Check In Công Trình Nhà Ga Huế Cổ Kính, Lãng Mạn Trong Lòng Cố đô
Có thể bạn quan tâm
Nhà ga Huế không chỉ là điểm dừng chân của những chuyến tàu hỏa mà với tuổi đời hơn một thế kỷ, còn là nhân chứng lịch sử, công trình kiến trúc lưu dấu vẻ đẹp Pháp một thời và cũng là điểm du lịch nổi tiếng của đất Cố đô.
- Thung lũng Đồng Din - nơi giao hoà đất trời miền núi cao xứ Nẫu
- Có một dòng Sông Hoài Hội An thơ mộng giữa phố cổ hàng trăm năm
- Hồ sen Tây Sơn - vùng quê thanh bình trong miền cổ tích xứ Nẫu
- Nhà ga Huế nằm ở đâu?
- Hướng dẫn cách di chuyển đến nhà ga Huế
- Ga Huế - nhà ga cổ nhất nhì Việt Nam
- Kiến trúc độc đáo của ga Huế
- Ga Huế - nơi lưu dấu chân của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng
- Trải nghiệm 'trà ga' Huế
Nhà ga Huế nằm ở đâu?
Du lịch Huế nghĩa là bạn được đặt chân đến vùng đất mộng mơ bên bờ sông Hương hiền hòa và lạc bước vào chốn kinh kỳ đầy cổ kính với nhiều đền đài, cung điện với tuổi đời trăm năm như Đại Nội - Kinh Thành Huế, chùa cổ Thiên Mụ và những lăng tẩm vua Nguyễn nhuốm màu thời gian. Cả những công trình giao thông của cố đô cũng được khoác lên chiếc áo trầm mặc mà điển hình là ga Huế.
Trong số các nhà ga xưa còn tồn tại ở rất nhiều tỉnh của Việt Nam thì mỗi ga lại mang trên mình một câu chuyện kể riêng mà nổi bật và lâu đời nhất chính là 3 cái tên: ga Hà Nội hoành tráng, ga Đà Lạt duyên dáng giữa núi đồi và ga Huế cổ kính hiền hòa.
Nhà ga check in sống ảo sở hữu kiến trúc đậm đất Pháp. Ảnh: @toilaphuogthaoday.Nhà ga Huế nằm ở vị trí khá dễ tìm, cách trung tâm thành phố chỉ 1 km - tọa lạc tại 2 Bùi Thị Xuân, phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Nhà ga có tòa công trình chính mang kiến trúc Pháp tiêu biểu, tạo thành điểm nhấn mới lạ giữa lòng đô thị Huế.
Là một trong những nhà ga chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam, ga Huế được xây dựng từ năm 1908 và nhanh chóng trở thành điểm vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường sắt thuận tiện nhất, nhì Việt Nam. Bởi vì từ mảnh đất miền Trung - Huế, người ta có thể đi và đến bất cứ ga tàu nào khác trên cả nước như Nha Trang, Hà Nội, Thanh Hóa, Hồ Chí Minh,... chỉ cần ở đó có điểm dừng, đỗ theo quy định của ngành Đường sắt Việt Nam.
Ga Huế siêu ảo khi lên hình. Ảnh: polawutNgày nay, ga Huế đã trở thành một điểm dừng - đỗ quan trọng và đồng thời là điểm du lịch Huế nổi tiếng vì sự cổ kính và cả vị trí thuận lợi của nó. Vì đi từ ga cổ này, bạn sẽ dễ dàng đi qua cầu Phú Xuân hoặc cầu Trường Tiền Huế để ngắm sông Hương và nhân đó mua vé vào thăm Ðại Nội rợp bóng cây ngô đồng hay làm một vòng qua phố cổ Bao Vinh, vào chợ Ðông Ba thử hết món ngon cố đô,...
Hướng dẫn cách di chuyển đến nhà ga Huế
Đi xe bus từ sân bay Phú Bài về ga Huế
Ga Huế cách sân bay Phú Bài 16,5 km. Vì vậy cách đơn giản và tiết kiệm nhất để đi từ sân bay đến địa điểm cuốn hút này là sử dụng hình thức di chuyển bằng xe bus. Tuy nhiên khuyết điểm của cách đi này là hơi tốn thời gian nhé.
Hiện nay có những tuyến xe bus từ sân bay Phú Bài qua ga Huế như sau: Tuyến số 2, số 5, số 11
Đi xe đưa đón từ sân bay Phú Bài về ga Huế
Lựa chọn hình thức đặt xe đưa đón từ sân bay Phú Bài về ga Huế sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian di chuyển dù tốn kém hơn cách đi xe bus.
