Chế Tài Pháp Lý đối Với Hành Vi Làm Lộ Bí Mật Thông Tin Cá Nhân Của ...

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Sơ đồ Tổ chức
    • Lịch sử phát triển
    • Ban Giám đốc
    • Các Phòng, Khoa
  • Tuyển Sinh Đại học, Cao học
  • Đào tạo - Bồi dưỡng
    • Thông báo
    • Lịch học - Lịch thi
    • Chương trình, kế hoạch
    • Văn bản - Quy chế
    • Kết quả học tập
  • Trao đổi nghiệp vụ
    • Nghiên cứu khoa học
    • Hỏi đáp nghiệp vụ
    • Văn bản nghiệp vụ mới
  • Hợp tác quốc tế
    • Hoạt động chung
    • Các dự án
  • Hoạt động tình nguyện
  • Thư viện Tài liệu
--Liên kết nhanh-- Hệ thống VBPL Sổ tay Thẩm phán Cổng thông tin TANDTC Trang thông tin TAND tỉnh Thừa Thiên Huế Trang thông tin TAND tỉnh Hà Tĩnh Trang thông tin TAND tỉnh Vĩnh Long Trang thông tin TAND tỉnh Hưng Yên Tel: 0432.693.693 Fax: 0432.693.693 Email: hvta@toaan.gov.vn Bản đồ đến Học viện Tòa án
6038278
Nghiên cứu khoa học Chế tài pháp lý đối với hành vi làm lộ bí mật thông tin cá nhân của chủ thuê bao và quảng cáo trái phép qua thư điện tử, tin nhắn điện tử CHẾ TÀI PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI

CHẾ TÀI PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI

LÀM LỘ BÍ MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA CHỦ THUÊ BAO VÀ QUẢNG CÁO TRÁI PHÉP QUA THƯ ĐIỆN TỬ, TIN NHẮN ĐIỆN TỬ

Nguyễn Hà

Khoa Công chức, Trường Cán bộ Tòa án

1. CHẾ TÀI PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI LÀM LỘ BÍ MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN CỦA CHỦ THUÊ BAO

Theo quy định tại Điều 39 B lut Dân s 2005 Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông cũng nêu rõ: Thông tin thuê bao chỉ được sử dụng cho các mục đích sau:

- Phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;

- Phục vụ công tác quản lý nhà nước về viễn thông;

- Phục vụ hoạt động quản lý nghiệp vụ, khai thác mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông;

- Các mục đích khác theo quy định của Bộ thông tin và Truyền thông

Theo các quy định trên thì Thông tin cá nhân của chủ thuê bao không phải là thông tin có thể công khai hoặc rao bán như một loại hàng hóa; việc rao bán các thông tin cá nhân là vi phạm pháp luật. Hành vi rao bán các thông tin cá nhân của chủ thuê bao tùy từng mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, người nào có hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 50 triệu đồng. Người vi phạm còn bị buộc thu hồi lợi nhuận do vi phạm mà có.

Khoản 1 Điều 226 Bộ lut hình sự hiện hành quy định về tội “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” như sau:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây: xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó”.

- Điều luật còn có một khung hình phạt tặng nặng với mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng chở lên; gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Nếu việc để lộ thông tin cá nhân của chủ thuê bao là do nhà mạng thì nhân viên nào có hành vi tiết lộ trái phép nội dung thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 83/20/NĐ-Cp ngày 20/9/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông.

