Chì(II) Nitrat – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Lịch sử
  • 2 Cấu trúc
  • 3 Điều chế và sản xuất
  • 4 Phản ứng hóa học Hiện/ẩn mục Phản ứng hóa học
    • 4.1 Tạo phức
    • 4.2 Oxy hóa và phân hủy
  • 5 Tính tan
  • 6 Ứng dụng
  • 7 An toàn
  • 8 Xem thêm
  • 9 Tham khảo
  • 10 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Đây là một bài viết tốt. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chì(II) nitrat
Danh pháp IUPACChì(II) nitrat
Tên khácChì nitratChì dinitrat
Nhận dạng
Số CAS10099-74-8
PubChem24924
ChEBI37187
Số RTECSOG2100000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES đầy đủ
  • [N+](=O)([O-])[O-].[N+](=O)([O-])[O-].[Pb+2]

InChI đầy đủ
  • 1S/2NO3.Pb/c2*2-1(3)4;/q2*-1;+2
UNII6E5P1699FI
Thuộc tính
Công thức phân tửPb(NO3)2
Khối lượng mol331,2 g/mol[1]
Bề ngoàiTinh thể trắng
Khối lượng riêng4,53 g/cm³ (20 °C)[1]
Điểm nóng chảy 470 °C (743 K; 878 °F)[1] phân hủy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước376,5 g/L (0 °C) 597 g/L (25 °C)[1] 1270 g/L (100 °C)
Độ hòa tan trong axit nitricKhông tan
Độ hòa tan trong ethanol0,4 g/L
Độ hòa tan trong methanol13 g/L
MagSus−74,0·10−6 cm³/mol[2]
Chiết suất (nD)1,782[3]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểLập phương tâm mặt, cP36
Nhóm không gianPa3, No. 205[4]
Hằng số mạnga = 0,78586 nm[4]
Các nguy hiểm
Phân loại của EURepr. Cat. 1/3Độc (T)Nguy hại (Xn)Nguy hiểm với môi trường (N)
NFPA 704

0 3 1  
Chỉ dẫn RR61, R20/22, R33, R62, R50/53
Chỉ dẫn SS53, S45, S60, S61
Điểm bắt lửaKhông cháy được
Các hợp chất liên quan
Anion khácChì(II) sunfatChi(II) chloride Chì(II) bromide
Cation khácThiếc(II) nitrat
Hợp chất liên quanThali(III) nitratBismuth(III) nitrat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?) Tham khảo hộp thông tin

Chì(II) nitrat hay nitrat chì(II) là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là Pb(NO3)2. Hợp chất này thường tồn tại dưới dạng tinh thể không màu hoặc bột màu trắng. Không giống như hầu hết các muối chì(II), hợp chất này có thể tan trong nước.

Chì(II) nitrat lần đầu được biết đến từ thời Trung cổ với cái tên plumb dulcis. Quá trình sản xuất chì(II) nitrat từ chì kim loại hoặc chì oxide phản ứng với acid nitric diễn ra với quy mô nhỏ, thường sử dụng để tổng hợp trực tiếp hợp chất chì khác. Trong thế kỷ XIX, chì(II) nitrat bắt đầu được sản xuất số lượng lớn với mục đích thương mại ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Trong lịch sử, hợp chất này chủ yếu là sử dụng làm nguyên liệu thô trong sản xuất bột màu sơn chì, tuy nhiên những loại sơn này sau đó đã bị thay thế bởi các loại sơn ít độc hại hơn, có thành phần là titani dioxide. Các ứng dụng công nghiệp khác bao gồm ổn định nhiệt trong nylon và polyester, và làm lớp phủ lên giấy sao chụp dùng nhiệt. Trong những năm 2000 trở lại đây, chì(II) nitrat đã bắt đầu được sử dụng để cyanide hóa vàng trong công nghiệp khai thác khoáng sản.

