Chỉ Dẫn Thiết Kế Bê Tông Nhựa (BTN) Trong Phòng Thí Nghiệm (PTN)

Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kỹ Thuật - Công Nghệ
  4. >>
  5. Kiến trúc - Xây dựng
Chỉ dẫn thiết kế bê tông nhựa (BTN) trong phòng thí nghiệm (PTN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.97 KB, 11 trang )

CHỈ DẪN KỸ THUẬT THIẾT KẾ HỖN HỢP BÊ TÔNG NHỰATRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM1. Tiêu chuẩn áp dụngTCVN 8820:2011 “Hỗn hợp bê tông nhựa nóng - Thiết kế theo phương phápMarshall”2. Nguyên tắc thiết kế hỗn hợp BTN theo phương pháp MarshallNhằm mục đích tìm ra hàm lượng nhựa tối ưu ứng với hỗn hợp cốt liệu đãchọn. Phải tuân thủ các yêu cầu sau:•Tất cả các vật liệu sử dụng (đá dăm, cát, bột khoáng, nhựa đường) đềuphải thoả mãn các chỉ tiêu cơ lý theo quy định của Tiêu chuẩn.•Đường cong cấp phối của hỗn hợp cốt liệu sau khi phối trộn phải nằmtrong giới hạn của đường bao cấp phối quy định tại Tiêu chuẩn.•Hàm lượng nhựa tối ưu lựa chọn phải thỏa mãn các chỉ tiêu liên quan đếnđặc tính thể tích (Độ rỗng dư, Độ rỗng cốt liệu...), các chỉ tiêu thí nghiệmtheo Marshall (độ ổn định, độ dẻo...) và các chỉ tiêu bổ sung nếu có theoquy định của Tiêu chuẩn.3. Căn cứ thiết kế hỗn hợp BTN theo phương pháp MarshallTrong Tiêu chuẩn quy định các nội dung sau, là cơ sở để thiết kế hỗn hợpBTN và lựa chọn hàm lượng nhựa tối ưu:•Yêu cầu kỹ thuật của các chỉ tiêu cơ lý của cốt liệu thô (đá dăm); cốt liệumịn (cát); bột khoáng (với loại BTN có sử dụng bột khoáng).•Giới hạn đường bao cấp phối hỗn hợp cốt liệu.•Loại nhựa đường phù hợp và yêu cầu kỹ thuật các chỉ tiêu cơ lý của nhựađường. Khoảng hàm lượng nhựa tham khảo.•Nhiệt độ trộn hỗn hợp BTN và nhiệt độ đúc mẫu hỗn hợp BTN.•Phương pháp đầm mẫu Marshall (Marshall tiêu chuẩn, Marshall cải tiến),số chày đầm/mặt.•Yêu cầu kỹ thuật của các chỉ tiêu về đặc tính thể tích của mẫu BTN đầmtheo Marshall.•Yêu cầu kỹ thuật của các chỉ tiêu của mẫu BTN theo Marshall: Độ ổnđịnh (Stability), độ dẻo (Flow), độ ổn định Marshall còn lại.1•Yêu cầu kỹ thuật của một số các chỉ tiêu khác liên quan đến chất lượngvật liệu, chất lượng BTN.4. Các giai đoạn và nội dung thiết kế hỗn hợp BTNCông tác thiết kế hỗn hợp BTN được chia làm 4 giai đoạn:•••Giai đoạn 1: Thiết kế sơ bộ (Preliminary design hoặc cold bin mixdesign):Khẳng định sự phù hợp của cốt liệu và hỗn hợp BTN sử dụng các loạicốt liệu này đối với các yêu cầu kỹ thuật của công trình;Là cơ sở để tính giá thành xây dựng;Làm căn cứ để tiến hành giai đoạn thiết kế hoàn chỉnh.Giai đoạn 2: Thiết kế hoàn chỉnh (hot bin mix design):Chứng minh khả năng có thể sản xuất được hỗn hợp BTN tại trạmtrộn;Hỗn hợp BTN sản xuất ra phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của côngtrình;Làm căn cứ để tiến