Chênh Lệch Lớn, Bất Thường Giá Mua - Bán Vàng - Vietnamnet
Có thể bạn quan tâm
Sau 4 tháng chững lại, vào tuần trước, giá vàng trong nước rung lắc rất mạnh khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngồi không yên. Giá vàng miếng biến động rất mạnh, liên tục được điều chỉnh, tăng, giảm chóng mặt. Nhiều nhà đầu tư toát mồ hôi khi chỉ trong vòng vài giờ, vàng đã mất giá 2-3 triệu đồng/lượng nhưng sau đó lại tăng tới vài triệu đồng.
Cụ thể, ngày 18/7, giá vàng 9999 của SJC giảm tới 5,35 triệu đồng/lượng. Sáng 19/7, giá vàng miếng của SJC lại 'bốc hơi' tới 3,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 3 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Như vậy, chỉ trong 2 ngày, từ ngày 18-19/7, giá vàng miếng đã "bốc hơi" tới 7-8 triệu đồng/lượng. Giá vàng 9999 của SJC tại Hà Nội từ mức 67,35 triệu đồng/lượng (mua vào) - 67,97 triệu đồng/lượng (bán ra) vào ngày 17/7 đã xuống mức 60 - 62,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Sau đó, giá vàng miếng lại bật tăng mạnh. Đến ngày 20/7, giá vàng 9999 của SJC đã tăng tới 4,7 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 4,02 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra; còn giá vàng 9999 của Doji vào ngày 20/7 đã tăng 4,58 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 3 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày 19/7.
Đến ngày 21/7, giá vàng 9999 của SJC lại quay đầu giảm 1,7 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 1,5 triệu đồng ở chiều bán ra.
Nhưng sang tuần này, giá vàng 9999 của SJC không biến động nhiều, tăng, giảm chỉ trong khoảng 100-500 nghìn đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng 9999 của Doji từ đầu tuần đến nay chỉ biến động mạnh vào ngày 26/7 khi giảm tới 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 700 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra. Những phiên khác trong tuần, giá vàng 9999 của Doji biến động nhẹ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/7, giá vàng 9999 được SJC giao dịch tại Hà Nội ở mức 65 - 66,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn giá vàng 9999 của Doji tại Hà Nội ở mức 63,5 triệu đồng/lượng (mua vào) và 65,5 triệu đồng/lượng (bán ra).
Đáng chú ý, trong khi giá vàng không biến động nhiều thì mức chênh giữa giá vàng mua vào và bán ra hiện vẫn rất lớn, lên tới 2 triệu đồng/lượng.
Mấy năm gần đây, chênh lệch giá mua vào và bán ra của vàng miếng được đẩy lên rất cao. Vào tháng 3 vừa qua, chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của vàng miếng SJC trong nhiều phiên đã vượt 2 triệu đồng, có thời điểm nhiều tiệm vàng kéo rộng biên độ giá bán và mua vàng miếng SJC lên tới gần 3 triệu đồng. Điều này có nghĩa là nếu mua vào 1 đồng thì phải bán ra gần 3 đồng mới có lãi.
Vào tuần trước, chênh lệch giá mua vào và bán ra của vàng miếng SJC có thời điểm tới 2,52 triệu đồng/lượng. Hiện nay, khoảng cách chênh lệch giữa mua vào - bán ra của giá vàng miếng SJC đã được thu hẹp, còn 1 triệu đồng/lượng.
Tuy nhiên, chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của vàng miếng Doji hiện vẫn rất lớn, tới 2 triệu đồng/lượng, khi giao dịch ở mức 63,5 - 65,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Có một thực tế là mỗi khi thị trường có nhiều biến động, các doanh nghiệp kinh doanh vàng sẽ nới biên độ mua vào - bán ra rộng để giảm thiểu rủi ro. Song việc này sẽ khiến người mua chịu thiệt thòi.
Điều đáng nói, có nhiều đơn vị kinh doanh vàng tiến hành giảm sâu giá vàng mua vào nhưng chỉ giảm nhẹ chiều bán ra khiến chênh lệch mua - bán bị đẩy lên cao. Có thời điểm, các doanh nghiệp vàng kéo rộng biên độ giữa giá bán và mua lên tới 2-3 triệu đồng.
