Chí Khí Anh Hùng - Để Học Tốt Ngữ Văn Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
Chí khí anh hùng được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Qua bài học này, giúp các bạn học sinh hiểu được người anh hùng Từ Hải là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du về phương diện cảm hứng sáng tạo và nghệ thuật miêu tả. Sau đây là tài liệu mời các bạn tải về tham khảo chi tiết bài viết nhé.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Văn bản Chí khí anh hùng
- Chí khí anh hùng
- Mở bài Chí khí anh hùng
- I. Đôi nét về tác phẩm Chí khí anh hùng
- II. Dàn ý phân tích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều)
- Bài tập minh họa Chí khí anh hùng
- Nỗi thương mình
- Soạn bài Chí khí anh hùng
- Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
Chí khí anh hùng
Biết thân chạy chẳng khỏi trời,Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh.Rộng thương cỏ nội hoa hèn,Chút thân bèo bọt dám phiền mai sauNửa năm hương lửa đương nồng,Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.Trông vời trời bể mênh mang,Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?Bao giờ mười vạn tinh binh,Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.Làm cho rõ mặt phi thường,Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.Bằng nay bốn bể không nhà,Theo càng thêm bận biết là đi đâu?Đành lòng chờ đó ít lâu,Chầy chăng là một năm sau vội gì!”Quyết lời dứt áo ra đi,Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.
(Trích: "Truyện Kiều" - Nguyễn Du)
Mở bài Chí khí anh hùng
I. Đôi nét về tác phẩm Chí khí anh hùng
1. Tác giả Nguyễn Du
- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam
- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn học và làm quan.
- Vốn là người học giỏi nên lớn lên Nguyễn Du đã đỗ Thái học sinh và ra làm quan.
- Thanh niên ông được chuyển sang đi sứ Trung Quốc
- Về già bệnh tật phải ăn nhờ ở đậu nhà người thân
- Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó nổi bật nhất là "Truyện Kiều"
2. Đoạn trích "Chí khí anh hùng"
- Ví trí: từ 2213 đến 2230 trong Truyện Kiều.
- Nội dung: Kiều bị lừa và rơi vào lầu xanh lần thứ hai, cuộc đời nàng hầu như bế tắc hoàn toàn thì đột nhiên Từ Hải xuất hiện đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người rất tâm đầu ý hợp, sống hạnh phúc. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm “Hương lửa đang nồng” đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích này cho thấy chí khí của Từ Hải.
- Chủ đề: Đoạn trích là ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải với dáng dấp tráng chí của một bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, một tráng sĩ anh hùng tung hoành trong thiên hạ, vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Đồng thời đoạn trích còn thể hiện ngòi bút đầy sáng tạo của Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải với bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Ý nghĩa nhan đề:
- "Chí": thể hiện ý chí con người hướng đến những việc làm lớn lao.
- "Khí": là nghị lực để đạt tới mục đích.
→ "Chí khí anh hùng": là lí tưởng, nghị lực, và mục đích cao cả của người anh hùng.
3. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải.
- Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều.
- Phần 3 (còn lại): Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải.
4. Giá trị nội dung
Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí.
5. Giá trị nghệ thuật
- Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật.
- Hình ảnh kì vĩ, mang tính ước lệ tượng trưng.
II. Dàn ý phân tích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều)
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Chí khí anh hùng”.
2. Thân bài
a. Khát vọng lên đường của Từ Hải (4 câu đầu)
- Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống hạnh phúc “hương lửa đương nồng”.
- Hình ảnh Từ Hải:
+ Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng.
→ Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải.
+ Thoắt: dứt khoát, mau lẹ, nhanh chóng.
+ Động lòng bốn phương: trong lòng nao nức chí tung hoành bốn phương.
+ Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch.
→ Một tư thế đẹp, hiên ngang, không vướng bận của người quân tử sẵn sàng lên đường.
⇒ Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh.
Tham khảo: Cảm nghĩ về nhân vật Từ Hải
b. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)
Lời của Thúy Kiều
- Xưng hô: chàng - thiếp.
→ Tình cảm vợ chồng mặn nồng, thắm thiết.
- Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng.
- Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải.
⇒ Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng.
Lời của Từ Hải
- Lời đáp của Từ Hải:
+ Từ chối mong muốn của Thúy Kiều.
+ Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ anh hùng.