hành sản xuất thử và rải thử.Giai đoạn 3: Phê duyệt công thức chế tạo BTN sau khi rải thử (Job-mixformula verification), gồm 5 bước:Bước 1: Sản xuất thử – Trên cơ sở kết quả của giai đoạn thiết kế hoànchỉnh, sản xuất khoảng từ 60 đến 100 tấn hỗn hợp BTN tại trạm trộn.Bước 2: Rải thử – lấy lượng hỗn hợp BTN vừa trộn thử để rải 1 đoạndài từ 200 đến 300 m.Bước 3: Kiểm tra hỗn hợp BTN vừa trộn thử (thí nghiệm trong phòngđối với hỗn hợp sản xuất tại trạm trộn)Bước 4: Kiểm tra hỗn hợp BTN sau khi rải thử ngoài hiện trường.Bước 5: Phê duyệt công thức chế tạo BTN.Công thức chế tạo BTN được phê duyệt trên là cơ sở cho toàn bộ cáccông tác tiếp theo, từ sản xuất, thi công, nghiệm thu đến thanh quyết toángiữa Nhà thầu với Chủ đầu tư sau này.•Giai đoạn 4: Kiểm soát chất lượng hàng ngày (Routine constructioncontrol), gồm 2 bước :2Bước 1: Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, việc kiểm soátchất lượng tại bước này tương tự như Bước 3 của giai đoạn phê duyệtcông thức chế tạo BTN.Bước 2: Kiểm soát chất lượng sau khi thi công - tương tự như Bước 4của giai đoạn phê duyệt công thức chế tạo BTN.5. Thiết kế hỗn hợp BTN trong phòng thí nghiệm theo phương phápMarshall5.1. Thường nội dung thiết kế hỗn hợp BTN trong phòng thí nghiệm trùng vớigiai đoạn thiết kế sơ bộ (Giai đoạn 1 - Preliminary design hoặc cold bin mixdesign):Mục đích chính của công tác thiết kế sơ bộ là xác định chất lượng củacác loại cốt liệu sẵn có tại nơi thi công; đối chiếu với các yêu cầu kỹthuật xem có phù hợp hay không; liệu rằng có thể sử dụng những cốtliệu này để sản xuất ra BTN đạt yêu cầu về thành phần hạt và các chỉtiêu quy định với hỗn hợp BTN hay không.Trường hợp tại nơi thi công có nhiều nguồn vật liệu thì phải tiến hànhnhiều thiết kế với các nguồn vật liệu khác nhau để từ đó lựa chọn ra 1hỗn hợp cốt liệu có giá thành thấp nhất đồng thời thỏa mãn được tất cảcác yêu cầu kỹ thuật đã đề ra.Giai đoạn này sử dụng mẫu vật liệu lấy tại nguồn cung cấp hoặc phễunguội của trạm trộn để thiết kế. Thành phần hạt của hỗn hợp cốt liệuthường được chọn nằm giữa miền giới hạn của biểu đồ thành phần hạtquy định trong Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN.5.2. Trình tự thiết kế hỗn hợp BTN theo phương pháp Marshall:Trình tự thiết kế hỗn hợp BTN theo Marshall được tiến hành theo 8 bước nhưsau:(1)Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của cốt liệu và nhựa đường:Tiến hành thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm, cát, bột khoáng,nhựa đường. Đối chiếu với yêu cầu quy định tại Tiêu chuẩn thi công và nghiệmthu mặt đường BTN để đánh giá chất lượng. Nếu vật liệu nào đó không đủ chấtlượng quy định phải có biện pháp thay thế.