Trường hợp nhân viên nhà mạng bán thông tin cá nhân của chủ thuê bao cho người khác thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” theo quy định tại Điều 266 BLHS. Với tình tiết “Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” người phạm tội có thể bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù giam, bị phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

2. CHẾ TÀI PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI QUẢNG CÁO TRÁI PHÉP QUA THƯ ĐIỆN TỬ, TIN NHẮN ĐIỆN TỬ

2.1. Chế tài pháp lý đi vi hành vi lừa đảo dạng tin nhắn

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác thì tin nhắn lừa đảo, tin nhắn quảng cáo vi phạm các nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo là các loại thư rác. Nghị định 90/2008/NĐ-CP quy định tùy từng trường hợp, pháp luật quy định các mức xử phạt khác nhau. Cụ thể: Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với các vi phạm về gắn nhãn, đặt nhãn[1]; phạt tiền từ 02 - 80 triệu đồng đối với vi phạm các quy định về chức năng từ chối nhận thông tin quảng cáo[2]; phạt tiền từ 01- 03 năm triệu đồng đối với vi phạm các quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn[3]; phạt tiền từ 01 - 40 triệu đối với vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo[4]; phạt tiền từ 10 - 80 triệu đồng đối với vi phạm các quy định về cung cấp dịch vụ tin nhắn quảng cáo[5]; phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi không trả chi phi liên quan đến việc cung cấp chức năng từ chối cho người nhận[6].

Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng một hay nhiều hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 43 của Nghị định 90/2008/NĐ-CP nói trên. Các hình phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; thu hồi mã số quản lý; buộc thực hiện đúng các quy định của nhà nước; buộc hoàn trả kinh phí chiếm dụng, thu sai do vi phạm hành chính gây ra; tạm đình chỉ từ 1 tháng đến 3 tháng hoặc đình chỉ vĩnh viễn hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn.

Ngoài ra, hành vi dùng tin nhắn để lừa đảo chiếm đoạt tiền của người khác có thể bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 BLHS. Điều 139 quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bi xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt tài sản, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”.

Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự của kẻ thực hiện hành vi gian dối nói trên về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm..

2.1. Chế tài pháp lý đi vi hành vi quảng cáo trái phép qua thư điện tử, tin nhắn điện tử

Điều 5 Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 về chống thư rác quy định thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo vi phạm các nguyên tắc gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo tại các Điều 7, Điều 9 và Điều 13 Nghị định này được gọi là thư rác. Cũng theo quy định tại điều 6 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP thì gửi thư rác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Tại khoản 1, khoản 6 Điều 7 Nghị định số 77/2012/NĐ - CP ngày 5/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ - CP ngày 13/8/2008 về chống thư “rác” quy định: “Chỉ được phép gửi thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo đến người nhận khi có sự đồng ý một cách rõ ràng trước đó của người nhận. Không được phép gửi quá một tin nhắn quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một số điện thoại trong vòng 24 giờ và chỉ được phép gửi trong khoảng thời gian từ 7h 00’ giờ đến 22h00’ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thoả thuận khác với người nhận”. Điều 38 Nghị định số 90/2008/NĐ - CP và khoản 21 Điều 1 Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 hành vi gửi thư điện tử, tin nhắn trái phép bị xử lý như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi:

- Gửi thư điện tử quảng cáo có chủ đề không phù hợp với nội dung;

- Thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc người quảng cáo trong thư điện tử quảng cáo không được thể hiện một cách rõ rang và không đặt liền trước phần lựa chọn cho phép người nhận từ chối nhận thư điện tử quảng cáo.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi:

- Gửi thư điện tử quảng cáo không có hoặc không đầy đủ thông tin về người quảng cáo bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ địa lý và địa chỉ trang tin điện tử (nếu có);

- Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo gửi thư điện tử quảng cáo không có hoặc không có đầy đủ thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bao gồm tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ địa lý, địa chỉ trang tin điện tử, mã số quản lý sản phẩm (nếu có);

- Nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo gửi tin nhắn quảng cáo không có thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc có thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo nhưng không tuân thủ quy định: Thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn là mã số quản lý, mã số sản phẩm (nếu có); thông tin về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng tin nhắn được đặt trong phần dán nhãn theo quy định.

