Chép Khổ Thơ Thứ 3 Bài Nhớ Rừng - Tieu Dong - HOC247

a) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

-Than ôi!thời oanh liệt nay còn đâu?

b)Nội dung chính:Vị chúa tể rừng xanh đang hoài niệm về những kỉ niệm lung linh mà thuở xưa nó từng tự hòa,kiêu hãnh.

-Biện pháp tu từ:

+Điệp ngữ(đâu,nào đâu)

+Câu hỏi tu từ,câu cảm thán

+Phép nhân hóa (hình ảnh con mãnh hổ)

=>Hiệu quả:

+Tái hiện được vẻ đẹp của những kỉ niệm miên man trong hồi tưởng.

+Diễn tả nỗi nhớ da diết về những kỉ niệm rực rỡ,lung linh trong quá khứ huy hoàng.

+Thể hiện nỗi luyến tiếc trong khao khát,kiêu hãnh về những kỉ niệm đã qua.

c)Cuộc sống của hổ giữa chốn rừng thẳm thật tươi đẹp. Ở đó hổ thực sự được hưởng thụ cuộc sống thiên nhiên ban tặng. Đó là khoảnh khắc hổ đang ''say mồi'',đang ngắm sự thay đổi của ''giang sơn'',đang say giấc và muốn chiếm''phần bí mật''. Nó đã được thoải mái,tự do trong chính giang sơn của mình.Nhưng bây giờ,tất cả điều đó chỉ còn là quá khứ. Hổ chẳng bao giờ được chứng kiến''đêm vàng bên bờ suối'', được nhìn thấy cảnh''những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn'', được đợi chờ''chết mảnh mặt trời'' của những buổi chiều ''lênh láng máu sau rừng''. Những cảnh ấy chỉ để lại trong con hổ những cảm giác tiếc nuối,ngậm ngùi trong sự xúc động mạnh mẽ của nhiều câu hỏi đau đớn,xót xa:

Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu?

Một tiếng thở dài hay cũng chính là lời than vãn về hoàn cảnh thật khiến ta phải rung động.

Từ khóa » Nhớ Rừng Khổ Thơ