(2)Phối trộn các cốt liệu:Mục đích của công tác phối trộn cốt liệu là phải tìm ra tỷ lệ các nhómcốt liệu (đá dăm, cát, bột khoáng) hiện có để hỗn hợp cốt liệu sau khiphối trộn có thành phần hạt nằm trong giới hạn đường bao cấp phối3hỗn hợp cốt liệu quy định trong Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặtđường BTN.(3)•Các loại cốt liệu: đá dăm, cát, bột khoáng được sản xuất riêng. Với đádăm, cần sử dụng 2 hoặc 3 nhóm cỡ hạt để thiết kế tùy thuộc vào kíchcỡ hạt danh định lớn nhất của hỗn hợp BTN. Vì vậy cần thiết phảiphối trộn để tìm ra hỗn hợp cốt liệu phù hợp.Tiến hành phân tích thành phần hạt các nhóm cốt liệu: đá dăm, cát, bộtkhoáng với các cỡ sàng quy định trong Tiêu chuẩn thi công và nghiệmthu mặt đường BTN.Tính toán để tìm ra tỷ lệ phối trộn giữa các nhóm cốt liệu (tính theophần trăm tổng khối lượng cốt liệu) sao cho cấp phối hỗn hợp cốt liệuthiết kế nằm trong giới hạn đường bao cấp phối quy định tại Tiêuchuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN. Đường cong cấp phốihỗn hợp cốt liệu thiết kế phải đều đặn, không được thay đổi từ giới hạndưới của một cỡ sàng lên giới hạn trên của cỡ sàng kế tiếp hoặc ngượclại.Nguyên lý tính toán phối trộn được chi tiết tại Phụ lục A trong TCVN8820:2011. Việc tính toán phối trộn có thể được tiến hành bằng cácháp dụng công thức toán, bằng bảng tính Microsoft Excel hoặc bằngphần mềm chuyên dụngChuẩn bị mẫu hỗn hợp cốt liệu để đúc mẫu Marshall:Số lượng mẫu cốt liệu cần thiết:Để đúc mẫu Marshall, xác định tỷ trọng khối của BTN và thí nghiệmMarshall: 15 mẫu (5 tổ mẫu, mỗi tổ 3 mẫu);Để xác định tỷ trọng lớn nhất của hỗn hợp BTN: 5 mẫu nếu xác địnhtheo cách thứ nhất (xem tại 8.5.5.1 TCVN 8820:2011) hoặc 2 mẫu nếuxác định theo cách thứ hai (xem tại 8.5.5.2 TCVN 8820:2011).Để kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của mẫu BTN sau khi biết hàm lượngnhựa tối ưu: 3 mẫu.Để xác định độ ổn định Marshall còn lại của mẫu BTN sau khi biếthàm lượng nhựa tối ưu: 2 mẫu.Để kiểm tra các chỉ tiêu BTN bổ sung sau khi biết hàm lượng nhựa tốiưu: số lượng mẫu theo quy định của Tiêu chuẩn thi công và nghiệmthu mặt đường BTN.4•(4)•Chuẩn bị cốt liệu: căn cứ số lượng mẫu cần thiết, chuẩn bị đủ lượng hỗnhợp cốt liệu, sấy khô, sàng thành các cỡ hạt riêng biệt, sau đó phối trộncác cỡ hạt lại để tạo thành các mẫu hỗn hợp cốt liệu riêng biệt:Trường hợp thí nghiệm theo phương pháp Marshall thông thường:lượng hỗn hợp cốt liệu cho mỗi mẫu khoảng 1200 g;Trường hợp thí nghiệm theo theo phương pháp Marshall cải tiến:lượng hỗn hợp cốt liệu cho mỗi mẫu khoảng 4000 g.Trộn cốt liệu với nhựa đường, đầm mẫu Marshall:Dự đoán hàm lượng nhựa tối ưu:Để thiết kế hỗn hợp BTN, cần phải chế tạo 5 tổ mẫu hỗn hợp BTN với5 giá trị hàm lượng nhựa cách nhau 0,5 %. Việc chọn được giá trị hàmlượng nhựa ở giữa 5 giá trị