Chè (thực Vật) – Wikipedia Tiếng Việt

"Chè (thực vật)" đổi hướng tới đây. Đối với các cách dùng khác, xem Chè. Đối với các định nghĩa khác, xem Trà (định hướng).
Trà
Camellia sinensis foliage
Tình trạng bảo tồn
Thiếu dữ liệu  (IUCN 3.1)[1]
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Asterids
Bộ: Ericales
Họ: Theaceae
Chi: Camellia
Loài: C. sinensis
Danh pháp hai phần
Camellia sinensis(L.) Kuntze
Native range of Camellia sinensis
Các đồng nghĩa[2]
  • Camellia angustifolia Hung T. Chang
  • Camellia arborescens Hung T. Chang & F. L. Yu
  • Camellia assamica (J. W. Masters) Hung T. Chang
  • Camellia dehungensis Hung T. Chang & B. H. Chen
  • Camellia dishiensis F. C. Zhang et al.
  • Camellia longlingensis F. C. Zhang et al.
  • Camellia multisepala Hung T. Chang & Y. J. Tang
  • Camellia oleosa (Loureiro) Rehder
  • Camellia parvisepala Hung T. Chang.
  • Camellia parvisepaloides Hung T. Chang & H. S. Wang.
  • Camellia polyneura Hung T. Chang &
  • Camellia thea Link
  • Camellia theifera Griffith
  • Camellia waldeniae S. Y. Hu
  • Thea assamica J. W. Masters
  • Thea bohea L.
  • Thea cantonensis Loureiro
  • Thea chinensis Sims
  • Thea cochinchinensis Loureiro
  • Thea grandifolia Salisbury
  • Thea olearia Loureiro ex Gomes
  • Thea oleosa Loureiro
  • Thea parvifolia Salisbury (1796), not Hayata (1913)
  • Thea sinensis L.
  • Thea viridis L.
  • Theaphylla cantonensis (Loureiro) Rafinesque

Trà (hay chè theo phương ngữ Bắc bộ, tên khoa học: Camellia sinensis) là loài cây mà lá và chồi được sử dụng để sản xuất trà (đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea boheaThea viridis.

Trà xanh, trà ô long và trà đen tất cả đều được chế biến từ loài này, nhưng ở các mức độ oxy hóa khác nhau.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Camellia sinensis

Camellia sinensis xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét (6 ft) khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài. Hoa trà màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.

Hạt của Camellia sinensisCamellia oleifera được ép lấy tinh dầu trà, gia vị ngọt và dầu ăn không được trộn lẫn với tinh dầu trà. Tinh dầu thường được sử dụng làm thuốc và mỹ phẩm, có khởi nguồn từ lá của nhiều thực vật khác.

Lá của trà dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non có sắc xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất trà. Ở thời đoạn đó, mặt dưới lá có lông tơ ngắn màu trắng. Lá già thì chuyển sang màu lục sẫm. Tùy lứa tuổi mà lá trà có thể dùng làm thành phẩm trà khác nhau vì thành phần hóa học trong lá khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn mỗi 1 đến 2 tuần.

Trồng trọt và phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Trà thường được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có lượng mưa tối thiểu là 127 cm. (50 inches) mỗi năm. Khí hậu ẩm ướt và nhiều nắng ấm là hai yếu tố chính. Ngoài khu vực lý tưởng kể trên, cây trà có thể sống suốt từ đường xích đạo lên đến miền nam nước Anh như Cornwall.[3] trà ngon thường mọc ở cao độ trên 1.500 mét (4.900 feet) để cây trà phát triển chậm, tích tụ nhiều hương vị đậm đà.

