: ” Chế độ hoà trộn thực hiện việc ghi hoặc tránh các màu bằng cách tăng hoặc giảm độ tương phản. Tùy thuộc vào màu pha trộn của các pixel màu khác nhau sẽ tạo ra kết quả khác. Nếu màu pha trộn layer màu nhạt hơn 50% màu xám; lúc này hình ảnh sẽ được làm sáng bằng cách giảm độ tương phản. kết quả sẽ ngược lại với các pixel có màu đậm hơn 50%”
Chế độ hoà trộn Linear Light Trong photoshop
Khi bạn đọc bạn sẽ thấy thực sự khó chịu khi mà các chế độ hoà trộn nó cứ gần gần giống nhau. Nhưng thực tế, chúng có thể có cùng nguyên lý nhưng khác ở cách mà phần mềm tạo ra kết quả. Linear Light có cơ chế hoạt động tương tự như Vivid Light. Chế độ hoà trộn này là kết quả của sự kết hợp 2 chế độ Linear Dodge và Linear Burn.
Adobe họ giải thích rằng: ” Phần mềm thực hiện thay đổi hoặc bỏ qua các pixel màu bằng cách giảm hoặc tăng cường độ sáng. Kết quả cuối cùng tùy thuộc vào màu pha trộn của các pixel màu. Nếu màu pha trộn nhạt hơn 50% màu xám; Lúc nàyhình ảnh sẽ sáng hơn bằng cách tăng độ sáng. Ngược lại Nếu màu pha trộn tối hơn 50% màu xám; Lúc này hình ảnh sẽ bị tối đi bằng cách giảm độ sáng”.
Chế độ hoà trộn Pin Light trong photoshop
Bạn sẽ tiếp tục nhìn thấy sự tương đồng khi màu Pin Light là sự kết hợp của Darken và Lighten. Phần mềm thực hiện pha trộn pixel màu để tạo ra các màu có cường độ đậm hơn màu cơ bản. Với các pixel tối màu chúng sẽ được giữ nguyên
Adobe họ giải thích rằng: “Việc thay thế màu sắc của layer tuỳ thuộc vào màu dùng hoà trộn. Nếu pixel màu nhạt hơn 50% màu xám. Lúc này pixel tối hơn màu pha trộn được thay thế và pixel sáng hơn. Nhưng màu màu pha trộn sẽ không thay đổi. Ngược lại nếu màu pha trộn tối hơn 50% màu xám; Lúc này pixel sáng hơn màu pha trộn được thay thế. Đồng thời pixel tối hơn màu pha trộn không thay đổi”
Chế độ hoà trộn Hard Mix.
Là chế độ hoà trộn trong photoshop cuối cùng trong nhóm Hard Mix tạo ra các mảng màu tựa như áp phích. Phần mềm sẽ tính toán để buộc các pixel màu tương tự thành một giá trị màu duy nhất.
Adobe hoạ giải thích rằng: ” Phần mềm thực hiện thêm các giá trị màu kênh màu đỏ; xanh lá cây và xanh dương của layer hoà trộn vào các giá trị RGB của layer gốc. Nếu tổng kết quả cho một kênh màu là 255 hoặc lớn hơn; lúc này pixel màu sẽ nó sẽ nhận được giá trị là 255. Ngược lại nếu nhỏ hơn 255, thì giá trị bằng 0. Kết quả cuối cùng là tất cả các pixel được trộn có các giá trị kênh màu đỏ; xanh lục và xanh lam là 0 hoặc 255. Bức ảnh sẽ được tạo thành các màu cơ bản theo khối.
Chế độ trộn – Đảo ngược
Các chế độ hòa trộn Inversion trong nhóm hoạt động dựa trên việc tìm kiếm các biến thể giữa các layer cơ sở và layer hoà trộn để tạo ra sự pha trộn.
Chế độ hoà trộn Difference
Là chế độ hoà trộn điển hình trong nhóm. Các pixel màu trắng đảo ngược màu sắc của layer cơ sở(layer gốc). Phần mềm tiến hành loại trừ điểm ảnh trên layer. Kết quả của quá trình chỉ là các con số tuyệt đối. Việc đảo ngược một cách chọn lọc đồng thời các màu đen không bao giờ bị đảo ngược. Đối với các màu trắng thì bị đảo ngược hoàn toàn
Adobe họ giải thích rằng: “Kiểm tra thông tin màu của mỗi pixel màu và trừ màu pha trộn từ màu cơ bản hoặc màu cơ bản từ màu pha trộn. Kế quả là tùy thuộc vào màu nào có giá trị độ sáng lớn hơn. Quá trình trộn với màu trắng đảo ngược các giá trị màu cơ bản ở kết quả. Việc pha trộn với màu đen không tạo ra sự thay đổi”.
Chế độ hoà trộn Exclusion trong photoshop
Là một chế độ hoà trộn trong photoshop tương tự như Difference. Thế nhưng kết quả của quá trình này lại ít ấn tượng hơn so với chế độ trước đó.
Adobe họ giải thích rằng: “Chế độ hoà trộn tạo hiệu ứng tương tự nhưng độ tương phản thấp hơn chế độ hoà trộn Difference. Quá trình thực hiện trộn với màu trắng và đảo ngược các giá trị màu cơ bản. Việc thực hiện hoà trộn màu với màu đen không tạo ra sự thay đổi”.