Chì(II) nitrat là một tác nhân oxy hóa. Đây là chất độc và được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) liệt vào danh sách các chất có thể gây ung thư (nhóm 2A). Do vậy cần phải bảo quản, sử dụng, tuân thủ các biện pháp an toàn nhằm tránh được những mối nguy tiềm tàng như tiếp xúc với da, hít hay nuốt phải. Do tính độc hại này, việc sử dung chì(II) nitrat trong sản xuất luôn phải được giám sát chặt chẽ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thời Trung Cổ, chì(II) nitrat đã được sản xuất như là một nguyên liệu thô để làm bột màu chì, ví dụ như màu vàng chromi (chì(II) chromat), cam chromi (chì(II) hydroxide chromat), và các hợp chất chứa chì tương tự. Những bột màu này được dùng để nhuộm, in lên vải chúc bâu Ai Cập hoặc các vải dệt khác.[5]

Năm 1597, nhà giả kim người Đức Andreas Libavius lần đầu tiên mô tả hợp chất, đặt tên muối là plumb dulciscalx plumb dulcis, nghĩa là "chì ngọt" ("sweet lead"), xuất phát từ vị ngọt của muối này.[6] Do khi nhiệt phân chì(II) nitrat tạo ra những tiếng nổ lách tách, người ta đã sử dụng nó để làm diêm và chất nổ như chì azide.[7]

Quy trình sản xuất muối khá đơn giản, chỉ cần hòa tan chì vào acid nitric và thu lấy kết tủa. Tuy nhiên trong nhiều thế kỉ, việc sản xuất hóa chất này khá nhỏ lẻ, và cho đến tận năm 1835 mới có báo cáo về việc sản xuất chì(II) nitrat ở quy mô công nghiệp nhằm cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất các hợp chất khác của chì.[8][9] Vào năm 1974, tổng lượng hợp chất của chì mà Mỹ đã sử dụng, kể cả trong bột màu và xăng, là 642 tấn.[10]

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]
Cấu trúc tinh thể theo mặt phẳng chiếu nguyên tử Pb

Cấu trúc tinh thể rắn của chì(II) nitrat đã được xác định nhờ vào phương pháp nhiễu xạ neutron.[11][12] Tinh thể của chì ở dạng lập phương diện tâm với nguyên tử Pb nằm ở tâm các mặt của hình lập phương. Cạnh của một tế bào tinh thể là 784 picomet. Nhóm đối xứng không gian (space group) của tinh thể muối là Pa3Z=4 (theo Kí hiệu mạng Bravais).

Ở hình bên, chấm đen là nguyên tử Pb (quy ước được nằm trên một mặt phẳng chiếu), chấm trắng là nhóm nitrat nằm trên mặt phẳng chiếu với khoảng cách là 27 picomet, còn chấm xanh là nhóm nitrat nằm trên mặt phẳng chiếu. Ở cấu hình này, mỗi nguyên tử Pb liên kết với 12 nguyên tử oxy với độ dài liên kết: 281 picomet. Tất cả liên kết N–O đều dài 127 picomet.[13]

Nghiên cứu tinh chất tinh thể đã chỉ ra rằng không có sự tự quay của nhóm nitrat trong mạng lưới tinh thể khi tăng nhiệt độ.[12]

Điều chế và sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Điều chế chì(II) nitrat bằng cách hòa tan chì kim loại vào acid nitric:[10][14]

Pb + 4 HNO3 → Pb(NO3)2 + 2 NO2 + 2 H2O

Hòa tan chì(II) oxide vào acid nitric cũng là phương pháp khá phổ biến:[10]

PbO + 2 HNO3 → Pb(NO3)2 + H2O

Ở 2 cách trên, acid nitric đặc được làm dung môi nhằm mục đích tạo kết tủa chì(II) nitrat (do muối này có độ tan rất thấp trong acid nitric). Sản phẩm là dung dịch chứa các ion nitrat, tinh thể chì(II) nitrat khan.[14]

Trong xử lý acid nitric đối với chất thải có chứa chì (ví dụ: xử lý chất thải chì-bismut ở các nhà máy lọc chì), dung dịch chì(II) nitrat không tinh khiết được hình thành dưới dạng sản phẩm phụ. Dung dịch này được sử dụng trong quá trình cyanide hóa kim loại vàng.[15]

Phản ứng hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Chì(II) nitrat là hợp chất dễ tan. Chì(II) nitrat dễ dàng hòa tan trong nước tạo ra dung dịch trong suốt, không màu.[16] Chì(II) nitrat là một hợp chất ion, do đó nó phân ly thành các ion khi tan:

Pb(NO3)2 (rắn) → Pb2+ (dd) + 2 NO−3 (dd)

