Chế độ Pháp Lý Về Quản Lý Và Sử Dụng đất ở - Phamlaw

Chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất ở

Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở. Đất ở là một kênh đầu tư được đánh giá khá cao về tiềm năng sinh lời. Vậy chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất ở là gì? Để hiểu rõ hơn về quy định này, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Luật đất đai 2013

Thông tư 28/2014/TT-BTNMT

NỘI DUNG TƯ VẤN

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • 1. Khái niệm đất ở
  • 2. Phân loại đất ở
  • 3. Đất ở đối với diện tích có vườn ao
  • 4. Khi nào được chuyển đất vườn lên đất thổ cư?

1. Khái niệm đất ở

Khái niệm về đất ở theo quy định tại 2.1 ‘‘ đất ở ‘’ tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT như sau : Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị

2. Phân loại đất ở

Phân loại: Đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.

Đất ở tại nông thônĐất ở tại đô thị
Khái niệm– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (Khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai 2013).

Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư 28/2014/TT-BTNMT => Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý.

– Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (Khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai 2013).

Sửa đổi, bổ sung quy định của Thông tư 28/2014/TT-BTNMT => Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã nhưng hiện tại vẫn do xã quản lý.”

Đặc điểm+ Hình thành các cụm dân cư với các hộ gia đình bao gồm nhiều thế hệ gắn bó với nhau bằng yếu tố huyết thống tương đối chặt chẽ+ Xu hướng hộ gia đình một, hai thế hệ với quy mô vừa và nhỏ đang trở nên phổ biến.

+ Giá trị mảnh đất ở đây cao so với mặt bằng chung các loại đất khác do nằm ở những nơi “ đắc địa”.

+ Diện tích khu dân cư có xu hướng tăng lên nhanh chóng với một loạt các đô thị được mở rộng

+ Thứ nhất, là địa bàn mà trên đó hình thành các cụm dân cư sinh sống tập trung, lâu dài. Giữa khu dân cư thành thị và khu dân cư nông thôn cũng có sự khác biệt. Nếu như trên đất khu dân cư ở nông thôn hình thành các cụm dân cư với các hộ gia đình bao gồm nhiều thế hệ gắn bó với nhau bằng yếu tố huyết thống tương đối chặt chẽ thì ở đô thị, xu hướng hộ gia đình một, hai thế hệ với quy mô vừa và nhỏ đang trở nên phổ biến.

+ Thứ hai, do sử dụng vào mục đích để ở nên đất khu dân cư thường được hình thành tại những nơi có vị trí địa lý thuận lợi cho đời sống và sinh hoạt của con người như xây dựng ở khu vực trung tâm của một vùng, gần các sông ngòi, hệ thống đường giao thông thuận tiện cho đi lại, giao lưu hàng hóa, …

+ Thứ ba, diện tích đất ở có xu hướng ngày càng tăng do việc hình thành, mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp hoặc đất chưa sử dụng.

Chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất ở– Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

– Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

–  Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

– Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

–  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

–  Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.

3. Đất ở đối với diện tích có vườn ao

+ Đất vườn: Đất vườn có thể liền kề cùng một thửa với đất ở hoặc được tách riêng ra một thửa độc lập. Đất vườn khác so với đất ở là mục đích sử dụng của đất vườn có thể dùng để trồng cây hàng năm, trồng hoa màu nhưng nếu như muốn dùng để xây nhà ở thì cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại điều 57 Luật đất đai 2013 nếu không sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất sai mục đích. Tuy nhiên đất vườn không được xác định vào nhóm đất nông nghiệp hay nhóm đất phi nông nghiệp theo như phân loại đất tại điều 10 luật đất đai 2013. Như vậy, căn cứ vào quy định này thì đất vườn có thể được xếp vào nhóm chưa xác định mục đích sử dụng. Việc xác định nó là đất vườn hay đất ở sẽ dựa theo quy định tại điều 103 Luật đất đai 2013.

4. Khi nào được chuyển đất vườn lên đất thổ cư?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển đất vườn thành đất thổ cư (đất ở) phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được chuyển khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đất vườn hoặc bất kỳ loại đất nào thuộc nhóm đất nông nghiệp thành đất thổ cư phải chuẩn bị hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất. Chỉ khi nào có quyết định cho phép của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất mới được chuyển. Nếu tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở sẽ bị phạt tiền và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw về chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất ở. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm;

  • Hạn mức đất ở theo Luật đất đai 2013
  • Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở
  • Xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất ở
5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012
  • Những ưu điểm của giải thể doanh nghiệp so với phá sảnNhững ưu điểm của giải thể doanh nghiệp so với phá sản
  • Thủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Hải Dương Đúng Luật Sử Lý TốtThủ Tục Giải Thể Công Ty Tại Hải Dương Đúng Luật Sử Lý Tốt
  • Một số vấn đề liên quan đến người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
  • Thực tiễn và khó khăn khi tiến hành giải thể doanh nghiệpThực tiễn và khó khăn khi tiến hành giải thể doanh nghiệp
  • Mẫu hợp đồng thuê giám đốc công ty cổ phầnMẫu hợp đồng thuê giám đốc công ty cổ phần
  • Thủ tục đăng ký kết hôn
  • Chỉ vì chỗ ngủ, chém bạn tù chấn thương sọ não
  • Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2008Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2008
  • Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệpThủ tục, chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp

Bài viết cùng chủ đề

  • Tư vấn các quy định mới về bán hàng đa cấp
  • Bảo lãnh mua nhà ở hình thành trong tương lai
  • Sau khi ly hôn thì phải cấp dưỡng cho con bao nhiêu?
  • Thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất
  • Định giá tài sản trong tố tụng hình sự
  • Nghĩa vụ tài chính khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn 2017
  • Rút sổ bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì?

Từ khóa » Khái Niệm đất ở đô Thị Là Gì