Chị Em Dâu, Làm Sao để Không Thành "bầu Nước Lã"? - Gia đình
Có thể bạn quan tâm
Nếu anh em rể (hay còn gọi là cột chèo, đồng hao) thường tỏ ra thân thiết thì chị em dâu chẳng mấy khi hòa thuận.
Chị em dâu thường bất hòa do nhiều nguyên nhân như sự khác biệt về địa vị xã hội, lợi ích kinh tế, giáo dục con cái, phân công công việc trong gia đình…
Trước hết, chị em dâu không có quan hệ máu mủ (trừ trường hợp chị em ruốt lấy anh em ruột), chỉ khách quan tình cờ mà sống bên cạnh nhau. Về mặt quản lý gia đình, mỗi người có cách riêng của mình; về mặt tài chính, mỗi người có ngân quỹ riêng. Vì cuộc sống ra riêng trong tương lai nên mỗi người đều cố gắng “xây dựng lực lượng” riêng, ít nghĩ đến gia đình lớn mà chỉ chăm lo vun vén cho gia đình nhỏ của mình, khiến trong nhà xuất hiện khuynh hướng “ly tâm”. Ngay cả khi sống riêng thì mối quan hệ giữa chị em dâu cũng ít khi tốt đẹp, hoàn hảo.
Trong gia đình, anh em ruột hòa thuận thì không khí trong nhà luôn vui vẻ, nhưng nếu mối quan hệ giữa chị em dâu không tốt thì khó tránh khỏi những chuyện khó xử, có khi trở thành những hệ lụy nặng nề.
Bởi thế, chị em dâu cùng đều phải các học cách kiểm soát mối quan hệ của chính mình:
Không để lòng ghen chiến thắng, không đẩy hiềm khích đi xa
Là con cái, có đóng góp cha mẹ bao nhiêu cũng không thể lấy làm đủ, với nhà chồng, chị em dâu không nên tính toán quá chi li; nếu đóng góp nhiều hơn người khác thì nên thấy thế làm vui chứ đừng cảm thấy mình bị thiệt thòi. Chị em dâu cũng đừng nên lấy bụng dạ hẹp hòi, ganh ghét mà đối xử với nhau như tình huống sau đây: thấy một người tỏ ra hiếu kính với cha mẹ chồng, những người còn lại xúm vào bới móc, mỉa mai, khiến người kia phát sợ, cuối cùng không dám thể hiện lòng hiếu kính nữa. Ngược lại, nếu có ai thuận thảo hiếu kính hơn, những người khác nên lấy đó làm gương để noi theo.
Đừng đòi hỏi sự “công bằng”
Thực tế, mẹ chồng bạn là một người phụ nữ. Và đã là phụ nữ thì thường… cảm tính! Hãy thông cảm với điều đó. Nếu có được một người mẹ chồng thương hai cậu con trai, thương hai cô con dâu đồng đều như nhau thì là một chuyện quá sức lý tưởng. Nhưng nếu mẹ chồng bạn không được thế thì hãy biết rằng đây chỉ là lẽ bình thường. Sau này, khi bản thân bạn làm mẹ, tuy nói “thương các con như nhau” nhưng bạn thử xem, hẳn là chính bạn cũng có tình cảm với đứa này hơn đứa khác tí chút. Con út thì dễ được cưng hơn. Đứa con tình cảm hay quấn quýt mẹ thì dễ được chiều chuộng hơn. Hiểu điều này và chấp nhận điều này, bạn sẽ bớt có sự so đo không đáng có.
Mẹ chồng bạn nếu có một chút thiên lệch với hai con trai, dẫn đến “nhiều chút” thiên lệch với hai cô con dâu cũng chỉ là điều dễ hiểu. Đừng giận hờn và giữ trong lòng tâm lý ghét chị em bạn dâu của mình chỉ vì cô ấy được mẹ chồng… cưng hơn! Khi bạn rộng mở tấm lòng, nhìn nhận vấn đề nhẹ nhàng, xem đây chỉ là chuyện thường gặp của mọi gia đình, chính bạn sẽ thấy thoải mái và dễ thở. Hãy biết rằng, khi bạn thoải mái, mẹ chồng bạn và chị em bạn dâu của bạn cũng sẽ thoải mái theo. Điều đó rất tốt cho mối quan hệ vốn đã khá nhạy cảm này.