hàm lượng nhựa, qua đó tính được 4 giá trịhàm lượng nhựa còn lại là cần thiết. Hàm lượng nhựa được chọn nàycần phải thỏa mãn điều kiện sao cho hàm lượng nhựa tối ưu xác địnhđược nằm trong khoảng giữa của 5 giá trị hàm lượng nhựa của mẫuBTN thí nghiệm. Hàm lượng nhựa được chọn này gọi là hàm lượngnhựa tối ưu dự đoán.Trường hợp trong Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTNcó đưa ra khoảng hàm lượng nhựa đường tham khảo thì hàm lượngnhựa đường tối ưu dự đoán được chọn nằm trong khoảng hàm lượngnhựa đường tham khảo đó.Trường hợp Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường BTN khôngđưa ra khoảng hàm lượng nhựa đường tham khảo, cần thiết phải xácđịnh hàm lượng nhựa tối ưu dự đoán. Có thể xác định hàm lượng nhựatối ưu dự đoán theo công thức sau:P = 0,035a + 0,045b + Kc + FTrong đó:P là hàm lượng nhựa tối ưu dự đoán (tính theo % tổng khối lượng hỗnhợp BTN);a là phần trăm cốt liệu nằm trên sàng 2,36mm, đưa vào dưới dạng sốnguyên (ví dụ 22,3 % thì ghi là 22);b là phần trăm cốt liệu lọt sàng 2,36mm và nằm trên sàng 0,075mm;đưa vào dưới dạng số nguyên;c là phần trăm cốt liệu lọt sàng 0,075mm; đưa vào dưới dạng số thậpphân (ví dụ 6,25% thì ghi là 6,25);5•K chọn là 0,15 nếu lượng lọt sàng 0,075mm từ 11 đến 15%; K chọn là0,18 nếu lượng lọt sàng 0,075mm từ 6 đến 10%; K chọn là 0,20 nếulượng lọt sàng 0,075mm từ 0 đến 5%;F chọn giá trị từ 0,2 đến 0,6 phụ thuộc vào độ hấp phụ nhựa đường củacốt liệu thô. Cốt liệu có độ hấp phụ nhựa (hoặc độ hấp phụ nước) nhỏthì chọn giá trị thấp và ngược lại.Trộn cốt liệu với nhựa đườngXác định số lượng mẫu BTN cần thiết (theo 8.3) để tiến hành chuẩn bịmẫu nhựa đường và trộn mẫu hỗn hợp BTN, bao gồm:Đúc mẫu Marshall, xác định tỷ trọng khối của BTN và thí nghiệmMarshall: Trộn 5 tổ mẫu cốt liệu (mỗi tổ 3 mẫu) với 5 hàm lượng nhựathay đổi khác nhau 0,5 % xung quanh giá trị hàm lượng nhựa tối ưu dựđoán.Xác định tỷ trọng lớn nhất của hỗn hợp BTN: Trộn 5 mẫu cốt liệu với5 hàm lượng nhựa nếu xác định theo cách thứ nhất (theo 8.5.5.1) hoặc2 mẫu với hàm lượng nhựa tối ưu dự kiến nếu xác định theo cách thứhai (theo 8.5.5.2).Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của mẫu BTN ứng với hàm lượng nhựa tốiưu: Trộn 3 mẫu cốt liệu với hàm lượng nhựa tối ưu đã biết (trên cơ sởthiết kế hỗn hợp BTN).Xác định độ ổn định Marshall còn lại của mẫu BTN ứng với hàmlượng nhựa tối ưu: Trộn 2 mẫu cốt liệu với hàm lượng nhựa tối ưu đãbiết.Kiểm tra các chỉ tiêu BTN bổ sung ứng với hàm lượng nhựa tối ưu: sốlượng mẫu BTN theo quy định của Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thumặt đường BTN.Việc trộn hỗn hợp cốt liệu với nhựa đường được tiến hành theo trình tựsau:Cân xác định khối lượng của các mẫu nhựa ứng với hàm lượng nhựađã chọn (tính theo % khối lượng hỗn hợp BTN).Cho mẫu nhựa đường vào trong tủ sấy và gia nhiệt đến nhiệt độ trộnđược quy định trong Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đườngBTN.Cho mẫu cốt liệu vào một tủ sấy khác và nung nóng đến nhiệt độ caohơn nhiệt độ trộn là 15oC.6•Trộn cốt liệu với nhựa.