Giới chuyên gia nhận định, mức chênh lệch mua vào - bán ra của các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước vẫn rất cao. Điều này đồng nghĩa với việc người mua phải chịu nhiều rủi ro.
Trong khi đó, trên thế giới, khoảng cách mua vào - bán ra khi giao dịch vàng trên sàn chỉ là 1 USD (tương đương hơn 23.000 đồng).
Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có sàn giao dịch vàng. Vì thế, giá mua - bán cùng khoảng cách chênh lệch đều do từng đơn vị kinh doanh vàng điều chỉnh.
Không chỉ có khoảng cách chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra lớn, thị trường vàng Việt Nam còn tồn tại nhiều điểm bất thường như chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước với thế giới ở mức rất cao, có lúc tới 20 triệu đồng/lượng; chênh lệch giữa giá vàng nữ trang, vàng nhẫn với vàng miếng cũng rất lớn, có thời điểm tới hơn 16 triệu đồng/lượng; cùng với đó là sự chênh lệch giá giữa các thương hiệu...
Thị trường vàng Việt Nam đang "lạc lõng" so với diễn biến trên thị trường thế giới. Trong khi vàng ở nhiều nước trên thế giới được định giá theo cung - cầu, theo tuổi vàng, theo hàm lượng vàng… thì ở Việt Nam, giá vàng miếng SJC dường như nằm ngoài những quy luật chung.
Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư không nên lướt sóng ở những phiên sốt nóng để hạn chế rủi ro. Nếu mua vàng tích trữ hoặc đầu tư dài hạn thì nên chọn những thời điểm vàng giảm giá. Đồng thời, nhà đầu tư cần tìm hiểu các thông tin có thể ảnh hưởng tới giá vàng để tránh thua thiệt khi giao dịch.
Giá vàng hôm nay 30/7: Tuần mới, đón đợt tăng giá mạnhGiá vàng thế giới hướng tới tuần tăng giá trong bối cảnh kinh tế Mỹ suy giảm quý thứ 2 liên tiếp đã thúc đẩy sức hấp dẫn của vàng .Từ khóa » Chênh Lệch Vàng Mua Vào Bán Ra
-
Chênh Lệch Mua Vào – Bán Ra 2 Triệu đồng/lượng, Nhà đầu Tư Lỗ Nặng
-
Chênh Lệch Giá Vàng Mua Vào - Bán Ra đang Nới Quá Rộng, Nhà đầu ...
-
Biến động Chưa Từng Có, Chênh Lệch Giá Vàng Mua Vào – Bán Ra Bị ...
-
Giá Vàng Hôm Nay 10.2: Chênh Lệch Kỷ Lục, Nên Mua Vào Hay Bán Ra?
-
Chênh Lệch Giá Vàng Giữa Mua Và Bán được Nới Rộng | VTV.VN
-
Chênh Lệch Giá Vàng Mua Vào – Bán Ra Lại Lên 1 Triệu đồng/ Lượng
-
Giá Vàng Hôm Nay 15/8: Chênh Lệch Giá Vàng Mua Vào Bán Ra Vẫn ở ...
-
Chênh Lệch Giá Mua - Bán Vàng Miếng SJC Vẫn Neo ở Mức Cao ...
-
Vàng Miếng SJC Chênh Quá Cao, Người Dân Chuyển Sang Mua Vàng ...
-
Mua – Bán Chênh Nhau Tới 2,3 Triệu đồng/lượng Vàng Nhưng Giao ...
-
Giá Mua - Bán Vàng Chênh Lệch Tới 2 Triệu đồng/lượng, Người 'ôm' Lỗ ...
-
Chênh Lệch Mua Bán Vàng SJC Cao, Khách Mua Thua Thiệt | Báo Dân Trí
-
Chênh Lệch Mua Bán Vàng SJC Cao, Ai Chịu Thiệt Thòi Nhất?
-
Giá Vàng Ngày 31/3: Chênh Lệch Mua Vào - Bán Ra đang Bị Nới Quá ...