CHỈ DẪN THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG CỨNG - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kỹ thuật
  4. >>
  5. Giao thông - Vận tải
CHỈ DẪN THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG CỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 168 trang )

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBỘ GIAO THÔNG VẬN TẢITIÊU CHUẨN THIẾT KẾMẶT ĐƯỜNG CỨNGSPECIFICATION FOR DESIGN OF RIGID PAVEMENTCHỈ DẪN THIẾT KẾMẶT ĐƯỜNG CỨNGGUIDELINES FOR DESIGN OF RIGID PAVEMENT(BẢN THẢO LẦN CUỐI)DỰ ÁN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨNCẦU VÀ ĐƯỜNG BỘ GIAI ĐOẠN 2CÔNG TY TƯ VẤN QUỐC TẾ SMECLiên danh vớiHỘI KHKT CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAMHÀ NỘI, 4/2008Lời nói đầuTiêu chuẩn thiết kế mặt đường cứngTổ chức biên soạn: Công ty tư vấn quốc tế SMEC vàHội KHKT cầu đường Việt NamTiêu chuẩn này chủ yếu dựa vào “Hướng dẫn thiết kế mặt đường của AASHTO năm 1993” vàPhần bổ sung năm 1998 cho hướng dẫn này của AASHTO.TCVN xxxx:xxTIÊU CHUẨN THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG CỨNG.Mục lụcCHƯƠNG 1QUY ĐỊNH CHUNG......................................................................................5CHƯƠNG 2CẤU TẠO MẶT ĐƯỜNG CỨNG .................................................................92.1Các yêu cầu chung............................................................................................................92.2Các loại mặt đường bê tông xi măng Poóc lăng. ............................................................102.3Các yêu cầu về khe nối của mặt đường cứng. ...............................................................112.4Qui định về các thanh truyền lực (thanh truyền tải trọng). ..............................................132.5Qui định về các thanh liên kết. ........................................................................................132.6Quy định về vật liệu chèn khe .........................................................................................142.7Yêu cầu về lớp móng trên ...............................................................................................142.8Yêu cầu về lớp móng dưới:.............................................................................................162.9Yêu cầu về lớp đáy móng ...............................................................................................172.10Yêu cầu về nền đất. ........................................................................................................182.11Yêu cầu về lề đường.......................................................................................................182.12Yêu cầu về thoát nước của mặt cắt kết cấu mặt đường. ................................................182.13Trường hợp tấm bê tông xi măng đặt trên đất yếu bị lún và đất đắp còn cố kết.............19CHƯƠNG 3THIẾT KẾ CHIỀU DẦY TẤM. ....................................................................213.1Tổng quan. ......................................................................................................................213.2Thiết kế mặt đường cứng................................................................................................213.3Các phương trình thiết kế mặt đường cứng....................................................................383.4Kiểm tra thiết kế đường nứt khi tải trọng đặt tại khe nối. ................................................45CHƯƠNG 4THIẾT KẾ CỐT THÉP ................................................................................474.1Chức năng của cốt thép. .................................................................................................474.2Cốt thép trong mặt đường bê tông thông thường có khe nối..........................................474.3Cốt thép dọc trong mặt đường bê tông cốt thép có khe nối. ...........................................474.4Cốt thép ngang................................................................................................................484.5Cốt thép trong mặt đường bê tông cốt thép liên tục........................................................504.6Trình tự thiết kế. ..............................................................................................................534.7Các neo mặt đường bê tông xi măng poóc lăng .............................................................60CHƯƠNG 5KIỂM TRA ỨNG SUẤT ĐỐI VỚI MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG THÔNGTHƯỜNG CÓ KHE NỐI, KHÔNG CÓ THANH TRUYỀN LỰC. ...............615.1Trường hợp áp dụng: ......................................................................................................615.2Trình tự thiết kế kiểm tra nứt khi tải trọng đặt tại khe nối. ...............................................615.3Ví dụ kiểm tra ứng suất khi khe nối không có các thanh truyền lực................................76CHƯƠNG 6LỚP PHỦ BÊ TÔNG NHỰA TRÊN MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XIMĂNG POÓCLĂNG ..................................................................................793TCVN xxxx:xx6.1Tổng quan:...................................................................................................................... 796.2Tính toán chiều dầy ........................................................................................................ 