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]
Những cây trà (chè) Shan tuyết cổ thụ
Một đồi trà (chè) ở Phú Thọ

Cây trà tại Việt Nam đến giữa thế kỷ XX được trồng khắp miền quê ngoài Bắc và Trung (phương ngữ tại đây thường gọi là trà ), diện tích lớn nhất ở hai tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam.[4] Loại này thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi gọi là trà xanh. Loại thứ hai là trà đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước. Hạng nhất là trà búp (hoặc trà nõn tôm), có khi gọi văn vẻ là "trà bạch mao" hay "trà bạch tuyết" nếu búp có lông tơ trắng ở đầu ngọn. Hạng nhì là hai lá trà kế (còn có thể phân chia "một tôm một lá" tức lấy búp và một lá kế, và "một tôm hai lá" tức lấy búp và hai lá tiếp theo). Lá thứ tư, thứ năm là trà hạng ba. Những lá dưới nữa thì dùng làm trà mạn, rẻ hơn cả.[5]

Đồn điền cây trà thì mãi đến năm 1924 thời Pháp thuộc mới bắt đầu hoạt động ở vùng Cao nguyên Trung Kỳ gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Darlac và Đồng Nai Thượng.[6] Sang thập niên 1930, trà được đem trồng một cách quy mô trên cao nguyên vùng B'lao và Djiring và vùng này sau chiếm địa vị là vựa trà .[7]

Tính đến năm 1960, Việt Nam xuất cảng 2.000 tấn trà mỗi năm.[5] Đến năm 2007 thì sản lượng trà của Việt Nam đã vượt một triệu tấn, canh tác trên 125.000 hecta.[7]

Vào đầu năm 2016, thị trường lớn nhất mua trà Việt Nam là Pakistan chiếm khoảng 1/3 thị phần. Việt Nam cũng là nước xuất cảng trà đứng thứ năm trên thế giới. Tuy nhiên giá bán thấp hơn so với các nước khác vì phẩm chất kém, chỉ đạt 60-70% giá thị trường quốc tế.[8]

Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn trà được sản xuất tại Ấn Độ gọi là trà Assam (đôi khi nó được gọi là C. sinensis assamica hay C. assamica). Đây là loại cây nhỏ (thân đơn), lá to bản. Trong thiên nhiên, trà Assam có thể mọc cao đến 6 - 20 mét (20–65 ft); nhưng khi canh tác thì cây được xén kỹ chỉ còn cao nhỉnh hơn thắt lưng người. Ở những vùng đất trũng, cây trà cần độ ẩm cao (mưa nhiều) nhưng đất trồng phải ráo nước, không được úng. Những cây trà thuần hóa không chịu được nhiệt độ quá cao.

Cây trà Assam được phát hiện năm 1823 (mặc dù đã được người dân địa phương sử dụng làm đồ uống từ lâu). trà Assam sau đó được dùng là một trong hai giống trà gốc. Tất cả các cây trà Assam và phần lớn trà Ceylon (Tích Lan, nay là Sri Lanka) có nguồn gốc từ giống cây này. trà Assam có hương vị ngọt khi pha nước uống, không giống như vị các loại trà Trung Hoa.

Campuchia

[sửa | sửa mã nguồn]

Trà Campuchia đôi khi được gọi là C. sinensis parvifolia. Lá trà này về kích thước trung bình, giữa lá trà Assam và lá trà Trung Quốc; nó là một loại cây nhỏ, dạng bụi. Đôi khi người ta coi biến thể này là sản phẩm lai ghép của trà Assam và Trung Quốc.

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Trà Trung Quốc (đôi khi gọi là C. sinensis sinensis) là loài cây lá nhỏ, nhiều thân mọc thành bụi rậm cao tới 3 mét. Đây là loại trà đầu tiên được ghi nhận với lịch sử trong văn tịch hơn 3000 năm, trà này được dùng sản xuất nhiều loại trà nổi tiếng.

Sâu bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Lá trà là thức ăn của nhiều loài động vật ăn cỏ, như các loài sâu bướm thuộc họ Peribatodes rhomboidaria, Geometridae.

Hiệu quả sức khỏe

[sửa | sửa mã nguồn]

Lá trà được dùng trong Đông y để trị hen phế quản (như một loại thuốc trị hen suyễn), nhiệt miệng, đau thắt ngực, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoài.