+ Coi Kiều là tri kỉ, là người hiểu mình.
→ Tính cách anh hùng của Từ Hải.
- Lời hứa của Từ Hải:
+ Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường. Đó chính là niềm tin vào bản thân, vào sự nghiệp của mình.
+ Rước nàng về dinh: hứa đón Kiều trở về.
→ Người anh hùng có chí khí, có sự thống nhất giữa lí trí, khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với tri kỉ.
+ Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp.
+ Lời hẹn”một năm”: mốc thời gian cụ thể, nhanh chóng.
→ Lời hẹn ước dứt khoát, ngắn gọn, tự tin.
⇒ Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, có chí lớn mà còn là người rất tự tin vào tài năng của mình.
Tham khảo: Phân tích đoạn đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng
c. Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải (2 câu còn lại)
- Hành động: quyết lời, dứt áo ra đi.
→ Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí anh hùng.
- Hình ảnh chim bằng: hình ảnh tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ.
⇒ Hình ảnh người anh hùng Từ Hải thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du.
IV. Kết bài
- Khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Bài tập minh họa Chí khí anh hùng
Đề bài 1:
Dựa vào đoạn trích "Chí khí anh hùng" và tham khảo một số đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, anh (chị) hãy viết một bài giới thiệu về nhân vật Từ Hải.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát:Từ Hải là một anh hùng lí tưởng, một nhân vật thể hiện giấc mơ công lý của Nguyễn Du.
- Từ ngoại hình, lời nói, đến hành động, tính cách và ngay cả cách tỏ tình của Từ Hải đều toát lên phẩm chất của người anh hùng.
b. Thân bài
- Giới thiệu về lai lịch, ngoại hình, diện mạo, tài năng, tính cách,... của Từ Hải (dựa vào một số đoạn trong Truyện Kiều).
+ Lai lịch, lí tưởng, sự nghiệp:
"Họ Từ tên Hải vốn người Việt đông".
"Giang hồ quen thói vẫy vùng".
"Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo".
+ Ngoại hình, diện mạo:
"Râu hùm hàm én mày ngài".
"Vai năm tấc rộng thân mười thước cao".
+ Phẩm chất, tài năng:
"Đội trời đạp đất ở đời".
"Đường đường một đấng anh hào".
"Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài".
- Giới thiệu tóm tắt toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và kết cục số phận của Từ Hải (dựa vào toàn bộ Truyện Kiều - những chi tiết về Từ Hải).
+ Từ Hải chống lại triều đình vì không chịu được những cảnh bất công, ngang trái. Người anh hùng cái thế này sống cuộc đời giang hồ, diệt ác trừ gian, đòi lại công bằng.
+ Từ hải qua chơi lầu xanh của Bạc Bà, cảm tấm lòng “tri kỉ” của nàng Kiều, Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy nàng làm vợ, giúp nàng báo ân báo oán.
+ Nghe lời khuyên của Kiều, Từ hải ra hàng Hồ Tôn Hiến. Nhưng không ngờ Hồ Tôn Hiến tráo trở, Từ Hải bị đánh úp và chết đứng giữa trận tiền.
- Giới thiệu về chí khí anh hùng của Từ hải (dựa vào đoạn trích Chí khí anh hùng).
+ Tâm thế Từ Hải luôn thuộc về "bốn phương", chàng là người của "trời bể mênh mang" và sẵn sàng vào tư thế "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong".
+ Cuộc chia tay của Từ Hải với Thuý Kiều khác hẳn với Kim Trọng, Thúc Sinh. Đó là cuộc chia tay của một bậc trượng phu chí lớn thể hiện chí khí, quyết tâm và sự tự tin.
+ Hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây là biểu tượng cho chí khí anh hùng của từ hải.
c. Kết bài:
- Nhận xét, đánh giá tổng hợp về nhân vật Từ Hải:
+ Từ hải là một nhân vật anh hùng lí tưởng.
+ Nguyễn Du đã dành cho Từ Hải những vần thơ ngợi ca đẹp nhất, hào sảng nhất.
Đề bài 2:
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. So sánh hình tượng người anh hùng Từ Hải với một số hình tượng người anh hùng mà anh (chị) đã được học (Phạm Ngũ Lão, Lục Vân Tiên), để từ đó chỉ ra những nét chung của hình tượng người anh hùng trong văn học trung đại Việt Nam.
