Chế Lọc Sủi Vi Sinh Cho Bể Cá Hút Cặn đáy Hồ, Làm Sạch Nước Trong 24h
Bất cứ ai đam mê chơi hồ cá thủy sinh chắc chắn sẽ quen thuộc với khái niệm lọc sủi vi sinh. Lọc vi sinh cho bể cá là một trong những loại lọc phổ biến nhất được rất nhiều người nuôi cá, đặc biệt là cá cảnh sử dụng rộng rãi hiện nay. Thế nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ được những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho hồ cá của chúng ta. Thông qua bài viết này, KoiKa sẽ giới thiệu chi tiết về nguyên lý hoạt động của thiết bị này cũng như chia sẻ về các bí quyết để chọn lựa hoặc cách chế lọc vi sinh cho bể cá tại nhà cực kỳ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng.
1. Tác dụng của bộ lọc vi sinh cho bể cá
Lọc vi sinh cho bể cá là nơi cư ngụ của các vi sinh vật có lợi giúp phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong nước (có thể là bụi bẩn, thức ăn thừa, hoặc chất thải từ cá cảnh) làm cho nước của bể luôn được trong sạch. Đồng thời, các lợi khuẩn sống trong bộ lọc vi sinh còn giúp cho môi trường nước không có mùi hôi tanh, tạo điều kiện cho cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Các lọc vi sinh cho bể cá phổ biến hiện nay
Như bạn đã biết, chơi cá cảnh hay nuôi hồ cá thủy sinh thì việc chọn lựa lắp đặt một hệ thống lọc cực kỳ quan trọng. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến việc giữ môi trường sống sạch đẹp mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của các loài thủy sinh trong bể.
Để có được một hồ thủy sinh chất lượng thì tất cả sẽ phụ thuộc phần lớn vào hệ thống lọc vi sinh bể cá phù hợp.
Nguyên lý hoạt động của bộ lọc vi sinh cho hồ cá
Bộ lọc vi sinh cho hồ cá hay còn gọi là Sponge Filter, là loại lọc hoạt động dựa trên nguyên lý air-lift. Thiết bị này có cấu tạo khá đơn giản chứ không hề phức tạp về máy móc. Đối với một số loại thì sử dụng tấm lọc mút để làm nơi trú ẩn cho vi sinh trong bể, một số khác cao cấp hơn thì có thêm ngăn đựng vật liệu sinh học giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và xử lý chất thải trong nước tốt hơn.
Trong quá trình hoạt động, lọc vi sinh cho hồ cá sẽ cần được chạy kèm với 1 máy sủi oxy thông qua ống nối khí chi tiết như sau:
Không khí từ máy sủi oxy khi sau khi đi qua bộ lọc sẽ tạo một áp lực để thiết bị hút tất cả những bụi bẩn trong bể vào miếng lọc mút.
Miếng lọc này cũng là nơi sinh sống của các vi sinh vật, chúng sẽ giúp xử lý, phân hủy các chất thải trong bể sau khi chúng được hút vào mút.
Thực tế nghiên cứu cho thấy, chất lượng nước của các bể có sử dụng lọc vi sinh thường tốt hơn và ổn định hơn rất nhiều so với các bể không có lọc. Nước trong bể đa phần cũng trong hơn, cá cũng khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
》》Xem thêm: Men vi sinh cho cá
Chất lượng nước của các bể có sử dụng lọc vi sinh thường tốt hơn và ổn định hơn
Thay vì vài ngày bạn lại phải thay nước cho bể một lần, nhưng nếu dùng lọc vi sinh thì thời gian có thể tăng lên lên đến 1 – 2 tháng. Điều này không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn tránh những tác động đến bể cá. Việc thay nước từ đó cũng sẽ đơn giản và thuận tiện hơn. Tuy nhiên theo KOIKA, điều cần chú ý ở đây chính là:
Bạn chỉ cần hút chất cặn thải ở dưới đáy hồ, đồng thời bổ sung thêm lượng nước rút ra chứ không hẳn phải thay toàn bộ nước cho bể cá của mình.
Mỗi lần thay nước cho bể, bạn chỉ nên thay tối đa khoảng 50% lượng nước, tránh thay toàn bộ cũng như bắt cá ra nước mới rồi lại cho vào bể. Việc thay nước tránh làm ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường sống quen thuộc của cá vì như thế khiến chúng không thể thích nghi kịp thời, đôi khi lại có tác động không tốt đến sức khỏe.