Ngày nay, trà xanh phổ biến khắp nơi, là thức uống rất có lợi cho sức khỏe, góp phần ngừa ung thư, giảm cholesterol, diệt khuẩn và giảm cân.[9] Trà chứa lượng lớn catechin, một chất chống oxy hóa. Trong các hoạt tính, (-)-catechin từ C. sinensis làm kích thích PPARgamma, thụ quan hạt nhân, là mục tiêu dược lý hiện hành cho điều trị đái tháo đường loại 2.[10]

Tuy nhiên, ngày nay trà cũng có tác dụng xấu đến sức khỏe, như chứa caffein vượt mức cho phép, nhiều loại trà còn chứa flo và oxalat.

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mặt cắt thân cây trà Mặt cắt thân cây trà
  • Hoa trà Hoa trà
  • Quả cây trà xanh Quả cây trà xanh
  • Quả trà để khô Quả trà để khô
  • Nước trà xanh, lá trà xanh vo vào ấm đun sôi lấy nước uống Nước trà xanh, lá trà xanh vo vào ấm đun sôi lấy nước uống

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dầu trà được chiết từ Melaleuca alternifolia có nguồn gốc ở Úc và không có liên quan gì đến cây trà (trà ) nói trong bài này.
  • Cây trà là tên gọi đôi khi được áp dụng cho một số các loài thực vật khác không liên quan gì đến cây trà (trà ) thực thụ này.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rivers, M.C.; Wheeler, L. (2018). “Camellia sinensis”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T62037625A62037628. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-1.RLTS.T62037625A62037628.en. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên FOC
  3. ^ “Tea”, Gardening, Telegraph Online, ngày 17 tháng 9 năm 2005, Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2008, truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ Guinard, A. "Situation de la culture en Indochine". Archives dé recherches agronomiques et pastorales au Viêt-Nam: La culture du thé en Indochine No 20. Saigon: Centre national de recherches scientifiques et techniques, 1953. tr 168
  5. ^ a b Phan Xuân Hòa. Việt Nam gấm vóc. Sài Gòn:Institut de l'Asie du Sud-est, 289
  6. ^ Pierre Brocheux và Daniel Hémery. Indochina. Berkeley, CA: University of California Press. 2009. tr 116-180
  7. ^ a b Nghề Làm Trà Ơ Blao[liên kết hỏng]
  8. ^ "Vì sao giá chè xuất khẩu chỉ rẻ bằng một nửa giá thế giới?"
  9. ^ “Quick Sprints can Cut Abdominal Fat in Men”. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
  10. ^ Wang L, Waltenberger B, Pferschy-Wenzig EM, Blunder M, Liu X, Malainer C, Blazevic T, Schwaiger S, Rollinger JM, Heiss EH, Schuster D, Kopp B, Bauer R, Stuppner H, Dirsch VM, Atanasov AG. Natural product agonists of peroxisome proliferator-activated receptor gamma (PPARγ): a review. Biochem Pharmacol. 2014 Jul 29. pii: S0006-2952(14)00424-9. doi: 10.1016/j.bcp.2014.07.018. PubMed PMID 25083916.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikispecies có thông tin sinh học về Trà (thực vật) Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trà (thực vật).

(tiếng Anh)

  • Trà (thực vật) tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
  • Trà (thực vật) 506801 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  • Trà (thực vật) tại Encyclopedia of Life
  • Camellia sinensis Lưu trữ 2009-01-20 tại Wayback Machine trên trang GRIN
  • Camellia sinensis from Purdue University
  • Camellia sinensis Classification Lưu trữ 2016-01-17 tại Wayback Machine from Toklai Tea Research Station, Jorhat, Assam.