Phản ứng giữa dung dịch natri hydroxide đặc với dung dịch chì(II) nitrat, tạo ra muối nitrat có tính kiềm, kể cả khi vượt quá điểm tương đương. Khi đến một nửa điểm tương đương, Pb(NO3)2·Pb(OH)2 chiếm ưu thế, và sau điểm một nửa này, Pb(NO3)2·5Pb(OH)2 được hình thành. Pb(OH)2 không được tạo ra ở pH ≥ 12.[14][17]

Tạo phức

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lĩnh vực hóa học siêu phân tử, chì(II) nitrat được nghiên cứu vì nó liên quan đến phức phối trí. Phần lớn nghiên cứu đều chỉ mang ý nghĩa lý thuyết, tuy nhiên gần đây nghiên cứu cũng chỉ ra những ứng dụng trong vật liệu. Ví dụ, trộn chì(II) nitrat và hợp chất pentaethylene glycol (EO5) trong dung dịch chứa hỗn hợp acetonitrile và methanol, làm bay hơi chậm sẽ tạo ra vật liệu giống pha lê có công thức [Pb(NO3)2(EO5)].[18] Trong cấu trúc tinh thể, ion chì và nitrat là phối tử. Các ion chì và nhóm EO5 nằm trên mặt phẳng xích đạo, tương tự như cấu trúc của crown ete. Số phối trí là 10, trong đó có 2 phối tử nitrat ở cấu hình trans.[19]

Oxy hóa và phân hủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Chì(II) nitrat là một tác nhân oxy hóa. Tùy vào từng phản ứng mà các cation hoặc anion đóng vai trò khác nhau. Ion Pb2+(dd) có thế oxy hóa-khử (E0) = −0,125 V, phản ứng tốt nhất trong dung dịch trung tính. Ion nitrat (trong điều kiện có acid), E0 = +0.956 V, phản ứng ở nhiệt độ cao hoặc điều kiện môi trường có tính acid.[20].

Khi nung nóng, chì(II) nitrat phân hủy thành chì(II) oxide, oxy và nitơ dioxide.

2 Pb(NO3)2 (rắn) → 2 PbO (rắn) + 4 NO2 (khí) + O2 (khí)

Do tính chất này, chì nitrat còn được sử dụng làm pháo hoa.

Chì(II) nitrat cũng được sử dụng để chuẩn độ các ion sulfat. Phản ứng tạo thành chì(II) sulfat kết tủa.[7]

Tính tan

[sửa | sửa mã nguồn]

Chì(II) nitrat tan tốt trong nước nhưng hầu như không tan trong acid nitric.

Hệ Pb(NO3)2-HNO3-H2O ở điều kiện 26°, 40°, 59.5°, 80 °C.[21]
Nhiệt độ Nồng độ dung dịch bão hòa, Wt.% Khối lượng riêng
°C Pb(NO3)2 HNO3 g/L
26 37,41 0 1434
24,75 4,93 1253
12,22 12,96 1162
4,26 25,99 1183
0,53 50,26 1266
0,06 63,84 1333
0,008 71,35 1387
40 42,16 0 1516
29,24 4,78 1350
16,46 12,23 1224
5,86 26,37 1201
0,78 48,94 1278
0,1 61,98 1345
59,5 33,77 4,04 1443
20,82 11,39 1284
1,01 49,08 1268
0,15 62,4 1323
0,03 70,54 1360
80 52,45 0 1692
43,41 3,92 1528
24,52 10,72 1352
11,17 25,54 1209
1,7 48,55 1233
0,25 62,65 1290
0,05 70,71 1321

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Do hợp chất chì(II) nitrat có thể gây nguy hại cho môi trường, để giảm tính độc, phần lớn ứng dụng của muối này đã được thay thế bằng những chất khác. Trong công nghiệp sản xuất sơn, titani dioxide đã thay thế hoàn toàn sơn chì.[22] Các muối kim loại khác đã thay thế muối chì trong công nghiệp sản xuất pháo hoa. Ngày nay, chì(II) nitrat chỉ còn được sử dụng làm chất ổn định nhiệt trong nylon và polieste, chất phủ cho giấy sao chụp dùng nhiệt (photothermographic paper) và làm thuốc diệt chuột.[10]

