Chế Tài Phạt Vi Phạm Và Bồi Thường Thiệt Hại Trong Hợp đồng?

  1. Pháp luật
  2. Tư vấn pháp luật

Trong phạm vi bài viết này, PLF chỉ đề cập đến các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại áp dụng trong hợp đồng thương mại (hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân, tổ chức, và cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại và nhằm mục đích lợi nhuận).

(1) Phạt vi phạm: Chế tài này chỉ được áp dụng khi thỏa thuận được cụ thể hóa thành điều khoản trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức phạt vi phạm và thể hiện chi tiết nội dung này trong hợp đồng – đây là căn cứ để yêu cầu bên vi phạm trả khoản tiền phạt cho bên bị vi phạm.

Mức phạt được pháp luật thương mại quy định là không quá 8% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Nếu các bên thỏa thuận mức phạt thấp hơn mức này thì sẽ áp dụng mức phạt do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên chỉ quy định trong hợp đồng về việc phạt vi phạm mà không nêu mức phạt cụ thể hoặc mức phạt vượt quá mức này thì khi có tranh chấp xảy ra, mức phạt 8% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm sẽ được áp dụng.

Ví dụ: Doanh nghiệp A và B ký kết hợp đồng có giá trị là 5 tỷ đồng. A là bên vi phạm.

· Trường hợp 1: Hợp đồng quy định nếu bên nào vi phạm sẽ bị phạt 20% giá trị hợp đồng, tương đương 1 tỷ đồng.

Khi tranh chấp xảy ra, bên B chỉ được nhận khoản tiền phạt vi phạm tối đa là 8% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm tương đương với 400 triệu đồng.

· Trường hợp 2: Hợp đồng chỉ quy định nếu bên nào vi phạm sẽ bị phạt theo mức phạt vi phạm mà pháp luật quy định, không quy định mức phạt vi phạm cụ thể.

Khi tranh chấp xảy ra, bên B chỉ được nhận khoản tiền phạt theo mức phạt vi phạm mà pháp luật quy định là 8% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm tương đương với 400 triệu đồng.

· Trường hợp 3: Hợp đồng quy định nếu bên nào vi phạm sẽ phạt 1% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Khi tranh chấp xảy ra, bên B chỉ được nhận khoản tiền phạt vi phạm là 1% giá trị của phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm tương đương với 50 triệu đồng.

(2) Bồi thường thiệt hại: Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vẫn phát sinh dù không có thỏa thuận giữa các bên và khi hội tụ đủ các yếu tố như: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra.

Đối với chế tài bồi thường thiệt hại, luật pháp không giới hạn mức tối đa bên vi phạm phải bồi thường mà chỉ quy định: mức bồi thường phải bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, luật cũng quy định các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như: trường hợp miễn trách nhiệm do các bên đã thoả thuận; sự kiện bất khả kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Nếu trong một hợp đồng thương mại có quy định điều khoản phạt vi phạm thì khi vi phạm và thiệt hại xảy ra, bên bị vi phạm có thể áp dụng cùng lúc cả hai chế tài: phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng cần đặc biệt lưu ý xây dựng điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng.

Cấp thiết tăng cung nhà ở xã hội
Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
Để hàng Việt "bám rễ" thị trường Hoa Kỳ
Phát triển kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội, giải pháp cho vấn đề môi trường
Phát triển kinh tế tuần hoàn mang đến cơ hội, giải pháp cho vấn đề môi trường
Tham gia cuộc chơi "xanh" toàn cầu: Cần ngay nhiều giải pháp
Quy định về đấu giá biển số xe
Tiêu hủy hơn 10 ngàn đơn vị hàng hóa
3 huyện của tỉnh Tuyên Quang nhận hỗ trợ hơn 366 tấn gạo dự trữ quốc gia
Đi xe máy như thế nào để tiết kiệm nhiên liệu trong mùa đông?
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Cộng hòa Czech miễn thuế lợi nhuận từ tiền mã hóa bằng luật mới

Từ khóa » Ví Dụ Phạt Vi Phạm Hợp đồng