Lọc vi sinh cho hồ cá bên cạnh đó cũng cung cấp thêm khí oxy cho bể cá của bạn. Trong quá trình hoạt động hệ thống sẽ tạo ra oxy, làm nước luôn được luân chuyển trong hồ, giải phóng các chất độc hại bị ứ đọng dưới đáy của bể.
Lọc vi sinh cho hồ cá cung cấp thêm khí Oxy cho hồ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hệ thống có tác dụng lọc sinh học như: lọc tràn trên , lọc tràn dưới, lọc sủi, lọc ngoài… nhưng để chọn được một sản phẩm phù hợp thì còn phải tùy thuộc vào kích thước và thiết kế của hồ cá. Hi vọng những gợi ý lọc vi sinh cho bể cá sau đây của KOIKA sẽ giúp quý khách hàng có thêm nhiều thông tin lựa chọn hơn.
2. Các loại lọc vi sinh cho bể cá cơ bản nhất
Có rất nhiều loại lọc vi sinh cho bể cá như: lọc sủi, lọc tràn trên, lọc tràn dưới, lọc ngoài…..
Hãy cùng tham khảo qua các mẫu hệ thống lọc mà KOIKA chia sẻ để hiểu rõ hơn về thiết kế cũng như nguyên lý hoạt động của chúng.
2.1. Lọc sủi vi sinh hút cặn bẩn
Lọc sủi vi sinh có tác dụng hút các hạt bụi và mùn bẩn trong nước, đặc biệt là ở đáy bể vào trong bề mặt của bộ lọc, giúp cho bể nước trong trong sạch.
Lọc sủi vi sinh chứa các lợi khuẩn giúp làm sạch nước hồ thủy sinh
Thêm vào đó, phía trong của lọc sủi còn là nơi cư trú của các vi sinh vật có lợi để phân hủy các chất mùn cũng như các chất hữu cơ trong nước. Từ đó giữ được chất lượng nước tốt để cá sinh sản và phát triển khỏe mạnh mà không bị bệnh.
》》Xem thêm: Cách sử dụng vi sinh cho hồ cá
Nguyên lý hoạt động:
Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý nâng lên của khí (Air-Lift): từ máy sục để ngoài bể, khí sẽ được thổi vào để tạo áp suất hút chất bẩn. Oxy sau đó sẽ bị đẩy lên mặt nước, đồng thời dựa trên lực hút kéo theo nước và các chất cặn chảy qua phần mút hoặc các vật liệu lọc như sứ lọc hay nham thạch công nghiệp,...(1 bộ phận của hệ thống). Chất thải và bụi bẩn sau đó sẽ bị vướng lại ở phần lọc này, chỉ để lọt khí và dòng nước sạch trở ngược lại ra bể.
Phần mút xốp hay vật liệu lọc ở đây chính là nơi cư trú của vi khuẩn có lợi giúp phân hủy các chất bụi, thải cặn. Tuy nhiên do diện tích bề mặt của mút đôi khi vẫn không đủ đáp ứng để tạo ra lợi khuẩn cho việc lọc vi sinh nên đa phần các người nuôi cá có kinh nghiệm sẽ kết hợp thêm các loại vật liệu sinh học kể trên để kéo dài thời gian thay nước cho hồ cá.
Loại lọc này sẽ rất thích hợp cho hồ không cần dòng chảy lưu chuyển mạnh ví dụ hồ dùng để ép cá, chính vì thế mà nó có thêm tên gọi là Breeder Filter.
Cần lưu ý, lọc mút phải sử dụng đi kèm cùng với máy sục khí và có chất liệu thích hợp cho việc nuôi cá.
Ưu điểm của hệ thống lọc sủi vi sinh này đó chính là:
Cực kỳ phù hợp cho những bể nhỏ dùng nuôi các loại cá bé như : cá 7 màu, tép kiểng, …. vì thiết bị không sử dụng động cơ quá phức tạp, thành ra sẽ không tạo ra các dòng chảy mạnh gây hại cho các sinh vật sống trong bể.
Cấu tạo bộ lọc đơn giản, dễ lắp đặt.
Dễ dàng vệ sinh, thay mới bộ phận trong quá trình sử dụng.
Giá thành không quá cao.
Tác dụng hiệu quả trong việc giữ môi trường nước sạch đẹp, giúp cá sinh trưởng thuận lợi và khỏe mạnh.