79CHƯƠNG 7LỚP PHỦ KHÔNG DÍNH KẾT BẰNG BÊ TÔNG XI MĂNGPOÓCLĂNG TRÊN MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG XIMĂNGPOÓCLĂNG ..............................................................................................937.1Tổng quan....................................................................................................................... 937.2Tính toán chiều dày. ....................................................................................................... 937.3Tính toán cốt thép......................................................................................................... 1007.4Lớp phân cách.............................................................................................................. 100CHƯƠNG 8THIẾT KẾ ĐƯỜNG CÓ LƯU LƯỢNG XE THẤP VÀ TẢI TRỌNGTRỤC NHỎ (≤ 80KN). .............................................................................1038.1Tổng quan..................................................................................................................... 1038.2Thiết kế theo catalô ...................................................................................................... 103PHỤ LỤC ACÁC THUẬT NGỮ (DÙNG TRONG TIÊU CHUẨN) VÀ ĐỊNHNGHĨA......................................................................................................107PHỤ LỤC BCÁC BẢNG TRA CHIỀU DẦY TẤM BÊ TÔNG. .....................................111Bảng B.1 Xác định chiều dầy tấm đối với móng vật liệu hạt và độ tin cậy 95%. ..................... 112Bảng B.2 Xác định chiều dầy tấm đối với móng gia cố và độ tin cậy 95%. ............................... 117Bảng B.3 Xác định chiều dầy tấm đối với móng cường độ cao, độ tin cậy 95%. ..................... 122Bảng B.4 Xác định chiều dầy tấm đối với móng vật liệu hạt, độ tin cậy 90%. .......................... 127Bảng B.5 Xác định chiều dầy tấm đối với lớp móng gia cố và độ tin cậy 90%......................... 132Bảng B.6 Xác định chiều dầy tấm đối với móng cường độ cao và độ tin cậy 90% .................. 136Bảng B7 Xác định chiều dầy tấm đối với móng vật liệu hạt, và độ tin cậy 85% ...................... 142Bảng B8 Xác định chiều dầy tấm đối với móng gia cố và độ tin cậy 85%. ............................... 147Bảng B9 Xác định chiều dầy tấm đối với móng cường độ cao và độ tin cậy 85% ................... 152PHỤ LỤC CDỮ LIỆU GIAO THÔNG DÙNG ĐỂ THIẾT KẾ MẶT CẮT KẾT CẤUVÀ CÁC BẢNG DÙNG ĐỂ CHUYỂN ĐỔI GIAO THÔNG HỖN HỢPRA TẢI TRỌNG TRỤC ĐƠN TƯƠNG ĐƯƠNG 80KN, DÙNGTRONG THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG CỨNG. .............................................157Chuyển đổi giao thông hỗn hợp ra tải trọng trục đơn tương đương (ESAL)............................. 157Bảng C.1 - Các hệ số tương đương tải trọng trục đối với mặt đường cứng. Trục đơn, pt =2.0................................................................................................................................. 159Bảng C.2 Các hệ số tương đương tải trục đối với mặt đường cứng. Trục đôi. pt = 2.0 ............ 160Bảng C.3 Các hệ số tương đương tải trọng trục dùng cho mặt đường cứng. Trục ba. pt= 2.0.............................................................................................................................. 162Bảng C.4 Các hệ số tương đương tải trọng trục dùng cho mặt đường cứng. Trục đơn. pt= 2.5.............................................................................................................................. 164Bảng C.5 Các hệ số tương đương tải trọng trục dùng cho mặt đường cứng. Trục đôi. pt= 2.5.............................................................................................................................. 165Bảng C.6 Các hệ số tương đương tải trọng trục dùng cho mặt đường cứng. Trục ba.pt=2.5 ............................................................................................................................ 1674TCVN xxxx:xxTIÊU CHUẨN THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG CỨNGCHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG.1.1. Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường cứng này dựa vào “ Hướng dẫn thiết kế kết cấu mặtđường của AASHTO năm 1993” và “Phần bổ sung (năm 1998) cho Hướng dẫn thiết kế kếtcấu mặt đường của AASHTO”. Mặt đường cứng còn được gọi là mặt đường bê tông xi măngPoóc lăng.1.2. Tiêu chuẩn cung cấp các chỉ dẫn để thiết kế mặt đường bê tông thông thường có khenối (không có cốt thép chịu lực –JPCP), mặt đường bê tông cốt thép có khe nối (JRCP) và mặtđường bê tông cốt thép liên tục (CRCP) cho đường cao tốc, đường ô tô cấp cao (cấp I, II, III TCVN 4054) và đường đô thị. (Hiện nay AASHTO chưa có qui định thủ tục thiết kế mặt đườngbê tông ứng suất trước). Thiết kế chiều dầy tấm cho đường có lưu lượng xe thấp theo catalođã cho ở chương 8.1.3.Các chương của Tiêu chuẩn này gồm:1. Quy định chung.2. Thiết kế cấu tạo của kết cấu mặt đường cứng.3. Thiết kế chiều dầy tấm.4. Thiết kế cốt thép.5. Kiểm tra ứng suất đối với mặt đường bê tông thông thường có khe nối, khi không dùngthanh truyền lực.6. Gia cường mặt đường bê tông xi măng poóc lăng bằng lớp phủ bê tông nhựa.7. Gia cường mặt đường bê tông xi măng poóc lăng bằng một lớp bê tông xi măng khôngdính kết với mặt đường cũ.8. Thiết kế mặt đường cứng có lưu lượng giao thông thấp.1.4.1.5.