Chi Cục Hải Quan Là Gì? Vị Trí, Chức Năng, Quyền Hạn Của Chi Cục Hải ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Chi cục hải quan là gì?
  • 2 2. Cơ cấu tổ chức và địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan:
  • 3 3. Vị trí và chức năng của chi cục hải quan:
  • 4 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục hải quan:

1. Chi cục hải quan là gì?

Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm các khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật.

Chi cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Hải quan) có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật.

Định nghĩa trên căn cứ theo Điều 1 Quyết định 4292/QĐ-TCHQ

Như vậy, Chi cục Hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Cơ cấu tổ chức và địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan:

Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc và biên chế được giao, Chi cục Hải quan có thể được thành lập các Đội, Tổ nghiệp vụ. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, sắp xếp lại các Đội, Tổ nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan theo phân cấp của Bộ Tài chính.

Cục trưởng Cục Hải quan quy định cụ thể địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan. Biên chế của Chi cục Hải quan do Cục trưởng Cục Hải quan quyết định trong tổng biên chế được giao.

Chi cục Hải quan có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Hải quan; Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Chi cục Hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.

3. Vị trí và chức năng của chi cục hải quan:

– Chi cục Hải quan có vị trí là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố

– Chức năng của Chi cục Hải quan là đơn vị trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục hải quan:

Chi cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan, cụ th như sau:

1. Thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, gia công, đầu tư, chế xuất, hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trung chuyn tại các địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác được giao theo quy định của pháp luật.

2. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới; phòng, chống gian lận thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật.

Phi hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.

3. Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

5. Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức thực hiện chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

7. Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức thực hiện công tác kiểm định và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phân công và theo quy định của pháp luật.

9. Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan.

10. Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan.

11. Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vhành chính và giải quyết tố cáo; tổ chức tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật quy định.

12. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

13. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan trên địa bàn hoạt động hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

14. Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung vào chính sách quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, các quy định, quy trình thủ tục hải quan và những vấn đề vượt quá thm quyền giải quyết của Chi cục Hải quan.

15. Kiểm tra, giám sát trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ hải quan của công chức hải quan thuộc Chi cục Hải quan để kịp thời phát hiện, xử lý đối với hành vi tiêu cực hoặc thực hiện chưa đúng quy định, quy trình của công chức theo quy định.

16. Thường xuyên theo dõi, thu thập, phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan và các nguồn thông tin khác để nhận định những phát sinh, thay đổi bất thường trên địa bàn Chi cục Hải quan trong việc thực hiện công tác quản lý rủi ro để kịp thời phát hiện, xử lý, đề xuất Cục trưởng các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức và cá nhân có liên quan.

17. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.

18. Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Hải quan.

19. Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

20. Thực hiện các quy định về quản lý công chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Hải quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan.

21. Thực hiện các chế độ báo cáo và cung cấp thông tin về hoạt động của Chi cục Hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan.

22. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan giao.

Chi cục Hải quan chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Hải quan. Đồng thời, chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị chức năng thuộc Cục Hải quan; Có quan hệ phối hp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan, các đơn vị khác trong và ngoài ngành để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Từ khóa » Tổng Cục Hải Quan Trong Tiếng Anh