(tiếng Việt)

  • Giải mã bí ẩn trà xanh[liên kết hỏng] trên trang của Hiệp hội trà Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Trà (Camellia sinensis)
Loạiphổ biến
Trà đen
  • Anh Đức
  • Assam
  • Ceylon
  • Công Phu
  • Đại Cát Lĩnh
  • Điền Hồng
  • Kangra
  • Kim Hầu
  • Kim Tuấn Mi
  • Kỳ Môn
  • Nilgiri
  • Rize
  • Tàng trà
  • Vũ Di
Trà ô long
  • Bạch Kê Quan
  • Bán Thiên Yêu
  • Bất Tri Xuân
  • Đại Hồng Bào
  • Đông Đính
  • Mỹ Nhân Phương Đông
  • Cao Sơn
  • Hoàng Kim Quế
  • Hoa Hồng Vàng
  • Kim Huyên
  • Kỳ Lan
  • Văn Sơn Bao Chủng
  • Nhục Quế
  • Nhuyễn Chi
  • Thủy Kim Quy
  • Thủy Tiên
  • Thiết La Hán
  • Thiết Quan Âm
Trà xanh
  • Anji bai cha
  • Aracha
  • Baimao Hou
  • Bancha
  • Bích la xuân
  • Truân Khê
  • Đại Phương
  • Huyền Mễ
  • Lục An
  • Gunpowder tea
  • Ngọc Lộ
  • Trà sấy khô
  • Thái Bình Hầu Khôi
  • Hoàng Sơn Mao Phong
  • Hyson
  • Kabusecha
  • Kamairicha
  • Konacha
  • Kukicha
  • Long Tỉnh
  • Matcha
  • Tín Dương Mao Tiêm
  • Mecha (tea)
  • Mengding Ganlu tea
  • Sencha
  • Shincha
  • Tamaryokucha
Trà trắng
  • Bai Mudan
  • Baihao Yinzhen
  • Shoumei tea
Trà vàng
  • Junshan Yinzhen
  • Huoshan Huangya tea
Trà lên men
  • Trà Phổ Nhĩ
  • Doncha
  • Lahpet
  • Nấm thủy sâm
Pha trà
  • Earl Grey tea (Lady Grey (tea))
  • Breakfast tea (English breakfast tea, Irish breakfast tea)
  • English afternoon tea
  • Trà lài
  • Lapsang souchong
  • Masala chai
  • Maghrebi mint tea
    • Maghrebi mint tea
  • Prince of Wales tea blend
  • Russian Caravan
Trà thảo mộc[a]
  • Chamomile
  • Dried lime tea
  • Ginger tea
  • Ilex guayusa
  • Koththamalli
  • Kuding
  • Mate
Tổng hợp
  • Trà Úc
  • Trà Trung Quốc
  • Trà Anh
  • Trà Hàn Quốc
  • Nepali tea
  • Trà Đài Loan
  • Trà Thổ Nhĩ Kỳ
  • Trà Việt Nam
Văn hóa trà
Phong tục
  • Tea (meal)
  • Tea party
  • Tasseography
  • Tea ceremony
    • Trà đạo Nhật Bản
    • Gongfu tea ceremony
    • Trà lễ Triều Tiên
  • Yum cha
Địa điểm
  • Tea garden
  • Teahouse
  • Cha chaan teng
  • Chashitsu
    • Mizuya
    • Sukiya-zukuri
    • Roji
Theo quốc gia
  • Mỹ
  • Ả Rập
  • Argentina
  • Azerbaijan
  • Brasil
  • Trung Quốc
  • Văn hóa trà Dominica
  • Văn hóa trà Hồng Kông
  • Văn hóa trà Ấn Độ
  • Văn hóa trà Mexico
  • Văn hóa trà Pakistan
  • Văn hóa trà Nga
  • Văn hóa trà Senegal
  • Văn hóa trà Đài Loan
Lịch sử trà
  • Trung Quốc
  • Ấn Độ
  • Nhật Bản
Sản xuất vàphân phối
  • Phân loại lá trà
  • Chế biến trà
    • Khử caffein
  • Nếm trà
  • Trồng trà
    • Danh sách các bệnh về trà
    • Danh sách các loài Lepidoptera ăn Camellia
  • Danh sách các công ty trà
