Chế độ Nghỉ ốm Của Giáo Viên 2022

Chế độ nghỉ ốm của giáo viên 2024Giáo viên ốm đau thì được nghỉ mấy ngày 2024?Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Khi gặp các vấn đề về sức khỏe, học sinh, sinh viên chỉ cần làm đơn xin nghỉ, vậy còn giáo viên thì phải làm thế nào?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Chế độ nghỉ ốm của giáo viên 2024 theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và các văn bản pháp luật liên quan khác.

Quy định về chế độ nghỉ ốm của giáo viên 2024

  • 1. Chế độ nghỉ ốm của giáo viên
  • 2. Giáo viên được nghỉ ốm bao nhiêu ngày? 
  • 3. Chế độ với giáo viên mắc bệnh cần chữa trị dài ngày 
  • 4. Phụ cấp giáo viên trong thời gian nghỉ ốm đau 
  • 5. Giáo viên xin nghỉ ốm ở nhà, bị trừ lương có đúng không?
  • 6. Giáo viên được nghỉ những ngày nào?
  • 7. Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?
  • 8. Thời gian hưởng chế độ ốm đau có tính ngày lễ không?
    • 8.1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày có tính ngày lễ không?
    • 8.2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày có tính ngày lễ không?
  • 9. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của giáo viên
  • 10. Thủ tục hưởng chế độ nghỉ ốm đau của giáo viên
Quy định về chế độ nghỉ ốm của giáo viên
Quy định về chế độ nghỉ ốm của giáo viên

1. Chế độ nghỉ ốm của giáo viên

Giáo viên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nên giáo viên sẽ được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó bao gồm chế độ ốm đau

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì giáo viên sẽ được hưởng chế độ ốm đau của BHXH trong các trường hợp sau đây:

  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
  • Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
  • Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

Tuy nhiên giáo viên sẽ không được hưởng chế độ ốm đau khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:

  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
  • Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Giáo viên được nghỉ ốm bao nhiêu ngày?

Giáo viên được nghỉ ốm bao nhiêu ngày? 

Thời gian nghỉ ốm của giáo viên được quy định tại điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

Điều kiệnThời gian tối đa
Làm vệc trong điều kiện bình thườngĐã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm30 ngày
Đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm40 ngày
Đã đóng từ đủ 30 năm trở lên
Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lênĐã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm40 ngày
Đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm50 ngày
Đã đóng từ đủ 30 năm trở lên70 ngày

Trong đó:

  • Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.

Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

Ví dụ: Ông D là công nhân may, chế độ làm việc theo ca; ông D được bố trí ngày nghỉ hàng tuần như sau: tuần từ ngày 04/01/2022 đến ngày 10/01/2022 vào ngày thứ Tư ngày 06/01/2022, tuần từ ngày 11/01/2022 đến ngày 17/01/2022 vào ngày thứ Sáu ngày 15/01/2022. Do bị ốm đau bệnh tật, ông D phải nghỉ việc điều trị bệnh từ ngày 07/01/2022 đến ngày 17/01/2022.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau của ông D được tính từ ngày 07/01/2016 đến ngày 17/01/2016 là 10 ngày (trừ 01 ngày nghỉ hàng tuần là ngày thứ Sáu ngày 15/01/2016)

  • Việc xác định người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Việc xác định người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên để tính thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm, được căn cứ vào nghề, công việc và nơi làm việc của người lao động tại thời điểm người lao động bị ốm đau, tai nạn.

Ví dụ: Bà A, có 13 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm việc trong điều kiện bình thường; từ tháng 01/2021 đến tháng 9/2021 bà A đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ 30 ngày. Tháng 10/2021, bà A chuyển sang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngày 25/10/2021, bà A bị ốm đau phải nghỉ 07 ngày làm việc.

Tại thời điểm nghỉ việc (tháng 10/2021), bà A làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa trong năm của bà A là 40 ngày, tính đến thời điểm ngày 25/10/2021 bà A mới nghỉ hưởng chế độ ốm đau 30 ngày trong năm 2021, do đó thời gian nghỉ việc 07 ngày do bị ốm đau của bà A được giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau.