Gợi ý làm bài:
Nghệ thuật miêu tả người anh hùng Từ Hải của Nguyễn Du trong đoạn trích có hai đặc điểm cơ bản: hình tượng có tính ước lệ và hình tượng con người vũ trụ.Tính ước lệ được thể hiện qua việc sử dụng những từ ngữ, hình ảnh có tính chất khuôn mẫu truyền thống trong việc mô tả người anh hùng của văn học trung đại, ví dụ như: trượng phu - người đàn ông có tài năng xuất chúng, thanh gươm yên ngựa, mặt phi thường, (chim) bằng (“Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”) - người anh hùng có khát vọng phi thường, hoài bão lớn lao,... Lời nói và hành động của nhân vật cũng mang tính công thức chung. Người anh hùng trong quan niệm văn học trung đại phải là người biết gạt tình riêng vì nghĩa lớn, cho nên Từ Hải mới trách Thuý Kiều: “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”. Người anh hùng của văn thơ cổ còn có một đặc trưng nữa là suy nghĩ nhanh, hành động dứt khoát : thoắt, thẳng dong, quyết lời dứt áo ra đi,...Trong nghệ thuật miêu tả nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du còn dụng công xây dựng hình tượng con người vũ trụ. Điều đó được thể hiện qua một loạt những từ ngữ, hình ảnh mang chiều kích của không gian, vũ trụ: lòng bốn phương, trời bể mênh mang, tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường, bốn bể, gió mây, chìm bằng...Hai đặc điểm nêu trên đều thuộc về những quy ước và công thức chung của nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng trong văn học trung đại Việt Nam. Trước Nguyễn Du, Phạm Ngũ Lão trong bài Thuật hoài cũng đã gợi tả trang nam nhi với tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” (Múa giáo non sông trải mấy thu). Sau Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu cũng khắc hoạ hình tượng Lục Vân Tiên với ngôn ngữ, lời nói, hành động mang dấu ấn ước lệ, có tác dụng lí tưởng hoá người anh hùng. Do vậy, có thể kết luận, trong văn học trung đại, khi xây dựng nhân vật người anh hùng, các tác giả thường sử dụng công thức chung: Đó là nghệ thuật khắc hoạ những hình tượng mang tính ước lệ, có tầm vóc và chiều kích không gian vũ trụ. Đó cũng là nghệ thuật lí tưởng hoá người anh hùng.
Chí khí anh hùng được VnDoc chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các bạn học tốt và đừng quên tham khảo thêm những bài liên quan đến tác phẩm Chí khí anh hùng nhé
- Phân tích đoạn trích “Chí khí anh hùng” trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
- Giáo án Chí khí anh hùng
- Bài giảng Chí khí anh hùng Ngữ văn 10
---------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Chí khí anh hùng. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được đôi nét về tác giả, tác phẩm. Nội dung nghệ thuật về bài Chí khí anh hùng... Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.
Từ khóa » Bài Thơ Chí Khí Anh Hùng Của Ai
-
Chí Khí Anh Hùng - Trích Truyện Kiều - Tác Giả: Nguyễn Du
-
TOP 14 Bài Phân Tích Chí Khí Anh Hùng Hay Nhất
-
Chí Khí Anh Hùng (trích Truyện Kiều) - Ngữ Văn 10 - Hoc247
-
Chí Khí Anh Hùng - Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tác Giả
-
Chí Khí Anh Hùng (Truyện Kiều) - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Chí Khí Anh Hùng (Truyện Kiều) - Nguyễn Du - Tác Phẩm Lớp 10
-
Phân Tích đoạn Trích Chí Khí Anh Hùng (trích Truyện Kiều) – Văn Mẫu ...
-
Phân Tích đoạn Trích Chí Khí Anh Hùng - Thủ Thuật
-
Top 8 Bài Phân Tích Chí Khí Anh Hùng Siêu Hay
-
Phân Tích Chí Khí Anh Hùng ❤️️ 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
-
Phân Tích Chí Khí Anh Hùng Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du
-
[Sách Giải] Văn Mẫu: Chí Khí Anh Hùng
-
Phân Tích 4 Câu đầu Bài Chí Khí Anh Hùng Ngắn Gọn - TopLoigiai
-
ý Nghĩa Bài Thơ Chí Khí Anh Hung Của Nguyễn Du - 123doc