Chế độ ốm đau đối Với Người Lao động F0 Do Covid Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Số lượng người lao động bị F0 (mắc Covid-19) không ngừng tăng cao, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, công việc của người lao động. Hiện chế độ ốm đau đối với người lao động F0 được người lao động đặc biệt quan tâm.
Chế độ ốm đau đối với người lao động bị mắc Covid-19 theo quy định của Pháp luật.
1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau khi người lao động bị F0 (mắc bệnh Covid-19)
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội thì điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động F0 đảm bảo 2 điều kiện sau:
(1) Người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ Khoản 1, và Điểm b, Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Cụ thể gồm có:
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
-
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
-
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
-
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
-
Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm: Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
(2) Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
-
NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
-
NLĐ phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
-
Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.”
Lưu ý: Đối với các trường hợp người lao động không bị F0 nhưng chăm con dưới 7 tuổi bị F0 thì được hưởng chế độ ốm đau như đối với trường hợp người lao động bị F0.
2. Chế độ ốm đau đối với người lao động F0 gồm những gì?
Chế độ ốm đau đối với người lao động F0 bao gồm tất cả các quyền lợi về ngày nghỉ, mức hỗ trợ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể về thời gian hưởng và mức hưởng như sau:
Người lao động F0 có thể được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 30 đến 180 ngày hoặc hơn.
2.1 Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động F0
Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động bị F0 căn cứ theo quy định tại Điều 5, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và Khoản 1, Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội.
(1) Trường hợp người lao động bị F0
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau như sau:
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng:
-
Nghỉ tối đa 30 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
-
Nghỉ tối đa 40 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
-
Nghỉ tối đa 60 ngày/năm, nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
NLĐ làm ngành nghề nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 khi bị F0 được nghỉ thêm 10 ngày/năm so với NLĐ làm việc trong điều kiện bình thường.
Bên cạnh đó, trường hợp người lao động F0 chuyển biến nặng có biến chứng được tính vào do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại Khoản 2, Điều 26, của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
-
Nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
Trường hợp NLĐ đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc.
(2) Trường hợp có con dưới 7 tuổi bị F0
Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con:
-
Nghỉ tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi;
-
Nghỉ tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ ứng với từng trường hợp nêu trên là 15 ngày/năm hoặc 20 ngày/năm.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
2.2 Mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động F0
Mức hưởng chế độ ốm đau được tính theo quy định tại Điều 6, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Cách tính cụ thể như sau:
Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Lưu ý:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được tính theo công thức:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày | = | Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x | Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) | x | Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
---|
Trong đó:
Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:
-
Bằng 65% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
-
Bằng 55% nếu NLĐ đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
-
Bằng 50% nếu NLĐ đã đóng BHXH dưới 15 năm.
NLĐ bị F0 thuộc trường hợp nào thì áp dụng cách tính thuộc trường hợp đó, sau 180 ngày nghỉ tỷ lệ mức hưởng giảm căn cứ vào thời gian đã đóng BHXH.
3. Thủ tục hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị F0
Thủ tục hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị F0 căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các công văn số 1492/KCB-PHCN&GĐ ngày 19/11/2021, Công văn số 238/BYT-KCB ngày 14/01/2022.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động F0.
3.1 Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau do bị F0
Theo hướng dẫn tại Công văn số 1492/KCB-PHCN&GĐ và Công văn số 238/BYT-KCB, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ bị F0 thực hiện theo quy định tại:
-
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
-
Khoản 1, 2 Điều 100, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
-
Khoản 1, 2 Điều 21, Thông tư 56/2017/TT-BYT của Bộ Y tế.
Cụ thể, hồ sơ đề nghị hưởng đối với NLĐ là F0 hoặc chăm con dưới 7 tuổi là F0 gồm các giấy tờ sau:
(1) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với NLĐ hoặc con của NLĐ điều trị nội trú
(2) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú
-
Đối với trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ điều trị ngoại trú để xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tại trạm y tế xã/phường cần có một số giấy tờ sau: Đề nghị cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (hồ sơ gồm: bản chụp CMT/CCCD; quyết định cách ly; giấy xác nhận hoàn thành cách ly; thẻ bảo hiểm y tế).