Tránh “chung đụng”
Nhiều người nghĩ chị em bạn dâu là những người cùng hoàn cảnh, như vậy sẽ dễ gần gũi, cảm thông, yêu thương nhau chứ! Nhưng sự thật không phải vậy. Hai người phụ nữ xa lạ tự dưng về chung sống trong một gia đình, họ rất dễ “kèn cựa” nhau khi thấy người này người kia được yêu thương nhiều hơn, ít phải làm việc nhà hơn, được khen ngợi hơn…
Mẹ chồng mua cho cô con dâu này cái bánh mà không mua cho cô con dâu kia cũng đã thành đề tài dễ bị “ghim” trong lòng. Cô con dâu này đi làm về muộn trong khi cô con dâu kia phải lo liệu việc rửa chén, nấu cơm, thế là lập tức thành… lớn chuyện. Biết điều này vốn là khó tránh ở phụ nữ thì tốt nhất bạn nên hạn chế.
Mức độ hạn chế dễ thực hiện nhất và tốt nhất chính là tránh chung đụng dưới một mái nhà. Khi lập gia đình, trừ khi có hoàn cảnh quá ngặt nghèo không thể khác, còn lại bạn nên chủ động với việc xin sớm ra riêng. Ở riêng, tình cảm thấy vậy mà lại dễ bền chặt hơn. Bạn không phải ghim vào lòng từng thứ tủn mủn rồi đâm tủi thân, suy nghĩ lung tung, dẫn đến gây nên nhiều căng thẳng không đáng có.
Phân công công việc cụ thể
Tuy sống cùng một mái nhà, gia đình của mỗi người có lịch trình sinh hoạt khác nhau. Tốt nhất, chị em dâu chung nhà, chung bếp nhưng nên nấu nướng riêng để tránh việc tị nạnh, cãi nhau chuyện cơm nước nhà cửa, bất đồng do không thống nhất món ăn, khẩu vị chung, phân công trách nhiệm của mỗi người.
Nhiều gia đình còn cha mẹ chồng, người già vẫn muốn cả gia đình ăn chung với nhau ít nhất một bữa ăn trong ngày. Bạn và gia đình chị em dâu nên thống nhất sẽ ăn chung với ông bà vào buổi cơm sáng hoặc cơm tối. Trên lịch trình đó, phân chia công việc cụ thể như: chị đảm nhận bữa tối thì em đảm nhận bữa trưa, chị làm việc nhà thì em lo chuyện bếp núc, những ngày lễ tết hay đám tiệc thì chị em cùng nhau đảm đương không để cho chị dâu hoặc em dâu đảm nhận một mình.
Hai chị em nên ngồi lại với nhau, lịch sự nhưng thẳng thắn trao đổi những vấn đề không bằng lòng ở nhau: về chăm sóc con cái, bố mẹ chồng hay việc nhà…điều này sẽ khiến cho mối quan hệ chị dâu – em dâu bớt căng thẳng và từng bước được cải thiện.
Phương Nghi (t/h)
Từ khóa » Chị Em Bạn Dâu Là Gì
-
Cách Xưng Hô Trong Gia đình Việt Nam - Chân Đất
-
Chị Em Bạn Dâu - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Chị Em Bạn Dâu - Báo Khánh Hòa điện Tử
-
'chị Em Dâu' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Top 15 Chị Em Bạn Dâu Là Gì
-
Chị Em Bạn Dâu Quyết Chiến - Infonet
-
Từ Điển - Từ Chị Em Bạn Dâu Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Từ Chị Em Bạn Dâu Là Gì - Tra Cứu Từ điển Tiếng Việt
-
CHỊ EM BẠN DÂU - Phim Tâm Lý Tình Cảm Xã Hội Miền Tây Sông ...
-
Cuộc đua Của Chị Em Bạn Dâu - Báo Phụ Nữ
-
Chị Em Dâu Và “nguyên Tắc 3B” | Hôn Nhân - Gia đình
-
Chị Em Bạn Dâu Hay Bà Cô Bên Chồng Ai đáng Sợ Hơn? | Phụ Nữ
-
Chị Em Bạn Dâu, Các Mẹ Xử Lý Quan Hệ Như Thế Nào? - Webtretho
-
Cách Xưng Hô Họ Hàng (st) - Htr3n's