Ga Huế cổ kính hiền hòa. Ảnh: motogoBắt taxi từ sân bay Phú Bài về ga Huế
Tại sân bay Phú Bài luôn luôn có sẵn dịch vụ taxi sân bay đến ga Huế nói riêng và các điểm đến du lịch Huế nổi tiếng khác như Đại Nội, Quốc Học Huế, chùa Thiên Mụ, nhà thờ Phủ Cam,... Đây cũng là cách di chuyển được nhiều du khách ưa chuộng nhất vì vừa có thể tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ga Huế nằm ở vị trí dễ tìm. Ảnh: ktdsthuathienhue.vnGa Huế - nhà ga cổ nhất nhì Việt Nam
Nhà ga Huế là công trình giao thông được người Pháp xây dựng từ năm 1908, chỉ sau ga Hàng Cỏ - nhà ga Hà Nội hiện nay 4 năm và có tên ban đầu là ga Trường Súng. Gọi như vậy vì lúc trước, đây là khu đất để các binh lính tập bắn súng. Nhà ga được dựng trên tuyến đường sắt dài 171 km mang tên Đông Hà - Đà Nẵng - được xây dựng từ năm 1902-1908. Đến khoảng năm 1936, tuyến đường này dần trở thành một phần của tuyến đường sắt Bắc - Nam như ngày nay, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thương, đi lại và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của cả nước nói chung.
Ban đầu nhà ga này có tên là Trường Súng, thuộc tuyến đường sắt Đông Hà – Đà Nẵng. Ảnh: @chloechloenguyenxVới tuổi đời hơn một thế kỷ, ga Huế đã cùng với các công trình lâu đời khác ở cố đô trải qua bao thăng trầm của lịch sử cũng như dòng chảy của thời gian. Tuổi của ga bằng với cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, Bệnh viện Trung ương Huế và trường Quốc Học Huế. Ga Huế còn lưu giữ được một số chứng tích của thời kỳ Pháp thuộc mà hiếm có nơi nào còn. Nhà ga cổ kính vẫn đứng vững quan năm tháng đến tận bây giờ và trở thành điểm đến đậm chất cổ điển với du khách khắp nơi.
Sau một thời gian dài tồn tại, nhà ga hiện tại đã được cải tạo và đưa vào phục vụ hành khách thay vì chỉ là nơi làm việc hành chính như từ nhiều năm qua.
Kiến trúc độc đáo của ga Huế
Ga Huế luôn nằm trong danh sách những ga tàu đẹp nhất ở Việt Nam. Trước hết vì đây là một công trình kiến trúc – nghệ thuật nổi tiếng tọa lạc ở đất cố đô và thứ nữa là có tuổi đời trăm năm, được người Pháp xây dựng từ năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Thật vậy, nhà ga Huế được xây dựng theo mô thức của kiến trúc dịch vụ đường sắt Âu châu thời đó. Quần thể công trình giao thông liên hoàn sẽ bao gồm nhà ga đưa đón khách, một ga tiếp nhận hàng hóa, một số phòng làm việc, những cơ xưởng hỏa xa và khách sạn liền kề.
Kiến trúc châu Âu cổ của ga Huế cùng gam màu hồng ngọt ngào và lãng mạn. Ảnh: fajar.rlwntĐiểm thu hút đặc biệt của nhà ga này so với những công trình nổi tiếng khác ở Huế chính là mang đậm nét kiến trúc châu Âu cổ. Nếu có dịp du lịch Huế và ghé thăm nhà ga cổ nhất miền Trung này, bạn sẽ vô cùng ấn tượng với gam màu hồng ngọt ngào, thể hiện nét lãng mạn duyên dáng của nó dưới mưa nắng cố đô. Ngoài ra, những cánh cửa vòm cách điệu mang hình dáng toa xe lửa cũng là một đặc trưng tạo nên sự độc đáo của các nhà ga cổ ở Việt Nam.