Lưu ý:
Hiện nay các Văn bản luật chưa có quy định dùng giấy tờ khác để thay thế giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Đồng thời chưa có quy định chấp nhận những giấy tờ cấp chưa đúng quy định của pháp luật vẫn có giá trị để cơ quan BHXH làm cơ sở quyết hưởng chế độ BHXH đối với người lao động.
Do tình hình dịch ở nhiều địa phương đang phức tạp việc xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH còn nhiều khó khăn vì vậy Bộ Y tế đang nghiên cứu, đề xuất các nội dung chưa được quy định trong các văn bản Luật để báo cáo, đề xuất với Chính phủ hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để giải quyết các vấn đề nêu trên, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
(3) Các giấy tờ khác làm căn cứ hưởng BHXH
Đối với NLĐ là F0 điều trị ngoại trú sau khi điều trị nội trú cần có Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
3.2 Quy trình giải quyết hồ sơ
Để hưởng chế độ ốm đau sau khi điều trị khỏi F0, NLĐ cần nộp lại cho đơn vị sử dụng lao động 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ốm đau (đã nêu tại mục 3.1) trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và gửi cơ quan BHXH.
-
Cơ quan BHXH tiếp nhận giải quyết chế độ cho NLĐ bị F0 tối đa trong 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
-
NLĐ có thể nhận tiền qua một trong các hình thức sau: Thông qua tài khoản cá nhân hoặc thông qua đơn vị sử dụng lao động.
Trong trường hợp không được giải quyết cơ quan BHXH sẽ phải thông báo đến người lao động và nêu rõ lý do.
4. Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Bên cạnh chế độ ốm đau người lao động bị F0 còn được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29, Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 7, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:
“1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm”
Theo đó, điều kiện để NLĐ bị F0 được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như sau:
-
Đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm.
-
Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau.
(1) Thời gian nghỉ hưởng
Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của NLĐ F0 do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Tuy nhiên đảm bảo:
-
Thời gian nghỉ tối đa không quá 10 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
-
Thời gian nghỉ tối đa 07 ngày đối với NLĐ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
-
Thời gian nghỉ tối đa bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
(2) Mức hưởng
Mức tiền được hưởng của NLĐ F0 mỗi ngày nghỉ dưỡng sức được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở năm 2022 là 1,49 triệu đồng do đó mức hưởng 1 ngày nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe là 447.000 đồng/ngày.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, người lao động F0 vẫn không ngừng tăng lên. Chế độ ốm đau đối với người lao động F0 đang thực sự trở nên rất cần thiết, hỗ trợ NLĐ vượt qua khó khăn. Hy vọng, những thông tin được chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH sẽ hữu ích và giúp người lao động nắm rõ các quyền lợi của mình.
Infographic >>> Người lao động là F0 cần làm gì để được hưởng trợ cấp ốm đau? Xem thêm
Từ khóa » Hình ảnh Về Chế độ ốm đau
-
Chế độ ốm đau: Điều Kiện, Mức Hưởng, Thủ Tục Hưởng - LuatVietnam
-
Chế độ ốm đau Dài Ngày: Chi Tiết Mức Hưởng Và Thủ Tục Nhận Tiền
-
Chế độ ốm đau - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận
-
Quy định Mới Về Mức Hưởng Chế độ ốm đau
-
Mức Hưởng Chế độ ốm đau được Quy định Như Thế Nào?
-
Điều Kiện Hưởng Chế độ Trợ Cấp Bảo Hiểm Xã Hội Khi ốm đau, Tai Nạn
-
Hồ Sơ Giải Quyết Chế độ ốm đau Cho Người Mắc COVID-19
-
Giải Quyết Hưởng Chế độ ốm đau, Thai Sản Trên Cổng DVC Quốc Gia
-
Giải Quyết Kịp Thời Hồ Sơ Hưởng Chế độ ốm đau Cho Lao động F0
-
Sắp đăng Ký Hưởng Chế độ ốm đau Bằng Hình Thức Online
-
Hồ Sơ, Thủ Tục Hưởng Chế độ ốm đau Dài Ngày - Chi Tiết Tin Tức
-
Các Chế độ Người Lao động Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Mắc Covid-19 ...
-
F0 Vẫn Làm Việc Trực Tuyến Tại Nhà Có được Hưởng Chế độ ốm đau Từ ...