Đầm mẫu Marshall:Thiết bị đầm mẫu Marshall, dụng cụ thí nghiệm, trình tự đầm mẫu theoquy định tại TCVN 8860-1:2011.5 tổ mẫu hỗn hợp BTN (mỗi tổ 3 mẫu) đã trộn lần lượt được đưa vàokhuôn để đầm mẫu. Chiều cao của mẫu hỗn hợp BTN sau khi đầmtrong khuôn phải ở trong khoảng quy định (63,5 mm ±1,3 mm khi đầmtheo Marshall thông thường hoặc 95,2 mm ± 1,8 mm khi đầm theoMarshall cải tiến). Thông thường, hỗn hợp cốt liệu có khối lượngkhoảng 1200 g (khi đầm theo phương pháp Marshall thông thường)hoặc khoảng 4000 g (khi đầm theo phương pháp Marshall cải tiến) sẽcho mẫu đúc có chiều cao phù hợp.Trường hợp chiều cao mẫu không nằm trong khoảng quy định thì điềuchỉnh lượng cốt liệu cần thiết để đúc mẫu như sau:Lượng cốt liệu cần thiết, g =A x Lượng cốt liệu đã sử dụng (g)Chiều cao mẫu ứng với lượng cốt liệu đã sử dụng (mm)Trong đó:(5)A bằng 63, 5 mm khi đầm theo Marshall thông thường.A bằng 95,2 mm khi đầm theo Marshall cải tiến.Nhiệt độ đầm tạo mẫu Marshall được quy định tại Tiêu chuẩn thi côngvà nghiệm thu BTN, phụ thuộc vào loại nhựa đường (bitum) sử dụng.Thí nghiệm và tính toán các chỉ tiêu đặc tính thể tích của hỗn hợp BTN:Các thí nghiệm và các chỉ tiêu tính toán cần thiết liên quan đến đặc tính thểtích phục vụ thiết kế hỗn hợp BTN tuân theo trình tự sau:1.2.3.4.5.Thí nghiệm xác định tỷ trọng của nhựa đường theo TCVN 7501:2005. Cóthể xác định trước (xem tại Mục 8.1 TCVN 8820:2011).Thí nghiệm xác định tỷ trọng cốt liệu thô (theo AASHTO T 85-2000; tỷtrọng của cốt liệu mịn (theo AASHTO T 84-2000; tỷ trọng của bột khoáng(theo TCVN 4195:1995, thí nghiệm tại nhiệt độ 250C, tương ứng với tỷtrọng của nước là 1 g/cm3). Có thể xác định trước theo hướng dẫn tại 8.1TCVN 8820:2011.Tính tỷ trọng khối, tỷ trọng biểu kiến của hỗn hợp cốt liệu.Tính tỷ trọng có hiệu của hỗn hợp cốt liệu.Thí nghiệm xác định tỷ trọng lớn nhất của hỗn hợp BTN ở trạng thái rời.7Thí nghiệm xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của mẫu BTN đãđầm.7. Tính hàm lượng nhựa hấp phụ.8. Tính hàm lượng nhựa có hiệu.9. Tính độ rỗng cốt liệu của hỗn hợp BTN đã đầm.10. Tính độ rỗng dư của hỗn hợp BTN đã đầm.11. Tính độ rỗng lấp đầy nhựa của hỗn hợp BTN đã đầm.6.