  • Danh sách các quốc gia theo mức tiêu thụ trà trên đầu người
  • Đấu giá
    • Đấu giá ở Luân Đôn
    • Đấu giá ở Chittagong
    • Trung tâm đấu giá Guwahati
Theo quốc gia
  • Bangladesh
  • Kenya
  • Sri Lanka
  • Hoa Kỳ
Chế biến
  • Flowering teas
  • Infusion
  • Decoction
  • ISO 3103
  • Steeping
  • Trà túi lọc
  • Compressed tea
Sức khỏe
  • Ảnh hưởng sức khỏe của trà
  • Hàm lượng phenolic trong trà
  • Hợp chất
    • Cafein
    • Theanine
    • Flavan-3-ol
      • Catechin
    • Epigallocatechin gallate
    • Theaflavin
Thức uốnglàm từ trà
  • Trà sữa trân châu
  • Builder's tea
  • Trà sữa Miến Điện
  • Trà bơ
  • Chifir
  • Doodh pati chai
  • Trà sữa Hồng Kông
  • Trà đá
    • Arnold Palmer (đồ uống)
  • Jagertee
  • Kahwah
  • Lei cha
  • Trà sữa
  • Noon chai
  • Seven Color Tea
  • Shahi haleeb
  • Trà sữa Mông Cổ
  • Trà ngọt
  • Teh tarik
  • Trà Thái
  • Troq chai
  • Yuenyeung
Xem thêm
  • Bộ ấm trà
    • Hộp
    • Hộp đựng
    • Loch
    • Máy pha
    • Tách
    • Ấm
    • Tách trà có nắp
    • Bộ trà
  • Văn học
    • Tea classics
  • Cà phê
  • Danh sách trà Trung Quốc
  • Các loại trà đặc thù
    • Sơn trà Nhật Bản
    • Trà mai
    • Camellia taliensis
  • Nghiên cứu trà
    • Lipton Institute of Tea
    • Tea Research and Extension Station
  • Cổng thông tin Thức uống
  • Thể loại Trà
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 4136877-0
  • NKC: ph137057
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
Camellia sinensis
  • Wikidata: Q101815
  • Wikispecies: Camellia sinensis
  • APDB: 12243
  • APNI: 117002
  • ATRF: Camellia_sinensis
  • CoL: Q9S3
  • Ecocrop: 599
  • EoL: 482447
  • EPPO: CAHSI
  • FNA: 200014043
  • FoAO2: sinensis Camellia sinensis
  • FoC: 200014043
  • GBIF: 3189635
  • GRIN: 8732
  • iNaturalist: 123005
  • IPNI: 828548-1
  • IRMNG: 10858538
  • ITIS: 506801
  • IUCN: 62037625
  • MoBotPF: 287342
  • NatureServe: 2.736950
  • NCBI: 4442
  • NZOR: 1927e462-170c-4b2a-84ae-d5d31823b314
  • Observation.org: 513111
  • Open Tree of Life: 1058509
  • PalDat: Camellia_sinensis
  • Plant List: kew-2694880
  • PLANTS: CASI16
  • POWO: urn:lsid:ipni.org:names:828548-1
  • RHS: 2867
  • Tropicos: 31600230
  • WFO: wfo-0000582676
Thea sinensis
  • Wikidata: Q21877588
  • APDB: 230491
  • APNI: 215463
  • CoL: 565PZ
  • GBIF: 5528442
  • GRIN: 36475
  • IPNI: 829715-1
  • IRMNG: 10593232
  • ITIS: 522479
  • Observation.org: 144918
  • POWO: urn:lsid:ipni.org:names:829715-1
  • Tropicos: 31600166
  • WFO: wfo-0000459564

Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng

Từ khóa » Hoa Chè để Làm Gì