CHI CỤC KIỂM LÂM AN GIANG
Có thể bạn quan tâm
Tên việt nam: Lức
Tên khoa học: Pluchea pteropoda Hemsl.
Tên đồng nghĩa: Sài hồ nam
Địa danh: Chưa xác định
Cấp bậc sinh giới
Ngành: Ngọc Lan (tên khoa học là Magnoliophyta)
Bộ: Asterales (tên khoa học là Asterales)
Chi: Pluchea (tên khoa học là Pluchea)
Thuộc: Thông thường
Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)
Công dụng: Cảm cúm, Hạ sốt, sốt rét
Đặc điểm nhận dạng:
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 2-5m, mang nhiều cành ở phía trên. Lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa ; phiến lá dày, láng ở mặt trên, nhạt màu ở mặt dưới, có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt, hơi tím tím với 4-5 hàng lá bắc. Các đầu này lại họp thành 2-4 ngù. Quả bế có 10 cạnh, có mào lông không rụng.
Bộ phận dùng: Rễ cây và lá.
Phân bố, sinh thái: Loài có quan hệ với thực vật Trung Quốc, mọc hoang ở vùng nước lợ, và cũng dược trồng làm hàng rào. Trồng bằng hạt hoặc bằng cây con. Rễ có thể thu hái quanh năm Đào rễ về, bỏ rễ con, rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Thu hái cành mang lá non quanh năm, dùng tươi, phơi khô hay nấu thành cao.
Tính chất và tác dụng: Trong rễ có tinh dầu, các chất khác chưa rõ. Phần trên mặt đất của Nam sài hồ phơi khô chứa các hợp chất triterpenoid. Rễ chứa tinh dầu.
Lức có vị mặn hơi đắng, tính mát, có tác dụng phát tán phong nhiệt, giải uất. Lá làm toát mồ hôi.
Cụ Việt Cúc viết về Lức như sau : Lức cây ấm, giải tán thương hàn, phát hãn, táo thấp, hòa tỳ hành khí huyết, chữa kiết lỵ.
Lức cây rễ, lá dùng đều hay,
Lạt ấm, phong hàn giải biểu tài,
Phát tán thông hơi trừ kiết lỵ,
Tháng dương hành khí, gọi Nam sài.
Công dụng: Rễ thường được dùng chữa ngoại cảm phát sốt nống hơi rét, nhức đầu, khát nước, túc ngực khố chịu. Lá cố hương thơm, thường dùng để xông, còn dùng chữa đau mỏi lưng.
Cách dùng: Ngày dùng 8-12g rễ, dạng thuốc sắc hay hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác như Mạn kinh, Cam thảo đất, Kinh giới, Tía tô, Kim ngân.
Lá và cành non, giã nát, thêm ít rtrợu, xào nóng, đắp lên nơi đau ở hai bên thận để chữa đau mỏi lưng. Cố thể dùng rễ.
Đơn thuốc:
- Viên giải cảm : Bột lá lức 6,25g, bột cam thảo 0,3g, bột bạc hà 6,25g. Tá dược vừa đủ 100 viên. Làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên. Trẻ em uống nửa liều người lớn.
- Trà giải cảm : Cây lức khô chặt nhỏ, đóng gói 50g, dùng pha nước uống thay trà.
- Sốt nóng mùa hè (bệnh ôn nhiệt) hoặc cảm Bốt lúc nóng, lúc rét, khát nước nhức đầu, đắng miệng, ho, nôn ọe, dùng : rễ lức l0g, sắn dây 12g, hương nhu trắng 10g, thanh bì 8g, sắc uống.
Tình trạng khai thác và bảo vệ tại An Giang: Theo Võ Văn Chi thì loài này không phân bố trong tự nhiên, nếu có là do người dân gây trồng. Phân bố tự nhiên là vùng nước lợ.
Bành Thanh Hùng. Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Cây thuốc An Giang của Võ Văn Chi, Ủy ban khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, tr. 337.
Ảnh nhận dạng
Từ khóa » Công Dụng Lức Cây
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Cây Lức Chữa Bệnh Trĩ An Toàn Nhất
-
Bài Thuốc Từ Cây Lức Dây | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cành Lá Và Rễ Cây Lức (sài Hồ Nam) điều Trị Bệnh Gì?
-
Cây Lức Dây Giúp Mát Máu, Lợi Tiểu Và điều Trị Viêm Nướu Có Mủ
-
Lức, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Lức
-
Lức Dây, Có Tác Dụng Hạ Nhiệt
-
Sử Dụng Cây Lức Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả
-
Cây Lức – Chữa Viêm Gan Mãn Tính, Gan Xơ Cứng, Cảm Cúm
-
LỨC CÂY - .vn
-
Sài Hồ Nam (Cây Lức) - Vị Thuốc Quý, Trị Nhiều Bệnh
-
Lức Là Cây Gì? Tác Dụng Của Cây Lức Trong Y Dược?
-
Nam Sài Hồ Với Tác Dụng Của Cây Lức Và Cách Dùng Chữa Bệnh Hữu ...
-
Công Dụng Và Bài Thuốc Từ Cây Lức - YouTube
-
Rễ Cây Lức - Chuthapdo