(6)Thí nghiệm xác định độ ổn định, độ dẻo trên các mẫu Marshall:•Thí nghiệm này tiến hành sau khi đã hoàn tất thí nghiệm xác định tỷ trọngkhối (và tính khối lượng thể tích) của các mẫu BTN đã đầm theoMarshall.Yêu cầu về thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, trình tự tiến hành thí nghiệm theohướng dẫn tại TCVN 8860-1: 2011.Tiến hành thí nghiệm xác định độ ổn định và độ dẻo với 5 tổ mẫu BTNứng với các giá trị hàm lượng nhựa khác nhau đã chọn, mỗi tổ 3 mẫu.Hiệu chỉnh kết quả thí nghiệm độ ổn định với các mẫu có chiều cao khácvới chiều cao của mẫu chuẩn (63,5 mm với phương pháp Marshall thôngthường hoặc 95,2 mm với phương pháp Marshall cải tiến) bằng cách ápdụng hệ số hiệu chỉnh (TCVN 8860-1: 2011).Tính độ dẻo trung bình của 5 tổ mẫu ứng với từng hàm lượng nhựa vàtính độ ổn định trung bình sau khi đã hiệu chỉnh của 5 tổ mẫu.Phụ lục B đưa ra ví dụ kết quả thí nghiệm độ ổn định, độ dẻo Marshall.•••••(7)•Lựa chọn hàm lượng nhựa tối ưu:Thiết lập các đồ thị quan hệ giữa hàm lượng nhựa và các chỉ tiêu liênquanVẽ các đồ thị quan hệ giữa hàm lượng nhựa với các chỉ tiêu liên quan:Độ ổn định, Độ dẻo, Độ rỗng dư, Độ rỗng cốt liệu, Độ rỗng lấp đầynhựa, Khối lượng thể tích mẫu BTN, trong đó trục hoành biểu thị cáchàm lượng nhựa; trục tung biểu thị các giá trị tương ứng:Độ ổn định -Hàm lượng nhựa.Độ dẻo-Hàm lượng nhựa.Độ rỗng dư-Hàm lượng nhựa.Độ rỗng cốt liệu-Hàm lượng nhựa.Độ rỗng lấp đầy nhựa -Hàm lượng nhựa.Khối lượng thể tích mẫu BTN-Hàm lượng nhựa.8•Độ ổn định, Độ dẻo, Độ rỗng dư, Độ rỗng cốt liệu, Độ rỗng lấp đầynhựa, Khối lượng thể tích mẫu BTN là giá trị trung bình cộng của 3giá trị tương ứng của 3 mẫu thí nghiệm.Xác định hàm lượng nhựa tối ưuCách thứ nhấtÁp dụng phù hợp với BTN chặt. Việc xác định hàm lượng nhựa tối ưutheo trình tự sau:Căn cứ vào biểu đồ quan hệ Độ rỗng dư-Hàm lượng nhựa, xác địnhhàm lượng nhựa ứng với độ rỗng dư bằng 4%.Dựa vào các biểu đồ quan hệ còn lại, xác định các giá trị: Độ dẻo, Độrỗng cốt liệu, Độ rỗng lấp đầy nhựa ứng với hàm lượng nhựa vừa xácđịnh (hàm lượng nhựa ứng với độ rỗng dư bằng 4%).So sánh các giá trị: Độ dẻo, Độ rỗng cốt liệu, Độ rỗng lấp đầy nhựavừa xác định với các yêu cầu kỹ thuật nêu trong Tiêu chuẩn thi công vànghiệm thu mặt đường BTN. Nếu các chỉ tiêu này thỏa mãn thì hàmlượng nhựa chọn trên là hàm lượng nhựa tối ưu.Nếu không thỏa mãn, có thể chọn lại hàm lượng nhựa đường ứng vớiđộ rỗng dư lựa chọn, trong khoảng độ rỗng dư từ lớn hơn 3,5% đếnnhỏ hơn 4,5% và tiến hành lặp lại cách xác định trên. Nếu vẫn khôngthỏa mãn cần phải điều chỉnh lại thiết kế hỗn hợp BTN.Cách thứ haiÁp dụng cho các loại BTN.Căn cứ yêu cầu kỹ thuật nêu trong Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thumặt đường BTN tương ứng, dựa vào từng đồ thị quan hệ đã lập, xácđịnh khoảng hàm lượng nhựa thỏa mãn từng chỉ tiêu tương ứng: Độ ổnđịnh, Độ dẻo, Độ rỗng dư, Độ rỗng cốt liệu, Độ rỗng lấp đầy nhựa.Xác định khoảng hàm lượng nhựa thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu nêu trên.