Để thiết kế kết cấu mặt đường cứng cần có các số liệu sau:•Lượng giao thông hiện tại và dự báo tương lai, bao gồm tỷ lệ tăng trưởng của cácloại xe.•Thời kỳ phục vụ•Độ tin cậy thiết kế•Khả năng phục vụ ban đầu và cuối thời kỳ thiết kế của mặt đường.•Các thông số thiết kế của nền đất.•Các tính chất cơ lý của lớp móng và của bê tông làm mặt đường cứng.•Nhiệt độ trung bình năm, tốc tộ gió trung bình năm và lượng mưa trung bình năm.Các thuật ngữ đã được dùng trong Tiêu chuẩn này được đưa vào phụ lục A.5TCVN xxxx:xx1.6. Phần Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế mặt đường cứng được viết thành một tài liệu riêng, baogồm các Chương:1. Chương 1 – Các Quy định Chung2. Chương 2 - Cấu tạo Mặt đường Cứng3. Chương 3 – Tính toán Chiều dày4. Chương 4 – Bảng Chuyển đổi Đơn vị Đo lường5. Chương 5 – Các ví dụ Tính toán6. Chương 6 – Gia cường Mặt đường BTXM pooc lăng bằng lớp phủ BT nhựa.7. Chương 7 - Gia cường Mặt đường BTXM pooc lăng bằng lớp phủ BTXM không dínhkết (với mặt đường cũ)1.7. Hiệp hội công chức đường bộ và vận tải Hoa Kỳ (AASHTO) đã cấp giấy phép dịch ấnphẩm này sang tiếng Việt cho Bộ Giao thông vận tải. Ấn phẩm dịch chưa được AASHTO thẩmđịnh về tính chính xác của nội dung, tính phù hợp với ngữ cảnh trong tiếng Việt và AASHTOchưa chấp thuận hoặc thông qua bản dịch. Người sử dụng bản dịch này hiểu và đồng ý rằngAASHTO sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ thiệt hại nào, trực tiếp hoặc gián tiếp, phổ biếnhoặc đặc biệt, hiểu theo bất cứ cách nào về trách nhiệm của hợp đồng, xảy ra từ hoặc liênquan tới việc sử dụng bản dịch này theo bất cứ cách nào, dù được khuyến cáo về khả năngthiệt hại hay không.1.8.Vụ khoa học công nghệ (DST) thuộc Bộ Giao thông vận tải đã triển khai, quản lý, vàchỉnh sửa lại cho thích hợp các tiêu chuẩn AASHTO để ấn hành và áp dụng trong phạm vi cảnước. Người sử dụng bản dịch này hiểu và đồng ý rằng Tư vấn được thuê đã chỉnh sửa cácấn phẩm của AASHTO theo các yêu cầu của Việt Nam;Công ty tư vấn quốc tế SMEC sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ thiệt hại nào, trực tiếphoặc gián tiếp, phổ biến hoặc đặc biệt, hiểu theo bất cứ cách nào về trách nhiệm của hợpđồng, xảy ra từ hoặc liên quan tới việc sử dụng bản dịch này theo bất cứ cách nào, dù đượckhuyến cáo về khả năng thiệt hại hay không.1.9. Giấy phép của AASHTO không cho phép viết một phiên bản tiếng Anh của “ Bản chỉdẫn kỹ thuật thiết kế của AASHTO “. Vì thế trong bản dịch tiếng Anh này không thể đưa vàocác phần sau đây; trong các phần này có các chi tiết thiết kế quan trọng của AASHTO:•Chương 3 Thiết kế chiều dầy. Các phương trình thiết kế cho mặt cứng (tham khảoBản bổ sung 1998 của AASHTO).•Chương 4 Thiết kế cốt thép, mục 5.5. Cốt thép dọc trong mặt đường bê tông cốtthép có khe nối và mục 5.6 – Cốt thép trong mặt đường bê tông cốt thép liên tục(tham khảo Bản chỉ dẫn kỹ thuật của AASHTO 1993)•Chương 5 Kiểm tra ứng suất đối với mặt đường bê tông thông thường có khe nốikhông đặt thanh truyền lực (tham khảo bản Bổ sung 1998 của AASHTO). Đọc các6TCVN xxxx:xxchương này ở Bản chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế mặt đường 1993 của AASHTO và Bảnbổ sung 1998.Các chương khác đã được điều chỉnh cho thích hợp với Việt Nam, và một bản dịch tiếngAnh đã được ấn hành.7TCVN xxxx:xx8TCVN xxxx:xxTIÊU CHUẨN THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG CỨNGCHƯƠNG 2 CẤU TẠO MẶT ĐƯỜNG CỨNG2.1Các yêu cầu chungMặt đường cứng có một lớp mặt đường làm bằng bê tông xi măng Poóc lăng (PCC), đấy làlớp kết cấu mặt đường chủ yếu.Cấu tạo của mặt đường cứng được trình bày ở hình 2.1.Đường ôtô có giải phân cáchĐường ôtô không có giải phân cáchHình 2.1 Mặt cắt ngang điển hình của mặt đường bê tông xi măng poóc lăng9TCVN xxxx:xxMột phương án khác thay cho cấu tạo thoát nước ở mép (cạnh) tấm bê tông để thu nước từmặt tiếp giáp giữa tấm bê tông xi măng và lớp móng về phía thấp là làm rộng lớp móng rakhắp mặt nền đường. Các hình vẽ điển hình của các khe nối, thanh truyền lực (thanh truyềntải trọng), thanh liên kết, neo, bó vỉa và mương rãnh được trình bày ở phục lục A bảng “Chỉdẫn kỹ thuật”.2.2Các loại mặt đường bê tông xi măng Poóc lăng.Mặt đường bê tông xi măng poóc lăng là các loại mặt đường bê tông thông thường có khe nối(JPCP), mặt đường bê tông cốt thép có khe nối (JRCP) hoặc mặt đường bê tông cốt thép liêntuc (CRCP).Các loại mặt đường này được trình bày ở hình 2.2Hình 2.2 Các loại mặt đường bê tông xi măng poóc lăng10TCVN xxxx:xx● Mặt đường bê tông xi măng thông thường có khe nối rẻ hơn mặt đường bê tông xi măng cốtthép có khe nối và mặt đường bê tông xi măng cốt thép liên tục, vì tất cả các loại mặt đườngbê tông xi măng poóc lăng cùng có chiều dầy thiết kế. Dùng mặt đường bê tông xi măng thôngthường có khe nối rất phù hợp khi xây dựng mặt đường mới với quy mô lớn và nền đất làđồng nhất.● Các đường nứt không được trù liệu trước trong mặt đường bê tông thông thường có khe nốisẽ làm cho tấm bị hư hỏng, vì không có cốt thép để giữ cho các đường nứt khít lại, vì thếkhông dùng cho các nơi có nền móng ở dưới tấm không đồng đều (lún không đều), như là nềnđất mở rộng dưới phần mặt đường mở rộng, hoặc ở nơi có khả năng gây ra các đường nứtkhông đều như các hố thoát nước, các cống nông, hoặc các hào bố trí các tiện ích kỹ thuật.Có thể tăng cường các tấm bê tông thông thường bằng lưới thép như trong tấm bê tông cốtthép ở những nơi có thể gây ra các hư hỏng cục bộ.