Lọc sủi vi sinh cực kỳ phù hợp cho những bể nhỏ dùng nuôi các loại cá bé
Nhược điểm của lọc sủi
Do lực hút kém nên chỉ có thể hút được các hạt bụi bay lơ lửng trong nước, chất thải của cá, tép...chứ không hút được các chấn bẩn nặng. Thế nên, loại này chỉ dùng cho các loại bể cá mini dùng nuôi cá cảnh loại nhỏ: 7 màu, tép kiểng,...
Nếu muốn sử dụng trong bể lớn thì phải kết hợp thêm với các hệ thống lọc khác như lọc tràn hay lọc ngoài
2.1.1. Lọc sủi vi sinh đặt ở đáy bể
Lọc sủi vi sinh đặt đáy bể là một trong những loại lọc phổ biến nhất, được rất nhiều người sử dụng khi nuôi hồ cá thủy sinh. Lọc này có kích thước nhỏ, có thể đặt thẳng xuống đáy bể một cách dễ dàng.
Sau khi nối 1 dây sủi trong bộ lọc với đầu sủi khí từ máy sục oxy thì bạn đã có thể bắt đầu cho hệ thống hoạt động. Do thiết kế đơn giản nên chỉ có thể sử dụng trong các bể nhỏ, thùng xốp, hoặc bể xi măng, … Nếu như bạn là một người nuôi cá không quá quan tâm về thẩm mỹ thì các mẫu lọc sủi dạng này sẽ là một sự lựa chọn không thể nào phù hợp hơn.
Lọc sủi vi sinh đặt đáy bể là một trong những loại lọc phổ biến nhất
2.1.2. Lọc sủi vi sinh gắn ở thành bể
Lọc sủi vi sinh gắn thành bể cũng được rất nhiều người lựa chọn vì nó được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, đặc biệt phần ống dẫn khí có thể điều chỉnh dài ngắn để phù hợp với chiều cao của nhiều kích thước bể khác nhau. Đầu mút lọc rất mịn có thể tạo điều kiện thuận lợi để nhiều vi sinh phát triển. Loại này dễ dàng bố trí bằng cách gắn đầu mút vào thành bể, sau đó nối dây sủi và cho hoạt động.
Lọc sủi vi sinh gắn ở thành bể với kiểu dáng hiện đại
Các dòng gắn thành bể đôi khi còn được kết hợp thêm ngăn đựng vật liệu sinh học (Bio Ceramic Ball, đá de nitrate, đá matrix, vật liệu xử lý carbon, …), giúp lọc có thể xử lý nước tốt hơn khi hoạt động. Đây là một trong những mẫu lọc hiệu quả và đẹp nhất hiện nay.
Lọc sủi vi sinh gắn thành bể được kết hợp thêm ngăn đựng vật liệu sinh học
2.2. Bộ lọc vi sinh cho hồ cá dạng tràn trên
Bộ lọc vi sinh cho hồ cá dạng tràn trên sở hữu ba tác dụng lọc: lọc thô, lọc vi sinh, lọc hóa học.
Ngăn đầu của hệ thống có tác dụng lọc thô giúp lọc sạch các cặn bẩn trong nước như thức ăn thừa, lá cây, chất thải của cá …. Ở ngăn này sẽ chứa các loại vật liệu lọc thô như : bông lọc, túi lọc…. để giữ lại các chất thải không cần thiết.
Ngăn lọc vi sinh cho hồ cá: Sau khi nước đã được lọc thô xong sẽ chuyển sang ngăn tiếp theo có tác dụng lọc vi sinh, tức là nước sẽ được chuyển qua ngăn có chứa các vi sinh vật để phân hủy các chất thải mà ngăn lọc thô không lọc được như là chất nhờn của cá tiết ra, phân cá hòa tan vào nước, thức ăn tan vào nước mà cá không ăn được…. Đa phần ngăn này sẽ chứa các vật liệu lọc nước phổ biến thường được sử dụng như: San hô, nham thạch, sứ lọc, gốm lọc…..
Ngăn lọc hóa học : sau cùng nước sẽ qua ngăn lọc cuối có chứa các chất đất khử độc, khử mùi hôi tanh, ngăn này có thường sử dụng vật liệu lọc là than hoạt tính, cầu lọc Bio Ball để hấp thụ chất độc, sau đó nước sạch được trở lại bể kết thúc chu kỳ lọc nước bể cá.
Nếu bạn là một người đam mê cá thì ngoài việc tìm hiểu những sản phẩm bộ lọc được bày bán tại các cửa hàng chuyên dụng, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua các mẹo làm lọc vi sinh cho bể cá thuộc dạng tự chế. Trên thực tế những hệ thống lọc tự chế đôi khi lại mang đến hiệu quả cao hơn hẳn so với những thiết bị bán sẵn.
