Chế độ Phong Kiến Trung Quốc được Xác Lập Khi - Toploigiai

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Chế độ phong kiến trung quốc được xác lập khi” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 10 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Mục lục nội dung Chế độ phong kiến trung quốc được xác lập khi:1. Trung Quốc thời Tần - Hán2. Sự phát triển chế độ phong kiến dười thời Đường.3. Trung Quốc Thời Minh, Thanh4. Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến

Chế độ phong kiến trung quốc được xác lập khi:

A. Quan hệ vua - tôi được xác lập

B. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập

C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập

D. Vua Tần xưng là Hoàng đế

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập

Giải thích:

Chế độ phong kiến được xác lập khi hình thành được quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh. Khi triều Tần được thành lập, các giai cấp mới đã hình thành.

- Quan lại có nhiểu ruộng đất tư trở thành địa chủ.

- Nông dân phân hóa thành:

+ Nông dân tự canh: vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy.

+ Nông dân lĩnh canh: không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ đề cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.

→ Quan hệ bóc lột địa tô của đại chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

Kiến thức tham khảo về Trung Quốc thời phong kiến 

1. Trung Quốc thời Tần - Hán

Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau

Thời Tần: 221 TCN -206 TCN

- Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc.

- Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền.

- Nhà Tần tồn tại 15 năm, Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán.

Nhà Hán: 206 TCN - 220

- Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử.

- Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

2. Sự phát triển chế độ phong kiến dười thời Đường.

Năm 618, Lý Uyên dẹp tan loạn lạc, đán áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Đường (618 – 907).

a. Về kinh tế:

Nông nghiệp thi hành chính sách quân điền, nông  dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.

- Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền….

- Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.

b. Về chính trị:

- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối của hoàng đế

- Lập thêm chức tiết độ sứ

- Tuyển dụng quan lại qua việc thi cử.

c. Đối ngoại:

- Tiếp tục xâm lược mở rộng lãnh thổ: Xâm chiếm vùng nội mông, chinh phục vùng Tây vực, xâm chiếm bán đảo Triều tiên, củng cố chế độ bảo hô An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục.

d. Xã hội:

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt vào cuối thời Đường.

- Khởi nghĩa nông dân bùng nổ => 907 nhà Đường sụp đổ.

- Dưới thời Đường, Trung Quốc trở thành một nước đế quốc phong kiến mạnh nhất châu Á.

3. Trung Quốc Thời Minh, Thanh

- Đầu thế kỷ XIII, trên thảo nguyên Mông Cổ, một nhà nước phong kiến chuyên chế quân sự  do Thành Cát Tư Hãn làm vua.

Chế độ phong kiến trung quốc được xác lập khi

- Năm 1271 Khu bi Lai (Hốt Tất Liệt) diệt nhà Tống, lên ngôi Hoàng đế, lập triều Nguyên (1271-1368): thực hiện chính sách  áp bức, chia rẽ các dân tộc, nhân dân Trung Quốc đứng lên lật đổ nhà Nguyên.

- Năm 1368 Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh lập ra nhà Minh (1368-1644):

+ Khôi phục và phát triển kinh tế, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện (có những công trường thủ công lớn ở Giang Tây - đồ gốm Cảnh Đức; xưởng dệt; nhà buôn lớn; thành thị nhiều như Bắc Kinh, Nam Kinh.

+ Năm 1380 bỏ chức Thừa tướng, Thái úy thay vào đó là các Thượng Thư phụ trách các bộ (6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), hoàn chỉnh bộ máy quan lại.

+ Hoàng đế tập trung mọi quyền hành, trực tiếp nắm quân đội.

+ Cuối thời Minh mâu thuẫn xã hội gay gắt. Nông dân khởi nghĩa (Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

* Giữa lúc đó một bộ tộc ở phương Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh kéo vào đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644-1911).

+ Nhà Thanh thi hành chính sách áp bức dân tộc, người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn.

+ Do chính sách áp bức bóc lột của nhà Thanh nông dân lại khởi nghĩa, lợi dụng nhà Thanh suy yếu, bọn tư bản phương Tây dòm ngó, xâm lược Trung Quốc.

4. Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến

- Đạt nhiều thành tựu rực rỡ, độc đáo.

Tư tưởng: 

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phongkiến Trung Quốc

- Phật giáo thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Bắc Tống cho xây chùa, tạc tượng, in kinh,...

Sử học:

- Đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Đến thời Đường, Sử quán được thành lập.

Văn học:

- Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Với nhiều tên tuổi như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,...

- Tiểu thuyết mới phát triển ở thời Minh, Thanh. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...

Toán học:

- Quyển Cửu chương toán thuật thời Hán nêu các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau... Tổ Xung Chi (thời Nam - Bắc triều) đã tim ra số Pi đến 7 số lẻ.

Thiên văn học:

- Phát minh ra nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết để nông dân có thể dựa vào đó mà biết thời vụ sản xuất. Trương Hành còn làm được một dụng cụ để đo động đất gọi là địa động nghi...

Y dược:

- Có nhiều thầy thuốc giỏi: Hoa Đà (thời Hán), người đấu tiên của Trung Quốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh. Tác phẩm Bản thảo cương mục của lý Thời Trân là một quyển sách thuốc rất có giá trị.

Kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đây là những cống hiến rất lớn đối với nền văn minh thế giới.

Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.

Từ khóa » Sự Xác Lập Chế độ Phong Kiến Trung Quốc