● Mặt đường bê tông cốt thép có khe nối thường được dùng ở đô thị, ở đó có các công trìnhcó chiều dài nhỏ và có ảnh hưởng lẫn nhau với các hố thoát nước và các hào bố trí tiện ích kỹthuật. Các tấm có hình dạng khác thường ở các chỗ giao nhau cần phải được tăng cường cốtthép. Chiều dài của tấm dài hơn chiều dài tấm bê tông thông thường, nhưng chiều dài cũng bịhạn chế để giảm bớt độ mở rộng của khe ngang và cải thiện độ bằng phẳng. Cốt thép tăngcường trong mặt đường bê tông cốt thép có khe nối thường là lưới thép, dùng để giữ cácđường nứt trung gian khít lại, nhưng lưới thép này không thể kiểm soát được khoảng cách củacác đường nứt.● Mặt đường bê tông cốt thép liên tục là loại đắt tiền nhất của các loại mặt đường bê tông ximăng poóc lăng và thường được dùng ở các đường cao tốc đô thị; trên tấm bê tông có rải mộtlớp bê tông nhựa mỏng (≤ 5 cm) để giảm tiếng ồn. Lượng cốt thép dọc đầy đủ sẽ làm cho cácđường nứt ngang hẹp lại và khoảng cách các đường nứt ngang trong vòng từ 1 m đến 2.5 m.Các đường nứt ngang hẹp này sẽ không phản ánh qua lớp phủ bê tông nhựa mỏng.Mặt đường bê tông cốt thép liên tục cũng không bị hư hỏng khi độ biến dạng vào khoảng 2mm/m, có nghĩa loại mặt đường này được dùng cả trong trường hợp sẽ bị lún nhiều do ở dướicó các mỏ (đã hoặc đang khai thác). Chiều dài của tấm bê tông chỉ bị giới hạn vì điều kiện thicông và vì điều kiện nối tiếp với các công trình khác như cầu, và vì phải làm các neo, thườnglà 3 neo, để đầu cuối của tấm không bị dịch chuyển.● Chiều dầy của tấm bê tông cần phải được tính toán phù hợp theo chương 3, nhưng trongmọi trường hợp, khi lượng trục xe tiêu chuẩn (ESALs) thiết kế ≥ 5 x 106 , chiều dầy tấm phải ≥25 cm. Chiều dầy của tấm bê tông trên đường có lưu lượng xe thấp và tải trọng trục nhỏ (≤ 80kN) được phép thiết kế theo catalo (tham khảo chương 8)● Tấm bê tông phải được thi công với chất lượng cao phù hợp với các tiêu chuẩn thiết kế vàthi công mặt đường cứng.● Đối với đường cao tốc và đường ô tô cấp cao (cấp I, II, III TCVN 4054) bê tông xi măng phảicó cường độ chịu nén ≥ 35 MPa ở 28 ngày tuổi (thí nghiệm theo AASHTO T22) và cường độchịu kéo uốn ≥ 45 MPa (thí nghiệm theo AASHTO T97).2.3Các yêu cầu về khe nối của mặt đường cứng.2.3.1. Tổng quan:Mục đích của các khe nối trong mặt đường bê tông xi măng poóc lăng là để kiểm soát hiệntượng nứt vì co ngót do mất nước, và vì tấm bê tông co lại do sự thay đổi nhiệt độ và do sựbiến thiên của nhiệt độ theo chiều dầy của tấm.2.3.2. Các loại khe nốiCó 3 loại khe chính: Khe co, khe dãn và khe thi công.11TCVN xxxx:xxKhe co:Mục đích chính của khe co là làm giảm ứng suất kéo do nhiệt độ, độ ẩm và ma sát giữa tấmvới lớp móng .Các khe co phân thành 2 loại: Khe ngang và khe dọc và có thể được xẻ trên mặt (xẻ mồi) đểtạo khe giả.Khe dãnKhe dãn chủ yếu là để tạo một khoảng trống để tấm mặt đường dãn ra, do đó ngăn ngừa sựphát triển của ứng suất nén làm cho tấm có thể bị uốn vồng.Nên giảm thiểu các khe dãn, chỉ dùng tại vị trí loại mặt đường thay đổi và nơi tiếp giáp với cácchướng ngại vật cứng; trong trường hợp tiếp giáp với mố cầu, còn sử dụng các neo mặtđường. Các khe dãn rộng hơn khe co và một đầu của thanh truyền lực có mũ để thanh có thểdi chuyển.Khe thi công:Để tạo sự dễ dàng cho việc thi công tiếp theo.2.3.3. Dạng hình học của các khe nốiCác yêu cầu về hình học của khe nối được quy định như sau:Khe ngang:Khoảng cách lớn nhất giữa hai khe ngang trong mặt đường bê tông thông thường có khe nốilà 4.5m. Trong mặt đường bê tông cốt thép có khe nối, khoảng cách giữa các khe ngang là từ8m đến 12m .1chiều dầy tấm.4•Các khe ngang giả phải được xẻ sâu bằng•Tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng của tấm bê tông trong mặt đường bê tông thôngthường có khe nối không được vượt quá 1.25.•Các thanh truyền lực phải được đặt trong tất cả các khe ngang của mặt đường bêtông cốt thép có khe nối và được đặt trong các khe ngang của mặt đường bê tôngthông thường có khe nối khi tải trọng trục xe vượt quá 100 kN. Khi có sử dụng cácthanh truyền lực, các khe ngang phải thẳng góc với tim mặt đường và các thanhtruyền lực phải được đặt chính xác (thẳng góc với khe ngang và song song với mặttấm), cho phép sai lệch ± 0.5% lúc đổ bê tông và ± 1.0% khi mặt đường đã hoànthành.Khe dọc:•Các khe dọc của tất cả các loại mặt đường bê tông xi măng poóc lăng không đượcbố trí dưới vệt bánh xe.•Chiều rộng của tấm nên rộng hơn làn xe bằng cách mở rộng thêm ít nhất là 0.6m ởphía mép tự do của mặt đường (mở rộng làn xe ngoài cùng thêm 0.6m)•Các khe dọc giả phải được xẻ sâu bằng121chiều dầy tấm.3TCVN xxxx:xx2.4•Các khe thi công dọc trong lớp móng cứng phải được bố trí trong phạm vi 15 cm tạivị trí các khe dọc của tấm bê tông xi măng poóc lăng nhằm để tránh nứt phản ánhkhông được trù liệu trước trong tấm bê tông•Khoảng cách lớn nhất giữa các khe dọc là 4.3m.•Tất cả các khe dọc phải được liên kết (đặt các thanh liên kết), trừ khi chiều rộng mặtđường lớn hơn 16m.