Ở quy mô phòng thí nghiệm, chì(II) nitrat cung cấp khá thuận tiện chất khí dinitơ tetroxide. Bằng cách làm khô cẩn thận chì(II) nitrat và sau đó nung nóng trong bình thép, phản ứng cho ra sản phẩm là nitơ dioxide. Sản phẩm dime hóa tạo ra dinitơ tetroxide theo cân bằng:

2 NO2 ⇌ N2O4

Trong công nghiệp khai thác khoáng sản, dung dịch chì(II) nitrat được sử dụng để làm tăng hiệu suất xianide hóa vàng kim loại. Mỗi kilogam vàng chỉ cần 10 đến 100 miligam chì(II) nitrat.[23] Tất nhiên cả hai quá trình xianide hóa vàng và dùng hợp chất của chì nêu trên đều rất độc hại tới thiên nhiên và con người.

Trong hóa học hữu cơ, chì(II) nitrat là tác nhân oxy hóa. Trong phản ứng Sommelet, chì(II) nitrat sẽ oxy hóa benzylic halogenide thành aldehyde.[24] Muối chì này còn được dùng trong việc điều chế isothioxianat và dithiocarbamat.[25] Do độc tính, muối này dù đã bị hạn chế nhưng vẫn được dùng để tinh lọc chất, ví dụ rửa muối bromide trong phản ứng thế đơn phân tử (SN1).[26]

An toàn

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Ngộ độc chì

Chì(II) nitrat độc, khi nuốt phải có thể dẫn đến ngộ độc chì.[27] Tất cả các hợp chất vô cơ của chì đều được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) liệt vào danh sách các chất có thể gây ung thư cho con người (nhóm 2A).[28] Các nghiên cứu cho rằng, các hợp chất này gây nên ung thư biểu mô thận (renal cell carcinoma) và u não (glioma) khi thí nghiệm trên động vật; ung thư biểu mô thận, não và phổi cho con người. Tuy nhiên khi nghiên cứu thực tế các công nhân làm việc ở môi trường độc hại, ngoài việc họ bị nhiễm chì, họ còn bị nhiễm arsenic.[29]

