Chỉ định Chụp Cộng Hưởng Từ (MRI) Với Tim Và Mạch Máu

Có thể có những lý do khác liên quan đến tình trạng sức khỏe của người bệnh để bác sĩ chuyên khoa đưa ra những tư vấn hay chỉ định chụp MRI tim.

Tuy không sử dụng tia bức xạ có hại nhưng chụp MRI tim vẫn tiềm tàng những rủi ro. Vì thế MRI tim sẽ không được chỉ định nếu bệnh nhân có:

  • Cấy máy trợ tim hoặc máy khử rung tim;
  • Gặp tình trạng phình động mạch nội sọ;
  • Cấy ghép ốc tai điện tử;
  • Một số thiết bị bằng kim loại như khớp nhân tạo;
  • Cấy ghép một số loại kim để tiêm, truyền thuốc;
  • Có đặt vòng tránh thai đối với phụ nữ;
  • Mảnh đạn còn sót lại trong cơ thể;
  • Mắc suy thận nặng.

Nếu bệnh nhân đang mang thai trong 3 tháng đầu, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác. Đối với trường hợp thai nhi trên 3 tháng, MRI có thể an toàn tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần được trao đổi về những lợi ích và rủi ro của MRI trước khi tiến hành.

Trong một số trường hợp bệnh nhân chụp cộng hưởng từ được tiêm thuốc đối quang từ qua đường tĩnh mạch nhằm thu được hình ảnh các mô và cơ quan rõ ràng hơn. Những loại thuốc này có nguy cơ gây dị ứng, vì thế người bệnh cần trao đổi với bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi áp dụng phương pháp này. Ngoài ra thuốc đối quang từ còn có thể ảnh hưởng đến những bệnh nhân hen suyễn, thiếu máu, huyết áp thấp, bệnh thận và bệnh hồng cầu hình liềm.

Xơ hóa hệ thống thận là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của việc sử dụng thuốc cản quang trong chụp cộng hưởng từ đối với những bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận. Vì thế nếu có tiền sử suy thận, ghép thận, bệnh gan hoặc đang chạy thận nhân tạo cần thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi được tiêm thuốc đối quang từ.

Từ khóa » Mri Mạch Máu