•Khi khe dọc được bố trí ở vị trí nhỏ hơn 3 m kể từ cạnh tự do thì không được xẻ khesâu 1/3 chiều dầy tấm (có nghĩa là không được dùng khe giả, vì đường nứt sẽ phátsinh ở chính giữa tấm), mà nên cho máy rải tiến hành rải đợt 2 cho phần này.Qui định về các thanh truyền lực (thanh truyền tải trọng).Các thanh truyền lực tiêu biểu là các thanh thép tròn cấp 280 (AASHTO M.31) hoặc tươngđương, dài không nhỏ hơn 450 mm và thường dùng là 500 mm cho cả các khe co và khe dãnvà đặt cách nhau 300mm tính từ tim thanh thép. Thanh truyền lực phải thẳng, hai đầu thanhkhông bị ráp, sần sùi. Đường kính của thanh truyền lực xác định theo kinh nghiệm. Các đườngkính thích hợp của thanh truyền lực được ghi trong bảng 2.1Bảng 2.1 Đường kính tối thiểu của thanh truyền lực.Chiều dầy tấm bê tông xi măng;D(cm)Đường kính thanh truyền lực (mm)16 < D ≤ 202420 < D ≤ 2528D>2532Hơn một nửa thanh truyền lực phải được quét chất chống dính bảo đảm không dính với bêtông về một bên của khe nối. Các thanh truyền lực phải đặt thẳng hàng, nếu không thì khe nốibị kẹt cứng và có thể bị phá hỏng.2.5Qui định về các thanh liên kết.Các thanh liên kết giữ cho tấm mặt đường không bị tách xa nhau tại các khe dọc, trong khivẫn cho phép tấm bê tông uốn vồng mà không bị kiềm chế quá múc.Đường kính tiêu biểu của thanh liên kết là 12 mm, dài 1m , là các thanh thép gờ được bố trí tạichính giữa chiều dày tấm ở các khe nối. Dùng thanh liên kết đường kính 12 mm thích hợp hơnđường kính lớn vì dính bám với bê tông tốt hơn.Khoảng cách giữa các thanh thép liên kết được xác định tuỳ thuộc vào các thông số như hệ sốma sát ở mặt tiếp xúc của tấm, chiều rộng của tấm và khoảng cách đến cạnh tự do gần nhấtcủa mặt đường. Khoảng cách giữa các thanh liên kết không được lớn hơn 1.20m; có thể thamkhảo ở bảng 2.2 khi dùng thép cấp 420 (AASHTO M.31) hoặc tương đương và nhân tố ma sátở mặt tiếp xúc là 1.5.13TCVN xxxx:xxBảng 2.2 Khoảng cách lớn nhất giữa các thanh liên kết (khi f = 1.5), mChiềudầytấmbêtông(mm)2.6Khoảng cách từ khe dọc đến cạnh tự do gần nhất của mặt đường (m)3.5φ =12mm71012φ =16mm φ =12mm φ =16mm φ =12mm φ =16mm φ =12mm φ =16mm201.21.20.50.750.40.60.30.4250.81.20.450.60.330.50.250.35300.70.90.350.450.250.350.250.3Quy định về vật liệu chèn kheVật liệu chèn khe phải đảm bảo tính đàn hồi, dính bám chặt với bê tông, không thấm nước,không dòn khi lạnh, không chảy khi nóng.Có thể dùng vật liệu chèn khe đun nóng rồi rót vào các khe dọc và khe co ngang, như các loạivật liệu có tính đàn hồi phù hợp với tiêu chuẩn AAHSTO M282, hoặc silicon phù với tiêu chuẩnTT- S-1543, loại A.Có thể dùng các thanh chèn khe chế tạo sẵn từ nhựa bitum, hoặc vật liệu đàn hồi (AASHTOM33, AASHTO M153, AASHTO M213) để nhét vào các khe dãn.2.7Yêu cầu về lớp móng trên2.7.1 Các yêu cầu về lớp móng trên nằm dưới tấm mặt đường bê tông xi măng poóc lăngthay đổi tuỳ theo vật liệu làm lớp móng trên và được ghi trong bảng 2.314TCVN xxxx:xxBảng 2.3 Các lớp móng trên được dùng trong kết cấu mặt đường cứng.TTVật liệuModun đàn hồi tốithiểu(MPa)1Chiềudầy tốithiểuChiều dầytối đa cóhiệu quả lulènVật liệu thicông theotiêu chuẩnAASHTO/(cm)ASTM1525AASHTOM1571015 (25)710(12)D35151015(20)D2940(cm)Trị số CBR tối thiểu2(%)110,0001Hỗn hợp bê tôngnghèo (trộn ướt)(3)R28ng > 5MPa(3)R28ng < 15MPa23≥ 4800Cấp phối đá dămloại 1 gia cố vớixi măng(3)Hỗn hợp đá dămtrộn nhựa bitum≥1380(4)4Cấp phối đá dămloại 1 (loại đávôi), (chỉ dùngkhi lưu lượnggiao thông nhỏ)R7ng ≥ 4MPađộ ổn đinh Marshall ≥4kN≥ 200≥ 80Ghi chú:(1) Modun đàn hồi MR của vật liệu làm lớp móng trên được thí nghiệm theo Tiêu chuẩnAASHTO T - 292 và ASTMD - 4123 tuỳ theo loại vật liệu.(2) Trị số CBR của vật liệu được thí nghiệm theo AASHTO T193.(3) Cường độ chịu nén nở hông tự do, theo thí nghiệm ASTM D 1633(4) Độ ổn định Marshall theo thí nghiệm ASTM D 1559 hoặc AASHTO T245.Các trị số trong ngoặc () của chiều dầy tối đa có hiệu quả lu lèn chỉ được dùng khi kỹ sưTư vấn cho phép.2.7.2 Đối với lớp móng bằng hỗn hợp bê tông nghèo cần có hàm lượng xi măng ≥ 250 kg/m3(bao gồm ≥ 90 kg/m3 poóc lăng xi măng và ≥ 100 kg/m3 tro bay). Độ co ngót tại 21 ngày trongkhông khí phải ≤ 0.000450 (đo theo AASHTO T160)•Mở rộng thêm ra ngoài tấm bê tông xi măng mỗi bên ít nhất là 5 cm.•Mặt phải bằng phẳng không có chỗ sứt mẻ.15TCVN xxxx:xx•Dùng nhũ tương parafin tưới 2 lần (tối thiểu 0.2l/m2) lên trên mặt để chống dính;tưới lần thứ nhất để làm lớp màng dưỡng hộ bê tông ngay sau khi lớp nước xi măngđược quét đi, còn lần tưới thứ hai là để đảm bảo chống dính.2.7.3 Đối với các lớp móng khác với lớp móng bằng hỗn hợp bê tông nghèo, phải làm thêmmột lớp vật liệu không thấm nước, có ma sát nhỏ và đồng nhất đặt giữa lớp móng và tấm bêtông xi măng poóclăng. Lớp này có chiều dày tối thiểu là 3 cm làm bằng bê tông nhựa cỡ hạtdanh định 9.5 mm đối với đường cao tốc và đường ôtô cấp cao. Nếu cốt liệu của lớp bê tôngnhựa này không phải là đá vôi thì trộn thêm khoảng 2% bột đá vôi vào.2.8Yêu cầu về lớp móng dưới:2.8.1 Các yêu cầu đối với lớp móng dưới của mặt đường bê tông xi măng poóc lăng như sau:•Chiều dầy ≥ 30 cm.•Chỉ số CBR của mẫu sau khi ngâm nước ≥ 30 (thí nghiệm theo AASHTO.T193)•Mở rộng ra khắp cả chiều rộng nền đường.