Khi vào cơ thể động vật và người, chì sẽ chiếm chỗ kẽm trong một số cấu trúc enzyme, bao gồm acid δ-aminolevulinic dehydratase (porphobilinogen synthase) trong dạng hem của hemoglobin và pyrimidine-5′-nucleotidase, một chất quan trọng trong quá trình thuần thục hóa DNA, nguyên nhân gây sảy thai.[30]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lịch sử điều chế acid clohydric, acid sulfuric, chì(II) acetat, natri sulfat.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Haynes, William M. biên tập (2011). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 92). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 4.70. ISBN 1439855110.
  2. ^ Haynes, William M. biên tập (2011). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 92). Boca Raton, FL: CRC Press. tr. 4.133. ISBN 1439855110.
  3. ^ Patnaik, Pradyot (2003). Handbook of Inorganic Chemical Compounds. McGraw-Hill. tr. 475. ISBN 0-07-049439-8.
  4. ^ a b Nowotny, H.; Heger, G. (1986). “Tinh chế chì nitrat (Structure refinement of lead nitrate)”. Acta Crystallographica Mục C. 42 (2): 133. doi:10.1107/S0108270186097032.
  5. ^ Partington, James Riddick (1950). A Text-book of Inorganic Chemistry. MacMillan. tr.  838.
  6. ^ Libavius, Andreas (1595). Alchemia Andreæ Libavii. Francofurti: Iohannes Saurius.
  7. ^ a b Barkley, J. B. (tháng 10 năm 1978). “Chì nitrat là chất oxy hóa trong thuốc nổ đen (Lead nitrate as an oxidizer in blackpowder)”. Pyrotechnica. Post Falls, Idaho: Pyrotechnica Publications. 4: 16–18.
  8. ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Chì (Lead)” . Encyclopædia Britannica. 16 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 314–320.
  9. ^ Macgregor, John (1847). Các tiến bộ của Hoa Kỳ đến năm 1846 (Progress of America to year 1846). London: Whittaker & Co. ISBN 0-665-51791-2.
  10. ^ a b c d Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997). Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2). Oxford: Butterworth-Heinemann. tr. 388, 456. ISBN 0-7506-3365-4.
  11. ^ Hamilton, W. C. (1957). “Nghiên cứu tinh thể học bằng phương pháp nhiễu xạ neutron lên hợp chất chì nitrat (A neutron crystallographic study of lead nitrate)”. Acta Crystallogr. 10 (2): 103–107. doi:10.1107/S0365110X57000304.
  12. ^ a b Nowotny, H.; G. Heger (1986). “Tinh chế chì nitrat”. Acta Crystallogr. C. 42 (2): 133–35. doi:10.1107/S0108270186097032.
  13. ^ “Cấu trúc của chì nitrat”. Truy cập Ngày 15 tháng 7 năm 2019.
  14. ^ a b c Othmer, D. F. (1967). Bách khoa toàn thư Kirk-Othmer về công nghệ hóa học (Kirk-Othmer Encyclopedia of Chemical Technology). 12 (Sắt đến Mangan (Iron to Manganese) . New York: John Wiley & Sons. tr. 272. ISBN 0-471-02040-0.
  15. ^ “Product catalog; other products”. Tilly, Bỉ: Sidech. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2012. Truy cập Ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  16. ^ Ferris, L. M. (1959). “Hệ Chì nitrat—Axit nitric—Nước (Lead nitrate—Nitric acid—Water system)”. Tạp chí dữ liệu hóa học & kỹ thuật (Journal of Chemical & Engineering Data). 5 (3): 242–242. doi:10.1021/je60007a002.
  17. ^ Pauley, J. L.; M. K. Testerman (1954). “Muối base của chì nitrat hình thành trong môi trường nước (Basic Salts of Lead Nitrate Formed in Aqueous Media)”. Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ. 76 (16): 4220–4222. doi:10.1021/ja01645a062.
  18. ^ Rogers, Robin D.; Andrew H. Bond; Debra M. Roden (1996). “Cấu trúc hóa học của Poly (ethylene glycol). Phức của chì(II) nitrat và chì(II) bromide (Structural Chemistry of Poly (ethylene glycol). Complexes of Lead(II) Nitrate and Lead(II) Bromide)”. Inorg. Chem. 35 (24): 6964–6973. doi:10.1021/ic960587b. PMID 11666874.
