CHI CỤC KIỂM LÂM AN GIANG

Tên việt nam: Bương lớn

Tên khoa học: Dendrocalamus sinicus Chia et J. L. Sun

Địa danh: Chưa xác định

Cấp bậc sinh giới

Ngành: Hạt kín (tên khoa học là Angiospermae)

Bộ: Hòa Thảo (tên khoa học là Poales)

Họ: Hoà thảo (Tre trúc) (tên khoa học là Poaceae 2)

Thuộc: Thông thường

Tình trạng bảo tồn: Không dánh giá (NE)

Đặc điểm nhận dạng:

Đặc điểm hình thái:

Thân cây thẳng, to, chiều cao đạt 15 – 18 m, đường kính thân 12 – 18 cm, to nhất là 23 cm. Vách thân dày 2,5 cm và lóng thân dài 40 – 45 cm. Thường có một cành to và nhiều cành nhỏ mọc ngay từ các đốt thân thấp.

Mặt ngoài mo thân có lông dài, nằm, màu rỉ sắt. Bẹ mo đáy dưới rộng 50 – 56 cm, cao 21 – 22 cm; đáy trên rộng 6 – 8 cm.

Phiến mo hình tam giác, rộng 4,5 – 5 cm, cao 4,5 – 5 cm. Lưỡi mo cao 0,5 cm, có lông ngắn 0,1 cm, cứng dày.

Đặc điểm sinh học;

Bương lớn là loài cây mọc cụm. Lá to. Phiến lá dài 42 – 46 cm, rộng 9,5 – 11,5 cm, gốc lá nhọn, gân lá 14 – 15 đôi. Lưỡi lá cao đến 0,2 cm, cuống lá dài 0,5 cm, rộng 1 cm. Loài đã được hai chuyên gia Trung Quốc (Xia Nianhe và Li Dezhu) xác định tên.

Phân bố địa lý:

Được trồng ở vùng Tây Bắc và có nhiều ở Điện Biên.

Giá Trị:

Bương lớn có kích thước rất to (có lẽ là loài tre có kích thước lớn nhất Việt Nam), dài, chắc, bền nên thường được dùng làm cột buồm, làm nhà. Dân tộc vùng cao dùng.

Bương làm máng dẫn nước. Bương làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, chế biến thay thế cho gỗ có hiệu quả cao. Măng Bương lớn to, ăn ngon, ăn tươi hoặc phơi khô, cũng có thể đóng hộp.

Tình trạng Bảo tồn tại An Giang:

Chưa có thông tin xác nhận là có phân bố tự nhiên trong tỉnh.

Bành Thanh Hùng Sưu tầm và biên soạn từ nguồn: Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005), Tre trúc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Từ khóa » Cây Tre Bương