•Đầm lèn 0.98 độ đầm lèn tiêu chuẩn (theo AASHTO.T180)•Láng nhựa rải đá nhỏ 7 mm trên mặt lớp móng dưới đã đầm chặt, láng nhựa rộnghơn lớp móng trên 1 m, để vật liệu lớp móng dưới không bị thấm ướt, để tạo đượcmột mặt bệ cho máy rải bê tông đi và để cho máy móc thi công đi lại.Các chi tiết về vật liệu làm lớp móng dưới của mặt đường cứng được trình bày trong bảng 2.416TCVN xxxx:xxBảng 2.4 Các lớp móng dưới dùng trong kết cấu mặt đường cứng.TTVật liệuModun đàn hồi tốithiểuChiềudầy tốithiểu(MPa)1(cm)Trị số CBR tối thiểu2(%)Chiều dầytối đa cóhiệu quả lulènVật liệu thicông theotiêu chuẩnAASHTO/(cm)ASTM1Cấp phối đádăm loại II(B)≥ 100≥ 301015 (20)D 29402Cấp phốithiên nhiên(cấp phối đồi,núi, cuộisỏi,v.v…)≥ 100≥ 301015 (20)M 1473Đất cát gia cốxi măng(3)R7 ≥ 1 MPa1015 (20)4Đất sét(dính) gia cốvôiR7 ≥ 0.8 MPa1015 (20)5Cấp phốithiên nhiên(chất lượngthấp) gia cốvới xi mănghoặc với vôiR7 ≥ 1.5 MPa1015 (20)Ghi chú:(1) Modun đàn hồi MR của vật liệu làm lớp móng được thí nghiệm theo Tiêu chuẩnAASHTO T292 và ASTM D - 4123, tuỳ theo loại vật liệu.(2) Trị số CBR của vật liệu được thí nghiệm theo AASHTO T193,(hoặc TCN332-06)(3) Cường độ chịu nén nở hông tự do, theo thí nghiệm ASTM D 1633.Các trị số trong () của chiều dầy tối đa có hiệu quả lu lèn chỉ được dùng khi kỹ sư tư vấncho phép.2.9Yêu cầu về lớp đáy móng2.9.1 Khi nền đất có trị số CBR < 6, cần làm một lớp đáy móng có chiều dày tối thiểu 30 cmlên trên nền đất và trị số CBR của mẫu ngâm nước phải > 10.2.9.2 Một phương án khác là gia cố đất nền (bằng vôi hoặc xi măng) để nâng các chỉ tiêu chấtlượng lên.2.9.3 Phải rải lớp đáy móng khắp chiều rộng mặt nền đường và đầm nén đạt trên 0.98 độđầm lèn Tiêu chuẩn theo AASHTO T180 .17TCVN xxxx:xx2.10Yêu cầu về nền đất.Cao độ của đáy lớp đáy móng (tức đỉnh lớp đất nền) nên cao hơn cao độ mực nước ngầm dựđoán (hoặc cao độ mực nước đọng thường xuyên), theo TCVN 4054.2.11Yêu cầu về lề đường.2.11.1 Độ dốc ngang của lề đường được gia cường phải bằng độ dốc ngang của phần xechạy. Độ dốc ngang của lề đất phải bằng 6%.2.11.2 Mặt cắt kết cấu của lề đường cần phải được thiết kế phù hợp với TCVN 4054, chiềudầy tấm tối thiểu là 18cm .Trường hợp tổng số trục xe chạy lấn ra lề vượt quá lượng xe dựtính (1000000 ESALs) thì phải thiết kế lề đường cho tương xứng (theo 22 TCN - 274 cho lềbằng bê tông nhựa, và theo tiêu chuẩn này nếu lề bằng bê tông xi măng)2.12Yêu cầu về thoát nước của mặt cắt kết cấu mặt đường.2.12.1 Cấu tạo, hình dáng và kích thước các bộ phận của mặt cắt kết cấu mặt đường cần phảiđảm bảo cho nước mặt thoát nhanh dễ dàng, hạn chế hoặc ngăn chặn nước ngầm thấm vàođáy của mặt cắt kết cấu mặt đường, và ngăn chặn nước thấm vào vật liệu của kết cấu mặtđường. Tất cả các khe ngang và khe dọc, trừ các đường nứt ngang trong mặt đường bê tôngcốt thép liên tục, đều phải được chèn bằng vật liệu chèn khe để giảm thiểu sự xâm nhập củahơi ẩm và không để các vật cứng rơi vào các khe.2.12.2 Cần bố trí cấu tạo thoát nước ở mép mặt đường cứng về phía thấp tại mặt phân cáchcủa tấm bê tông xi măng poóc lăng với lớp móng để thu nước đã chảy xuyên qua các đườngnứt trong tấm bê tông xi măng, trừ khi lớp móng đã được mở rộng ra khắp mặt nền đường.Các yêu cầu của cấu tạo thoát nước ở mép mặt đường được trình bày ở hình 2.3 là:•Cấu tạo này được làm bằng bê tông không có cốt liệu mịn (để có đủ độ rỗng chonước thấm qua), cường độ chịu nén nở hông tự do ở 28 ngày tuổi > 5 MPa (theoTiêu chuẩn ASTM D1633), được bao bọc bằng vải lọc không dệt (vải địa kỹ thuật),bên trong là một ống bằng PVC đường kính 6.5 cm, ống có gợn sóng và được đụclỗ (xem hình 2.3)•Nước được dẫn thoát ra ngoài ở mỗi khoảng cách xa nhất là 60m, và ở những nơicó bố trí hệ thống thoát nước ngầm thì ống được nối với hệ thống này.18TCVN xxxx:xxHình 2.3 Cấu tạo thoát nước ở mép mặt đường2.13Trường hợp tấm bê tông xi măng đặt trên đất yếu bị lún và đất đắp còn cố kết.2.13.1 Chỉ thi công tấm bê tông xi măng poóc lăng khi sự cố kết chủ yếu của đất lún đã hoànthành. Sự cố kết ở giai đoạn đầu thường cần đến 2 năm hoặc hơn nữa, nếu không có cácbiện pháp đẩy nhanh quá trình như dùng bấc thấm hoặc gia tải trước.2.13.2 Ở những nơi có dự báo sẽ có lún từ biến sau cố kết chủ yếu, hoặc mặt đường đượcmở rộng thêm trên phần mở rộng của nền đường hiện hữu, thì không nên dùng mặt đường bêtông thông thường có khe nối, mà nên dùng mặt đường bê tông cốt thép có khe nối. Khi dựbáo có lún từ biến không đồng nhất và nếu sẽ dùng lớp bê tông nhựa để bù sửa thì nên dùngmặt đường bê tông cốt thép liên tục. Loại mặt đường này ít gây ra các đường nứt phản ánhtrong lớp bê tông nhựa.2.13.3 Để thích nghi với sự cố kết của đất đắp đầu cầu, cần dùng các tấm bê tông cốt thép (thiết kế các tấm này là phần việc của thiết kế cầu).19TCVN xxxx:xx20TCVN xxxx:xxTIÊU CHUẨN THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG CỨNGCHƯƠNG 3 THIẾT KẾ CHIỀU DẦY TẤM.3.1Tổng quan.Thiết kế chiều dầy mặt đường cứng dựa trên “Phần bổ sung (1998) cho bản Hướng dẫn thiếtkế kết cấu mặt đường của AASHTO”.Trong phần bổ sung 1998 của AASHTO có tính đến ảnh hưởng của khí hậu đến chiều dầy củatấm bê tông, ảnh hưởng này được biểu thị bằng độ chênh lệch nhiệt độ TD, nó là các số liệuđầu vào của tốc độ gió trung bình năm, nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa trung bìnhnăm.Có sẵn phần mềm máy tính bằng đơn vị đo lường US (của Mỹ) để sử dụng tải từ và . Các vídụ sử dụng phần mềm này được giới thiệu ở Chương 3 của bản “Chỉ dẫn kỹ thuật”Để tránh các sai số trong khi chuyển đổi đơn vị và tính toán trong các công thức thiết kế chiềudầy, nên dùng phần mềm đã có bằng