  19. ^ “Structural Chemistry of Poly(ethylene glycol) Complexes of Lead(II) Nitrate and Lead(II) Bromide”. ngày 20 tháng 11 năm 1996. Truy cập Ngày 15 tháng 7 năm 2019.
  20. ^ Hill, John W.; Petrucci, Ralph H. (1999). Đại cương Hóa học (General Chemistry) (ấn bản thứ 2). Upper Saddle River, New Jersey: Prentice Hall. tr.  781. ISBN 0-13-010318-7.
  21. ^ Ferris, L. M. (1960). “Hệ Chì nitrat—Axit nitric—Nước (Lead nitrate—Nitric acid—Water system)”. Tạp chí dữ liệu hóa học & kỹ thuật (Journal of Chemical & Engineering Data). 5 (3): 242. doi:10.1021/je60007a002.
  22. ^ “Historical development of titanium dioxide”. Millennium Inorganic Chemicals. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2008. Truy cập Ngày 7 tháng 7 năm 2019. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  23. ^ Habashi, Fathi (1998). Recent advances in gold metallurgy. Revisa de la Facultad de Ingeniera, Universidad Central de Venezuela. 13. tr. 43–54.
  24. ^ Schulze, K. E. (1884). “Über α- und β-Methylnaphtalin”. Chemische Berichte. 17: 1530. doi:10.1002/cber.188401701384.
  25. ^ Dains, F. B.; Brewster, R. Q.; Olander, C. P. “Phenyl isothiocyanate”. Organic Syntheses.; Collective Volume, 1, tr. 447
  26. ^ Rapoport, H.; Jamison, T. (1998). “(S)-N-(9-Phenylfluoren-9-yl)alanine and (S)-Dimethyl-N-(9-phenylfluoren-9-yl)aspartate”. Organic Syntheses.; Collective Volume, 9, tr. 344
  27. ^ “Lead nitrate, Chemical Safety Card 1000”. Tổ chức Lao động Quốc tế, Trung tâm Thông tin Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc tế. tháng 3 năm 1999. Truy cập Ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  28. ^ “Inorganic and Organic Lead Compounds” (PDF). IARC Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans. Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư. Suppl. 7: 239. 1987. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2014. Truy cập Ngày 7 tháng 7 năm 2019. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |archive-date= (trợ giúp)
  29. ^ Tổ chức Y tế Thế giới, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư (2006). “Inorganic and Organic Lead Compounds” (PDF). Sách chuyên khảo của IARC về đánh giá rủi ro gây ung thư cho con người (IARC Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans). Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu bệnh Ung thư. 87. ISBN 92-832-1287-8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2014. Truy cập Ngày 7 tháng 7 năm 2019.
  30. ^ Mohammed-Brahim, B.; Buchet, J.P.; Lauwerys, R. (1985). “Hoạt tính Erythrocyte pyrimidine 5'-nucleotidase ở công nhân tiếp xúc với chì, thủy ngân hoặc cadmi (Erythrocyte pyrimidine 5'-nucleotidase activity in workers exposed to lead, mercury or cadmium)”. Lưu trữ quốc tế về sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Int Arch Occup Environ Health). 55 (3): 247–52. doi:10.1007/BF00383757. PMID 2987134.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chì(II) nitrat.
  • Cổng thông tin Hóa học
  • Woodbury, William D. (1982). “Chì (Lead)”. Niên giám khoáng sản và kim loại (Mineral yearbook metals and minerals). Văn phòng Quản lý Khai thác mỏ Hoa Kỳ: 515–42. Truy cập Ngày 15 tháng 7 năm 2019.
  • “Chì (Lead)”. Hướng dẫn bỏ túi của Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ về các Hóa chất Nguy hiểm (NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards). Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ (National Institute for Occupational Safety and Health). tháng 9 năm 2005. NIOSH 2005-149. Truy cập Ngày 15 tháng 7 năm 2019.