Đây là khoảng hàm lượng nhựa tối ưu (khoảng hàm lượng nhựa đượcchấp thuận).Chọn 1 giá trị nằm trong khoảng hàm lượng nhựa tối ưu này. Thườngchọn giá trị ở giữa khoảng này làm hàm lượng nhựa tối ưu. Nếukhông thỏa mãn cần phải điều chỉnh lại thiết kế hỗn hợp BTN.9Hình 1. Đồ thị quan hệ giữa hàm lượng nhựa với các chỉ tiêu liên quan10Hình 2. Khoảng Hàm lượng nhựa tối ưu (chấp thuận)(8)Thí nghiệm HLVBX tại hàm lượng nhựa tối ưu:Trong quyết định 1617/QĐ-BGTVT qui định thực hiện thí nghiệm HLVBXtrong giai đoạn thiết kế hoan thiện. Tuy nhiên để kiểm soát tốt chất lượng BTNcần thí nghiệm HLVBX ngay trong giai đoạn thiết kế sơ bộ.6. Ví dụ hướng dẫn thiết kế phối trộn cốt liệu (phụ lục A trong TCVN8820:2011)11

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ đo chi phí nhiên liệu điều khiển điện tử cho phòng thí nghiệm Bộ môn Động lực Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ đo chi phí nhiên liệu điều khiển điện tử cho phòng thí nghiệm Bộ môn Động lực
    • 87
    • 935
    • 14
  • Tiêu chuẩn Việt Nam: Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế Tiêu chuẩn Việt Nam: Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế
    • 83
    • 1
    • 3
  • CHỈ DẪN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CHỈ DẪN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH
    • 356
    • 939
    • 2
  • TCVN 8820 - 2011 Quy trình thiết kế bê tông nhựa theo phương pháp Marshall TCVN 8820 - 2011 Quy trình thiết kế bê tông nhựa theo phương pháp Marshall
    • 40
    • 2
    • 1
  • CHỈ DẨN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TƯỜNG TRONG ĐẤT CHỈ DẨN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TƯỜNG TRONG ĐẤT
    • 15
    • 1
    • 6
  • Autodesk robot structural analysis P.4 Tính toán thiết kế bê tông cốt thép Autodesk robot structural analysis P.4 Tính toán thiết kế bê tông cốt thép
    • 100
    • 9
    • 50
  • Tính toán, thiết kế mạng điện một chiều cho phòng thí nghiệm khoa cơ khí động lực Tính toán, thiết kế mạng điện một chiều cho phòng thí nghiệm khoa cơ khí động lực
    • 14
    • 589
    • 0
  • Chỉ dẫn thiết kế nút giao thông Chỉ dẫn thiết kế nút giao thông
    • 112
    • 1
    • 3
  • tính toán, thiết kế mạng điện một chiều cho phòng thí nghiệm khoa cơ khí động lực tính toán, thiết kế mạng điện một chiều cho phòng thí nghiệm khoa cơ khí động lực
    • 29
    • 629
    • 0
  • MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG YÊU CẦU THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
    • 21
    • 1
    • 10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(178.14 KB - 11 trang) - Chỉ dẫn thiết kế bê tông nhựa (BTN) trong phòng thí nghiệm (PTN) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Thiết Kế Cấp Phối Be Tông Nhựa C19