Chế độ hoà trộn Subtract
Subtract là chế độ hoà trộn trong photoshop mà ở đó phần mềm so sánh giá trị màu của pixel và pha trộn trong mỗi kênh cho từng điểm ảnh. Đồng thời quá trình này thực hiện trừ giá trị hòa trộn khỏi layer cơ sở. Kết quả của quá trình này thường dẫn đến hình ảnh có màu sắc hơn với sự thay đổi màu đáng kể.
Adobe họ giải thích rằng: “Quá trình so sánh thông tin màu sắc trong mỗi kênh và trừ màu pha trộn từ màu cơ bản. Với các bức ảnh 8- và 16 bit, kết quả cho ra mọi giá trị âm kết quả được cắt về 0”.
Chế độ hoà trộn Divide
Chế độ hoà trộn Divide trong photoshop là quá trình pha trộn màu được chia cho màu cơ bản. Việc thực hiện diễn ra trên từng kênh cho mỗi pixel màu. Kết quả của quá trình là tạo ra bức ảnh có màu sắc sáng hơn rất nhiều so với ảnh gốc.
Chế độ trộn – Màu
Nhóm chế độ hoà trộn màu Color dựa trên nguyên tắc phối trộn màu và bão hoà màu sắc, độ sáng, và chuyển đổi về màu. Các chế độ hòa trộn của nhóm thực hiện sử dụng các kết hợp khác nhau của các thành phần màu chính để tạo ra sự pha trộn.
Chế độ hoà trộn Hue Trong photoshop
Chế độ hòa trộn Hue trong photoshop thực hiện duy trì độ chói và độ bão hòa màu của các pixel cơ sở. Trong khi đó nó sử dụng màu sắc của các pixel cho quá trình hòa trộn. Hue thường được sử dụng như một công cụ để thay đổi màu sắc trong một layer trong khi vẫn duy trì tông màu và độ bão hòa của layer gốc.
Chế độ hoà trộn trong photoshop Saturation
Chế độ hòa trộn Saturation trong photoshop là chế độ mà ở đó màu sắc của các pixel được duy trì độ sáng và màu sắc. Màu sắc mới được tạo thành trong khi áp dụng độ bão hòa của lớp pha trộn. Một layer hoà trộn đen trắng cũng biến hình ảnh thành xám. Nguyên nhân là do không có pixel nào trong lớp độ sáng có độ bão hòa.
Chế độ hoà trộn Color Trong photoshop
Chế độ hòa trộn color trong photoshop tạo ra sự màu duy trì độ sáng của layer cơ sở. Quá trình này là sự áp dụng màu sắc và độ bão hòa của lớp pha trộn. Màu sắc mới là Chế độ hòa trộn lý tưởng để phủ lên layer cơ sở có màu đơn sắc một lớp màu mới. Chế độ hoà trộn Color, cùng với Luminosity, là cặp Chế độ hòa trộn giao tiếp thứ hai.
Chế độ hoà trộn Luminosity
Chế độ hoà trộn Luminosity thực hiện thay đổi màu sắc cũng như độ bão hòa màu cơ bản được giữ lại. Chế độ này tạo hiệu ứng nghịch đảo của chế độ Màu.
Kết luận Chế độ hoà trộn trong photoshop
Như vậy tôi vừa cùng các bạn tìm hiểu về các chế độ hoà trộn trong photohosp. Có rất nhiều điều thú về về bending modes. Tuy nhiên cần có thời gian và sự thực hành thực tế bạn có mới thể nắm bắt một cách đầy đủ về các hiệu ứng này.
Để có thể sử dụng các chế độ hoà trộn trong photoshop chúng ta có rất nhiều cách khác nhau. Nguyên tắc chung của việc sử dụng chế độ này là tạo ra 1 hay nhiều lớp phủ màu khác nhau. Chế độ hoà trộn này thường nằm ngay bảng điều khiển Layer với biểu tượng đầu tiên là nomal.
Giống với các công cụ và nhóm các chế độ hoà trộn đều có phím tắt để gọi ra. Thường thì các phím tắt sẽ lấy chữ cái đầu tiên của nhóm. Tuy nhiên các phím tắt này lại trùng với các công cụ của photohosp. Vì vậy người ta sẽ kết hợp các tổ hợp phím tắt để gọi ra nó. Chúng ta sẽ cùng tham khảo vào bài học tiếp theo
Từ khóa » Trộn Hình Trong Photoshop
-
4 Cách Hòa Trộn Hình ảnh Trong Photoshop Cực đơn Giản
-
3 Cách để Hòa Trộn Hình ảnh Trong Photoshop - CuonghuuBlog
-
Cách Hòa Trộn 2 ảnh Trong Photoshop - Thủ Thuật Phần Mềm
-
4 Cách Hoà Trộn Hình ảnh Hiệu Quả Trong Photoshop - Affizon
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Blending Mode Trong Photoshop
-
Hòa Trộn 2 ảnh Trong Photoshop Bằng 3 Cách đơn Giản - SaDesign
-
CÁCH HÒA TRỘN LAYER TRONG PHOTOSHOP - YouTube
-
Trộn ảnh Với Layer Masks Và Gradients Trong Photoshop
-
4 Cách Hòa Trộn Hình ảnh Trong Photoshop Cực ... - Blog Cuocthidanca
-
Cùng Tizino Tìm Hiểu Các Chế độ Hòa Trộn Blending Mode Trong ...
-
Bài 7. Hiệu ứng ảnh Với Blending Mode - Tự Học Tin
-
Trộn Màu Trong Photoshop - Kỹ Thuật Phối Màu