- Không chấm dứt việc gửi loại thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo hoặc không chấm dứt cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:

- Gửi quá 01 thư điện tử quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một địa chỉ thư điện tử trong 24 giờ mà không có thỏa thuận với người nhận;

- Gửi quá 1 tin nhắn quảng cáo có nội dung tương tự nhau tới một thuê bao trong vòng 24 giờ hàng ngày mà không có thỏa thuận khác với người nhận;

- Gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, tin nhắn qua mạng internet có mã số quản lý không đúng mã số quản lý được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi:

- Gửi thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo khi chưa được sự đồng ý của người nhận;

- Gửi thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo từ địa chỉ điện tử, hệ thống kỹ thuật không theo quy định của Bộ thông tin và Truyền thông;

- Gửi thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo không có nhãn;

- Gửi thư điện tử quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nhưng không gửi bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ thông tin và truyền thông;

- Che giấu tên, địa chỉ điện tử của mình khi gửi thư điện tử, tin nhắn.

Để ngăn chặn việc phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng, ngày 24/12/2014 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Chỉ thị số 82/CT-BTTTT về việc ngăn chặn tin nhắn “rác”, tin nhắn lừa đảo và tăng cường quản lý thông tin trên mạng. Bên cạnh yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước như Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin, Cục Báo chí, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử… phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, Chỉ thị này cũng quy định rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông di động và cung cấp dịch vụ nội dung thông tin.

[1] Điều 35 Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008

[2] Điều 36 Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008

[3] Điều 37 Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008

[4] Điều 38 Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008

[5] Điều 39 Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008

[6] Điều 40 Nghị định 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008

Bài viết này Gửi bài Các tin khác Chế tài pháp lý đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử 05/05/2015 Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng xét hỏi và những vướng mắc bất cập trong thực tiễn 15/04/2015 Một số điểm mới của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 10/04/2015 Bình luận về sự tương thích giữa Luật biển Việt Nam 2012 và Công ước Luật biển 1982 liên quan đến cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia 07/04/2015 Một số vấn đề về thừa kế thế vị theo quy định tại điều 678, 679 Bộ luật dân sự (Phần 2) 06/04/2015 Một số vấn đề về thừa kế thế vị theo quy định tại điều 678, 679 Bộ luật dân sự (Phần 1) 03/04/2015 Phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên của Tòa án thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự - Kết quả, những bất cập hạn chế và nguyên nhân 30/03/2015 Tìm hiểu về Tòa án Hàn Quốc (Phần 2) 26/03/2015 Tìm hiểu về Tòa án Hàn Quốc (Phần 1) 24/03/2015
Thông báo Công văn số: 443/HVTA-ĐTKT V/v triệu tập học viên Khóa 11.2 - Đào tạo nghiệp vụ xét xử (20/12/2024) Thông báo số: 434/TB-HVTA V/v nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 (17/12/2024) Thông báo số: 433/TB-HVTA V/v nghỉ Tết dương lịch (17/12/2024) Kế hoạch tổ chức thi kết thúc học phần Học kì 1 năm học 2024-2025, Khóa 8 đại học chính quy ngành Luật (05/12/2024) Công văn số: 415b/HVTA-TTBDCB V/v triệu tập học viên khóa bồi dưỡng chuyên đề xét xử vụ án hình sự cho người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi (03/12/2024)
Hình ảnh hoạt động
GIÁO TRÌNH TÀI LIỆU MỚI Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam Hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thi đua khen thưởng... Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ hai... Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự...
Tin video
Ý kiến góp ý Họ và tên: Địa chỉ mail của bạn: Tiêu đề: Chọn file:
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỌC VIỆN TÒA ÁN Địa chỉ : Đường 282 Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội. Điện thoại: 0432.693.693 - Fax : 0432.693.693 Email: hvta@toaan.gov.vn Trưởng Ban biên tập: Giám đốc Học viện Tòa án Ghi rõ nguồn Trang thông tin điện tử Học viện Tòa án (www.hocvientoaan.edu.vn) khi trích dẫn

Từ khóa » Tội Cung Cấp Thông Tin Cá Nhân