cách đổi các đơn vị đo theo SI (hệ thống quốc tế) của sốliệu đầu vào ra đơn vị đo theo US, và đổi số liệu về chiều dầy ở đầu ra trở lại theo đơn vị đocủa SI. Bảng chuyển đổi từ các đơn vị đo theo SI sang US cho các số liệu đầu vào đã đượcđưa vào “Chỉ dẫn kỹ thuật”.3.2Thiết kế mặt đường cứng.Thiết kế mặt đường bê tông của các loại khác nhau:Mô hình thiết kế chiều dầy mà Tiêu chuẩn này căn cứ vào đã được lập ra và có giá trị riêngcho mặt đường bê tông thông thường có khe nối; đối với loại mặt đường này khoảng cáchgiữa các khe nối là một trong những số liệu đầu vào quan trọng cần thiết cho thiết kế, ảnhhưởng đến các ứng suất nhiệt uốn vồng và như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc phát sinh cácđường nứt.Chọn lựa đúng chiều dầy tấm và khoảng cách các khe nối là điều cần thiết để kiểm soát sựphát triển các đường nứt ngang ở một điều kiện khí hậu, lớp móng và nền đất đã cho. Đối vớimặt đường bê tông cốt thép có khe nối, phương pháp thiết kế này cho phép tính ra một chiềudầy tấm và lượng cốt thép đủ để giữ hai mép của đường nứt ngang khít lại, nhằm giữ cho cáccốt liệu (của bê tông) vẫn được chèn móc vào nhau. Khoảng cách khe nối của mặt đường bêtông cốt thép lớn hơn nhiều, còn mặt đường bê tông cốt thép liên tục thì không có khe nối,đường nứt hình thành trong các loại mặt đường này cần phải được giữ khít lại nhờ có đủlượng cốt thép.Dùng phương pháp thiết kế này để xác định chiều dầy tấm thích hợp cho mặt đường bê tôngcốt thép có khe nối hoặc cho mặt đường bê tông cốt thép liên tục đòi hỏi phải chọn một số liệuđầu vào “giả thiết” cho khoảng cách khe nối.Sau đây là các trị số đầu vào cho khoảng cách khe nối khi dùng phương pháp thiết kế này, đểkết quả có được một chiều dầy thiết kế hợp lý:•Đối với mặt đường bê tông thông thường có khe nối (JPCP). Dùng khoảng cách khenối thực tế, m.21TCVN xxxx:xx•Đối với mặt đường bê tông cốt thép có khe nối (JRCP):Dùng khoảng cách khe nốithực tế nếu nó nhỏ hơn 9m, hoặc lấy lớn nhất là 9 m (dùng trị số này chỉ để tính rachiều dầy thiết kế của tấm).•Đối với mặt đường bê tông cốt thép liên tục (CRCP): Dùng 4.6 m (dùng trị số “giảthiết “ này chỉ để tính ra chiều dầy thiết kế của tấm).3.2.1 Tính modun phản lực nền hữu hiệu (trị số k).Modun phản lực nền (trị số k) được định nghĩa là một trị số đo được hay một trị số ước tínhtrên mặt của nền đất đã hoàn thiện hoặc trên mặt của nền đắp, trên đó sẽ xây dựng lớp móngvà tấm bê tông. Trị số k biểu thị cho nền đất (và nền đắp, nếu có); nó không biểu thị cho lớpmóng. Lớp móng được xem như là một lớp kết cấu của mặt đường đi cùng với tấm bê tông,và do đó chiều dầy và modun của lớp móng là các số liệu đầu vào quan trọng trong việc xácđịnh chiều dầy cần thiết của tấm (xem 3.2.2). Có thể dùng một trong 3 phương pháp sau đểxác định trị số k:a) Tra bảng tương quan giữa k với loại đất, và với các đặc trưng khác của đất (xem3.2.1.2)b) Thí nghiệm đo chậu võng và tính ngược lại (xem 6.2.5.4., chương 6)c) Thí nghiệm bằng tấm ép chịu tải.3.2.1.1 Các bước xác định trị số k thiết kế.Trị số đầu vào của k cần thiết cho phương pháp thiết kế này được xác định theo các bước sauđây:1. Chọn một trị số k cho mỗi mùa.2. Xác định một trị số k hữu hiệu đã được hiệu chỉnh theo mùa.Cần chú ý rằng phương pháp luận thiết kế của AASHTO đòi hỏi một trị số k trung bình, khôngphải là giá trị thấp nhất đo được. Cũng cần chú ý là không áp dụng việc hiệu chỉnh thêm “tổnthất gối đỡ” cho trị số k.3.2.1.2 Bước 1: Chọn một trị số k của nền đất cho mỗi mùa.Mùa được định nghĩa là một thời kỳ trong một năm (mùa khô, mùa mưa và các thời kỳ chuyểnmùa).Số lượng mùa và thời gian của mỗi mùa trong năm phụ thuộc vào khí hậu của khu vực xâydựng mặt đường.Tiêu chuẩn này có trình bày cách chọn một trị số k thích hợp, căn cứ vào các số liệu phân loạiđất, mức độ ẩm, tỉ trọng, trị số CBR hoặc chỉ số xuyên động (DCP). Các phương pháp tươngquan này đã được xử lý trước để dùng trong thiết kế.3.2.1.2.1 Trị số k và sự tương quan đối với các loại đất dính (A-4 đến A-7). Khả năng chịu tảicủa các loại đất dính chịu ảnh hưởng lớn của mức độ bão hoà (Sr, phần trăm) của chúng. Độbão hoà là một hàm số của hàm lượng nước (W, phần trăm), dung trọng khô ( γ , kg/m3), vàtrọng lượng riêng (Gs):Sr =W⎛ 1000 ⎞ ⎛⎜ 1⎟⎟ −⎜⎜⎝ γ ⎠ ⎜⎝ G s22⎞⎟⎟⎠(3.1)TCVN xxxx:xxTrị số k nên dùng đối với loại đất hạt mịn là một hàm số của mức độ bão hoà như được trìnhbày ở hình 3.1. Mỗi đường thể hiện trị số trung bình của một khoảng giá trị hợp lý của k. Trịsố giới hạn dưới hợp lý của k khi độ bão hoà 100 phần trăm là 7 kPa/mm. Ví dụ, đối với loạiđất A - 6 có thể cho rằng trị số k nằm trong khoảng từ 49 đến 70 kPa/mm khi độ bão hoà là 50phần trăm, và trong khoảng từ 7 đến 23 kPa/mm, khi độ bão hoà là 100 phần trăm.Hai loại khác của vật liệu có thể xếp vào loại A - 4: vật liệu chủ yếu là phù sa (ít nhất là 75phần trăm lọt qua sàng 75 μ m, có thể là chất hữu cơ), và hỗn hợp của phù sa, cát và sỏi cuội(có đến 64 phần trăm nằm trên sàng 75 μ m). Loại vật liệu đầu có thể có dung trọng vàokhoảng từ 1442 đến 1682 kg/m3 và trị số CBR vào khoảng từ 4 đến 8. Loại sau có dung trọngvào khoảng từ 1602 đến 2002 kg/m3 và trị số CBR vào khoảng từ 5 đến 15. Đường được liệtvào loại A - 4 trong hình 3.1 đại diện cho nhóm vật liệu đầu nhiều hơn. Nếu vật liệu là loại A4nhưng có các tính năng của