3. Cách chế lọc vi sinh cho bể cá đơn giản nhưng chất lượng
Chế lọc vi sinh cho bể cá là một trong những chủ đề thu hút đông đảo người chơi hồ cá thủy sinh. Không phải vì sự độc đáo trong cách sáng tạo mà nó còn nằm ở hiệu quả mà các mẫu lọc tự chế này mang lại cho bể cá.
Lọc vi sinh tự chế và bán sẵn liệu có khác nhau về hiệu quả
Để có thể tự làm lọc vi sinh tại nhà, bạn chỉ cần nắm rõ nguyên lý hoạt động của nó. Sau đó tìm kiếm các vật dụng sẵn có phù hợp để mài mò và sáng tạo là xong, thông thường các đồ dùng cần có chỉ là chai nhựa, ống nhựa và dây dẫn khí mà thôi.
Tuy nhiên máy sục oxy vẫn là một thứ vô cùng cần thiết để hệ thống có thể đưa vào hoạt động bạn nhé.
Nếu như đem ra so sánh về ưu điểm, thì lọc tự chế sẽ hơn hẳn các lọc bán sẵn ở chỗ:
Người làm lọc vi sinh cho bể cá có thể tùy biến thiết kế theo mục đích phù hợp với bể cá của chính mình như: kết hợp thêm các vật liệu sinh học để hỗ trợ quá trình lọc nước trong hồ được tốt hơn.
Giá thành cực kỳ rẻ do chỉ sử dụng những vật dụng có sẵn để tái chế lại
Hơn thế nữa, đối với những cách chế lọc vi sinh cho bể cá sử dụng hộp nhựa thì các chất bẩn sẽ bị vướng lại ở phía bên trong của hộp chứ không chỉ là bám ở phía ngoài của mút như là ở các dòng lọc bán sẵn trên thị trường. Điều này không chỉ giúp cho nước trong bể được trong và sạch hơn mà còn hạn chế được tối đa các chất độc còn tồn đọng gây ảnh hưởng đến cá của chúng ta.
Chế lọc vi sinh cho bể cá bằng hộp nhựa
Cá cảnh đa số đều được nuôi trong một hệ thống kín, bạn đừng nghĩ như vậy là chúng đã được cách ly với môi trường bên ngoài và ta có thể kiểm soát được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chúng. Bởi trong quá trình nuôi, hệ thống kín này sẽ bị ảnh hưởng các yếu tố như: nguồn thức ăn, nhiệt độ môi trường, lá cây, bụi bẩn, việc thay nước hàng ngày, ...
Lọc vi sinh tự chế kết hợp vật liệu sinh học
Trên cơ bản, hồ thủy sinh để nuôi cá cảnh đều là hồ nhân tạo nên các yếu tố vi sinh có lợi trong nước cũng sẽ phải được nhân tạo nhằm đảm bảo sức khỏe cho cá và cân bằng hệ sinh thái trong bể. Và đó cũng chính là lý do mà bạn cần chế lọc vi sinh cho bể cá hoặc trang bị bộ lọc thủy sinh cũng như là men vi sinh để phân giải các chất thải và hữu cơ tồn đọng trong hồ, đảm bảo nước hồ được trong và không có mùi tanh hôi.
4. Men vi sinh lọc nước hồ cá hiệu quả
Nuôi cá cảnh không cần thay nước không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giúp giữ môi trường sống ổn định cho cá, hạn chế bị sốc nước và thay đổi pH. Để làm được điều này, ngoài việc sở hữu một bộ lọc nước chất lượng thì việc sử dụng kết hợp thêm các chế phẩm sinh học nhưmen vi sinh lọc nước hồ cá sẽ là một quyết định khá đúng đắn để giữ gìn nước bể cá luôn trong sạch cũng như hạn chế được các mầm bệnh.
》》Xem thêm: Cách tạo vi sinh cho hồ cá rồng
Men tiêu hóa cho cá KOIKA BAC+
Men vi sinh KOIKA BAC+ cho hồ cá thủy sinh là một trong số những loại men vi sinh được nhiều khách hàng lựa chọn và cho phản hồi tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Thành Phần
Bacillus coagulans 10^8 CFU/ml
Vi khoáng và phụ gia vừa đủ 1ml
Công Dụng
Giúp cá và tép cảnh mau lớn.
Phòng các bệnh đường ruột, nấm, ký sinh trùng.
Giúp cá lên màu đẹp.
Liều Dùng
Thức ăn khô (Cám bột, cám viên) 5 lần xịt cho 50 gram thức ăn.