Nơi lưu dấu chân nhiều nhân vật nổi tiếng.Có thể nói rằng trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, sự hủy hoại của chiến tranh, bào mòn của thời gian nhưng đến nay ga Huế vẫn giữ được vẻ đẹp đậm nét cổ kính kèm chút kiêu sa mà vẫn không đối nghịch với vẻ dịu dàng, hiền hòa đã trở thành biểu tượng của xứ Thần kinh. Cùng với trường Quốc học Huế, nhà thờ Phủ Cam, ga Huế góp vào danh sách các điểm đến mang kiến trúc Pháp điển hình ở miền Trung được du khách yêu thích.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH HUẾ KHUYẾN MÃI >> HCM - Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An - Huế - Quảng Bình 4N3Đ Bay VJ Từ 4tr749/Người >> Hà Nội - Đà Nẵng – Bà Nà – Sơn Trà – Hội An – Huế 4N3Đ Từ 4tr860/Người |
Ga Huế - nơi lưu dấu chân của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng
Ga Huế tồn tại hơn trăm năm đã từng in dấu chân của rất nhiều nhân vật quan trọng trong lịch sử như vua Thành Thái, vua Bảo Đại cùng nhiều các nhà yêu nước cách mạng lừng danh như Nguyễn Tất Thành, Phan Bội Châu…
Công trình in dấu thời gian. Ảnh kienthuc.netGiai đoạn đầu sau khi xây dựng, đây cũng là nơi đón tiếp những vị khách quốc tế đặc biệt mà nổi tiếng nhất là Quốc vương Campuchia Sihanouk và Hoàng hậu, vua hề Charlie Chaplin, nhà văn Pháp André Malraux,... Ngoài ra, nhà ga Huế cổ kính này còn là nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao nhà thơ, nhà văn sinh sống hay từng ghé qua đất Cố đô. Trong đó có nhà thơ Võ Quê - người đã gắn cuộc đời mình với bao chuyến tàu trên sân ga Huế và Nguyễn Bính - thi sĩ khơi nguồn cảm hứng cho sự chia ly trong phong trào Thơ Mới với bài thơ “Những bóng người trên sân ga".
Điểm lưu giữ những dấu mốc quan trọng trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ảnh: @hanni1901Ngày nay, nhà ga check in sống ảo sở hữu kiến trúc đậm đất Pháp này thu hút rất nhiều khách du lịch, nhất là các bạn trẻ mê sống ảo đến chụp ảnh. Vì vậy, nếu có dịp đến cố đô hoặc tiện đường di chuyển đến Huế bằng ga tàu lửa, thì bạn đừng quên chụp vài bức ảnh sống ảo bên nhà ga màu hồng tuyệt đẹp này nhé. Đây cũng là cách rất hay để thể hiện niềm tự hào với những công trình kiến trúc cổ mà đất nước ta có được đấy.
Nơi lý tưởng để chụp ảnh sống ảo. Ảnh: trangtrannTrải nghiệm 'trà ga' Huế
Không chỉ là công trình giao thông cổ kính, điểm du lịch và check in nổi tiếng của cố đô, ga Huế còn mang một vai trò khác mà không nhiều người biết. Đó là nơi uống trà quen thuộc của nhiều người dân địa phương, đến mức người ta dùng cái tên ngắn gọn để đặt cho cái thú vui ấy là thú “trà ga”, nghĩa là uống trà ở ga Huế.
Trà ga nổi tiếng ở ga Huế. Ảnh: chudu24Uống trà tại địa điểm sống ảo ở Huế này có nét độc đáo riêng mà chỉ những ai đã từng ít nhất một lần trải nghiệm thôi mới cảm nhận được. Đó là cảm giác nôn nao, nhấm từng ngụm trà trên chiếc ghế nhỏ đặt cạnh bên chiếc bàn nhựa. Bên trên có bày một ấm trà, dĩa hạt dưa, vài viên kẹo đậu phộng và nhất là không thể thiếu ánh đè le lói khi sáng khi tỏ đã trở thành nét đặc trưng hiếm có giữa chốn thị thành tấp nập.
Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng quên note thêm nhà ga Huế vào danh sách những điểm tham quan và check in, lưu lại những bức ảnh đẹp về công trình giao thông cổ kính in dấu thời gian này nhé và nếu có thể, hãy trải nghiệm thêm "trà ga" nữa nhé.
Thanh (Tổng hợp) - luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet
Từ khóa » Ga Tàu ở Huế Tên Gì
-
Ga Huế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Ga Tàu - Đường Sắt Việt Nam
-
Dịch Vụ - Cổng Thông Tin điện Tử Tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Ga Huế - Ga Tàu Hoả
-
Ga Huế - Vé Tàu Hỏa
-
Ga Huế - Đường Sắt Việt Nam
-
Ga Huế - Điểm Bán Vé - Vé Tàu
-
Ga Huế
-
Ga Huế Và Những Chuyến 'tàu Chợ' - Báo Thanh Niên
-
Ga Huế - Một Chốn đi Về - VisitHue
-
Ga Huế - Nghệ Thuật & Hoài Niệm
-
Nhà Ga Huế - Công Trình Kiến Trúc Cổ Kính Mang đậm Dấu ấn Lịch Sử ...
-
Ga Hải Vân Bắc, Cầu Vòm Đồn Cả - Điểm “sống ảo” đẹp Mê Mẩn!