nhóm vật liệu bền vững hơn trong loại A4 thì dùng trị số k caohơn ứng với một mức độ bão hoà nào đó đã cho là thích hợp (ví dụ, theo đường của A – 7 - 6trong hình 3.1).kPa/mmDeleted: ¶Deleted: ¶67.861.054.247.440.733.927.120.313.66.80Hình 3.1 Quan hệ giữa trị số k với độ bão hoà của đất dínhKhoảng giá trị k nên dùng cho các loại đất hạt mịn, cùng với các khoảng giá trị tiêu biểu củadung trọng khô và trị số CBR của từng loại đất được tóm tắt trong bảng 3.1.23Formatted: Font: 10 ptTCVN xxxx:xx3.2.1.2.2 Trị số k và các tương quan đối với các loại đất không có tính dính (A1 và A3).Khả năng chịu tải của vật liệu không có tính dính ít nhạy cảm đối với sự thay đổi độ ẩm và phụthuộc chủ yếu vào độ rỗng và trạng thái ứng suất toàn phần của chúng. Khoảng giá trị k nêndùng cho các loại đất không có tính dính cùng với các khoảng giá trị của dung trọng khô và trịsố CBR của từng loại đất được tóm tắt trong bảng 3.1.3.2.1.2.3 Trị số k và các tương quan đối với đất loại A-2. Đất thuộc loại A-2 là tất cả vật liệuhạt nằm giữa A-1 và A-3. Mặc dù khó dự đoán tính chất của các vật liệu có một sự biến đổitính chất rộng như thế, các số liệu đã có cho thấy là các loại vật liệu A-2 có khả năng chịu tảitương tự như vật liệu không có tính dính có cùng dung trọng. Các khoảng giá trị nên dùng củak đối với các loại đất A-2, cùng với các khoảng giá trị của dung trọng khô và trị số CBR củatừng loại đất được tóm tắt trong bảng 3.13.2.1.2.4 Tương quan của trị số k với trị số CBR. Hình 3.2 minh hoạ khoảng giá trị gần đúng kcó thể gặp của mỗi loại đất cùng với trị số CBR đã cho.3.2.1.2.5 Tương quan của trị số k với chỉ số xuyên động (DCP). Hình 3.3 minh hoạ khoảng giátrị k có thể gặp của các loại đất (theo phương pháp thí nghiệm ASTMD.6951) cùng với chỉ sốxuyên đã cho (mm / cú đập), đo được bằng chùy xuyên động. Đây là một thiết bị thí nghiệmcầm tay có thể dùng để thí nghiệm nhanh rất nhiều vị trí dọc theo một tuyến. Thiết bị chùyxuyên động (DCP) cũng có thể xuyên qua lớp mặt bằng bê tông nhựa và lớp láng mặt để thínghiệm tầng nền phía dưới.3.2.1.2.6 Ấn định trị số k theo mùa.Trong các nhân tố cần kể đến khi chọn lựa giá trị k theo mùa còn có sự thay đổi của mựcnước ngầm theo mùa và lượng mưa theo mùa.24TCVN xxxx:xxBảng 3.1 Khoảng giá trị k nên dùng đối với các loại đất khác nhau.Cấp đất theoAASHTOMô tảCấpthốngnhấtDungtrọng khô(kg/m3)CBR (%)Trị số k(kPa/mm)2000-224060-8080-1201920-208035-6080-110Đất hạt toA-1-a, cấp phối tốtSỏiGW, GPA-1-a, cấp phối xấuA-1-bCát hạt toSW1760-208020-4050-110A-3Cát hạt nhỏSP1680-192015-2540-80Đất A - 2 (vật liệu hạt với lượng hạt mịn cao):A-2-4, sỏiSỏi phù saA-2-5, sỏiSỏi pha cát phù saA-2-4, đất cátCát phù saA-2-5, đất cátCát pha sỏi phù saA-2-6, đất sỏiSỏi pha sétA-2-7, đất sỏiSỏi pha cát sétA-2-6, đất cátCát pha sétA-2-7, đất cátCát pha sỏi sétGM2080-233040-8080-135SM1920-216020-4080-110GC1920-224020-4050-120SC1680-208010-2040-951440-16804–87- 45*1600-20005 – 1511 - 60*Đất hạt mịnA–4Phù saML, OLHỗn hợp phù sa/cát/sỏiA–5Phù sa có cấp phối xấuMH1280-16004–87 - 50*A–6Sét dẻoCL1600-20005 – 157 - 70*A-7-5Dẻo vừaCL, OL1140-20004 – 157 - 60*A-7–6Sét đàn hồi dẻo caoCH, OH1280-17603–511 - 60*•Trị số k của đất hạt mịn phụ thuộc nhiều vào độ bão hoà, xem hình 3.1.•Khoảng giá trị k nên dùng này áp dụng cho lớp đất đồng nhất có chiều dầy tối thiểulà 3m.•1lb/ft3 = 16.018 kg/m3; 1psi/in = 0.271 kPa/mm25

Tài liệu liên quan

  • TCXDVN 293-2003-Chong nong nha o-chi dan thiet ke.doc TCXDVN 293-2003-Chong nong nha o-chi dan thiet ke.doc
    • 71
    • 869
    • 2
  • TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ÁO ĐƯỜNG CỨNG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ÁO ĐƯỜNG CỨNG
    • 24
    • 7
    • 14
  • Tiêu chuẩn Việt Nam: Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế Tiêu chuẩn Việt Nam: Áo đường mềm - Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế
    • 83
    • 1
    • 3
  • ÁO ĐƯỜNG MỀM – CÁC YÊU CẦU VÀ CHỈ DẪN THIẾT KẾ ÁO ĐƯỜNG MỀM – CÁC YÊU CẦU VÀ CHỈ DẪN THIẾT KẾ
    • 75
    • 2
    • 22
  • Tài liệu TCXDVN 293-2003-Chong nong nha o-chi dan thiet ke ppt Tài liệu TCXDVN 293-2003-Chong nong nha o-chi dan thiet ke ppt
    • 764
    • 338
    • 0
  • Google chỉ dẫn thiết kế, nội dung và chất lượng website cho webmaster doc Google chỉ dẫn thiết kế, nội dung và chất lượng website cho webmaster doc
    • 7
    • 291
    • 0
  • CHỈ DẪN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CHỈ DẪN THIẾT KẾ NỀN NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH
    • 356
    • 939
    • 2
  • CHỈ DẨN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TƯỜNG TRONG ĐẤT CHỈ DẨN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TƯỜNG TRONG ĐẤT
    • 15
    • 1
    • 6
  • Báo cáo khoa học: Báo cáo khoa học: "các phương pháp thiết kế mặt đường mềm sân bay" doc
    • 11
    • 599
    • 0
  • Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu lập chỉ dẫn thiết kế nút giao thông hình xuyến Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng đường ô tô và đường thành phố Nghiên cứu lập chỉ dẫn thiết kế nút giao thông hình xuyến
    • 107
    • 1
    • 10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.96 MB - 168 trang) - CHỈ DẪN THIẾT KẾ MẶT ĐƯỜNG CỨNG Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Mặt đường Bê Tông Xi Măng