3. Chế độ với giáo viên mắc bệnh cần chữa trị dài ngày

Chế độ với giáo viên mắc bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định tại khoản 2 điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

  • Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
  • Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT

4. Phụ cấp giáo viên trong thời gian nghỉ ốm đau

Phụ cấp giáo viên trong thời gian nghỉ ốm đau 

Theo quy định tại điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

  • Đối với những giáo viên nghỉ ốm ngắn hạn thì mức hưởng chế độ đau ốm được tính theo công thức sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau=Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việcx 75% xSố ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

  • Đối với giáo viên đã hết thời hạn 180 ngày (chữa trị bệnh lâu dài) mà vẫn điều trị thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính như sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau =Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việcxTỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)xSố tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó tỉ lệ hưởng chế độ ốm đau được quy định như sau:

Thời gian đóng BHXHTỷ lệ hưởng chế độ ốm đau
Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

5. Giáo viên xin nghỉ ốm ở nhà, bị trừ lương có đúng không?

Theo quy định tại khoản 2 điều 168 Bộ luật Lao động 2019:

Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

=> Giáo viên được nghỉ ốm (được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) thì không được hưởng lương của những ngày nghỉ ốm đó mà được hưởng chế độ đau ốm của bảo hiểm xã hội

Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương như sau:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

=> Nếu giáo viên chọn trường hợp nghỉ phép hằng năm thì được hưởng nguyên lương của ngày đó theo các điều kiện trên (tuy nhiên trong trường hợp này thì không được hưởng chế độ đau ốm của BHXH)

6. Giáo viên được nghỉ những ngày nào?

Giáo viên hay người lao động nói chung được hưởng những ngày nghỉ hưởng nguyên lương sau:

  • Nghỉ lễ, tết:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)

  • Nghỉ phép hưởng nguyên lương (nghỉ hằng năm) tại điều 113 mà Hoatieu.vn trích dẫn ở mục 5
  • Nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương (phải thông báo với nhà trường trước khi nghỉ)

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

  • Ngoài ra các giáo viên có thể xin nghỉ không hưởng lương 

7. Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?

Hiệu trưởng có quyền quản lý giáo viên nên cũng có quyền duyệt cho giáo viên được nghỉ phép

Vậy, hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?

Để biết thêm các chi tiết về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ mấy ngày?

8. Thời gian hưởng chế độ ốm đau có tính ngày lễ không?

8.1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày có tính ngày lễ không?

Giáo viên được hưởng các chính sách BHXH khi đau ốm
Giáo viên được hưởng các chính sách BHXH khi đau ốm

Theo quy định đã được đề cập tại phần 2 của bài viết thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.

Do đó, nếu nghỉ ốm đau ngắn ngày sẽ không bị tính vào ngày nghỉ lễ theo quy định.

8.2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày có tính ngày lễ không?

Quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày đã được đề cập tại phần 3 bài viết, theo đó người hưởng chế độ ốm đau dài ngày sẽ được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần nếu trùng nhau.

9. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của giáo viên

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH bao gồm danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập và các giấy tờ sau:

Trường hợp điều trị nội trú:

  • Bản sao giấy ra viện của người lao động.
  • Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
  • Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.

Trường hợp nghỉ chế độ ốm đau tiến hành điều trị ngoại trú:

  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (bản chính).
  • Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

10. Thủ tục hưởng chế độ nghỉ ốm đau của giáo viên

Bước 1: Nộp hồ sơ

- Giáo viên nộp đầy đủ hồ sơ giấy tờ đã nêu tại mục 8 cho NSDLĐ trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động

Bước 2: Nhận kết quả

Người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động đủ số tiền mà họ được hưởng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp các quy định liên quan chế độ nghỉ ốm của giáo viên. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài liên quan:

  • Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?
  • Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học 2024
  • Giáo viên có được từ chối phân công của Hiệu trưởng không?
  • Hiệu trưởng có quyền kỷ luật giáo viên không?
  • Giáo viên có quyền từ chối trực tết 2024 không?

Từ khóa » đơn Xin Nghỉ ốm Dài Hạn Của Giáo Viên