  • “Bảng thông tin về Chì và Hợp chất (Lead and Lead Compounds Fact Sheet)”. Chương trình kiểm kê chất thải của Úc. Chính phủ Úc, Bộ Môi trường và Tài nguyên Nước. tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2008. Truy cập Ngày 15 tháng 7 năm 2019.
  • “Chì (Lead)”. Môi trường sống lành mạnh, các mối nguy cho sức khỏe (A Healthy home environment, Health hazards). US Alliance for healthy homes. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2008. Truy cập Ngày 15 tháng 7 năm 2019.
Bảng chỉ dẫn an toàn
  • Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (chì nitrat), PTCL, Đại học Oxford
  • Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (chì nitrat), Tập đoàn Science Stuff
  • Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (chì nitrat), Đại học Bang Iowa
  • x
  • t
  • s
Hợp chất chì
Pb(II)
  • PbH2
  • Pb3(BO3)2
  • Pb(BO2)2
  • Pb(BF4)2
  • PbC2 (giả thuyết)
  • PbCO3
  • PbC2O4
  • Pb(C2H3O2)2
  • Pb(C5H5)2
  • C6HN3O8Pb
  • Pb(N3)2
  • PbNH
  • Pb(NO2)2
  • Pb(NO3)2
  • PbO
  • Pb(OH)2
  • Pb(OCN)2
  • PbF2
  • PbSiO3
  • Pb2SiO4
  • PbSiF6
  • Pb(H2PO2)2
  • Pb3(PO4)2
  • PbHPO4
  • Pb(H2PO4)2
  • Pb2P2O7
  • Pb(PO3)2
  • PbS
  • PbSO3
  • PbSO4
  • PbS2O3
  • PbS2O6
  • Pb(CN)2
  • Pb(SCN)2
  • PbCl2
  • Pb(ClO2)2
  • Pb(ClO3)2
  • Pb(ClO4)2
  • PbTiO3
  • Pb3(VO4)2
  • Pb(VO3)2
  • PbCrO4
  • PbCr2O7
  • PbMnO4
  • Pb(MnO4)2
  • PbFeO4
  • Pb3(AsO3)2
  • Pb(AsO2)2
  • Pb3(AsO4)2
  • PbHAsO4
  • PbSe
  • PbSeO3
  • PbSeO4
  • Pb(SeCN)2
  • PbBr2
  • Pb(BrO3)2
  • Pb(NbO3)2
  • PbMoO4
  • Pb(TcO4)2
  • Pb3(SbO4)2
  • PbTe
  • PbTeO3
  • PbTeO4
  • PbI2
  • Pb(IO3)2
  • Pb(TaO3)2
  • PbWO4
  • Pb(ReO4)2
  • PbUO4
Pb(II, IV)
  • Pb3O4
Pb(IV)
  • PbH4
  • Pb(C2H3O2)4
  • Pb(N3)4
  • PbO2
  • Pb(OH)4 (giả thuyết)
  • Pb(OCN)4
  • PbF4
  • Pb(H2PO4)4
  • PbS2
  • Pb(SO4)2
  • PbCl4
  • Pb(CrO4)2
  • Pb(Cr2O7)2
  • Pb(SeCN)4
  • PbBr4
Cổng thông tin:
  • Hóa học
  • x
  • t
  • s
Hợp chất chứa ion nitrat
HNO3 He
LiNO3 Be(NO3)2 B(NO3)−4 C NO−3, NH4NO3 O FNO3 Ne
NaNO3 Mg(NO3)2 Al(NO3)3 Si P S ClNO3 Ar
KNO3 Ca(NO3)2 Sc(NO3)3 Ti(NO3)4, TiO(NO3)2 V(NO3)2, V(NO3)3, VO(NO3)2, VO(NO3)3, VO2NO3 Cr(NO3)2, Cr(NO3)3, CrO2(NO3)2 Mn(NO3)2, Mn(NO3)3 Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 Co(NO3)2, Co(NO3)3 Ni(NO3)2 CuNO3, Cu(NO3)2 Zn(NO3)2 Ga(NO3)3 Ge As Se BrNO3 Kr
RbNO3 Sr(NO3)2 Y(NO3)3 Zr(NO3)4, ZrO(NO3)2 Nb Mo(NO3)2, Mo(NO3)3, Mo(NO3)4, Mo(NO3)6 Tc Ru(NO3)3 Rh(NO3)3 Pd(NO3)2, Pd(NO3)4 AgNO3, Ag(NO3)2 Cd(NO3)2 In(NO3)3 Sn(NO3)2, Sn(NO3)4 Sb(NO3)3 Te INO3 Xe(NO3)2
CsNO3 Ba(NO3)2   Hf(NO3)4, HfO(NO3)2 Ta W(NO3)6 ReO3NO3 Os(NO3)2 Ir3O(NO3)10 Pt(NO3)2, Pt(NO3)4 HAu(NO3)4 Hg2(NO3)2, Hg(NO3)2 TlNO3, Tl(NO3)3 Pb(NO3)2 Bi(NO3)3,BiO(NO3) Po(NO3)2,Po(NO3)4 At Rn
FrNO3 Ra(NO3)2   Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg Cn Nh Fl Mc Lv Ts Og
La(NO3)3 Ce(NO3)3, Ce(NO3)4 Pr(NO3)3 Nd(NO3)3 Pm(NO3)2, Pm(NO3)3 Sm(NO3)3 Eu(NO3)3 Gd(NO3)3 Tb(NO3)3 Dy(NO3)3 Ho(NO3)3 Er(NO3)3 Tm(NO3)3 Yb(NO3)3 Lu(NO3)3
Ac(NO3)3 Th(NO3)4 PaO(NO3)3 U(NO3)4, UO2(NO3)2 Np(NO3)4 Pu(NO3)4, PuO2(NO3)2 Am(NO3)3 Cm(NO3)3 Bk(NO3)3 Cf(NO3)3 Es Fm Md No Lr
Bài viết tốt "Chì(II) nitrat" là một bài viết tốt của Wikipedia tiếng Việt.Mời bạn xem phiên bản đã được bình chọn vào ngày 5 tháng 8 năm 2019 và so sánh sự khác biệt với phiên bản hiện tại.
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chì(II)_nitrat&oldid=69498209” Thể loại:
  • Hợp chất chì
  • Muối nitrat
  • Chất gây ung thư
Thể loại ẩn:
  • Bài viết trên Wikipedia kết hợp trích dẫn từ Encyclopædia Britannica năm 1911
  • CS1: giá trị quyển dài
  • Lỗi CS1: ngày tháng
  • Kiểm soát tính nhất quán với 0 yếu tố
  • Bài viết chất lượng tốt

Từ khóa » Tính Chất Của Pb(no3)2