Thức ăn tươi sống (Artemia, trùn, tim bò) 10 lần xịt cho 50 gram thức ăn.
Xịt trực tiếp vào bể nuôi, 3 lần xịt cho 10L nước.
Cách Sử Dụng
Lắc đều trước khi xịt, xịt trực tiếp vào thức ăn trước khi cho cá ăn hoặc xịt trực tiếp vào bể nuôi.
Lắc đều trước khi sử dụng.
Không sử dụng chung với hóa chất diệt khuẩn và kháng sinh.
Bật sục khí mạnh liên tục khi sử dụng chế phẩm.
Bảo Quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp
Tránh xa tầm tay trẻ em
Vậy tác dụng thần kỳ mà men vi sinh lọc nước hồ cá KOIKA BAC+ mang đến cho bể cá nhà bạn là gì:
Thứ nhất, sản phẩm có tác dụng tiêu hủy phân của cá thải ra và các chất cặn bã, thức ăn dư thừa trong hồ, các chất rắn lơ lửng trong nước, đồng thời tăng hàm lượng oxy trong nước giúp cá sinh trưởng tốt hơn.
Thứ hai, thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong nước cho cá cảnh, ức chế các vi khuẩn có hại.
Thứ ba, ngăn ngừa, phòng 1 số bệnh thường gặp ở cá cảnh như đường ruột, nấm, ký sinh trùng.
Thứ tư, giúp cá và tép cảnh mau lớn, có sức khỏe tốt.
Cuối cùng, giúp cá cảnh nhà bạn lên màu đẹp và hoàn hảo nhất.
Đây là sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường, cho nên sẽ không gây hại khi dùng quá liều cho cá và tép. Bạn tuyệt đối nên tránh sử dụng chung men vi sinh với các chất khử trùng, thuốc kháng sinh trực tiếp, vì như thế sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của chế phẩm sinh học.
KOIKA BAC+ là sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các chế phẩm sinh học cũng như là lọc vi sinh, việc mà bạn cần làm đó chính là tìm hiểu thật kỹ về thành phần cũng như là công dụng của từng sản phẩm. Thông qua đó, tham khảo thêm các phản hồi trực tiếp của những khách hàng đã từng sử dụng và cho nhận xét khách quan nhất. Từ đó đưa ra chọn lựa một sản phẩm men vi sinh như ý để kết hợp cùng bộ lọc vi sinh cho bể cá nhà mình bạn nhé. Hy vọng những lưu ý mà KOIKA chia sẻ thông qua bài viết này sẽ phần nào giúp cho những bạn đam mê chơi cá cảnh có thêm nhiều kiến thức để bảo quản hồ thủy sinh một cách tốt nhất.
Từ khóa » Bộ Lọc Tự Chế Cho Hồ Cá
-
Cách Làm Lọc Bể Cá Tự Chế đơn Giản, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Chế Lọc Thùng Cho Bể Thủy Sinh Với Hộp Đựng Thực Phẩm
-
Hướng Dẫn Tự Chế Bộ Lọc Ngoài Mini Cho Bể Cá Thủy Sinh ... - YouTube
-
Hướng Dẫn Tự Chế Bộ Lọc Ngoài Mini Cho Bể Cá Thủy Sinh ... - YouTube
-
Tổng Hợp Lọc Bể Cá Tự Chế Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 8/2022 - BeeCost
-
Lọc Vi Sinh 3 Vòi Tự Chế Cho Hồ Cá | Shopee Việt Nam
-
Lọc Thủy Sinh Tự Chế Giá Tốt Tháng 8, 2022 | Mua Ngay - Shopee
-
Cách Làm Bộ Lọc Nước Hồ Cá đơn Giản - Làm Lọc Ngoài Tự Chế
-
Hướng Dẫn Làm Lọc Ngoài Tự Chế Kèm Sơ đồ Chi Tiết
-
Tự Chế Máy Lọc Nước Bể Cá
-
Tự Chế Máy Lọc Nước Bể Cá Thủy Sinh Đơn Giản Tại Nhà, Cách ...
-
Cách Làm Lọc Bể Cá Tự Chế đơn Giản, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
-
Top 14 Chế Lọc Hồ Cá Mini
-
Top 14 Chế Lọc Ngoài Bể Cá
-
Hướng Dẫn Làm Lọc Chế Siêu Dễ Chỉ Với 150.000 - Thủy Sinh 4U
-
Hộp Lọc Tự Chế Cho Hồ Cá - Thú Cưng Mall