Chi Liễu – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các nghĩa định hướng khác, xem Liễu.
Chi Liễu
Cây liễu rủ ven hồ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malpighiales
Họ (familia)Salicaceae
Chi (genus)Salix L.
Các loài

Khoảng 350-450, bao gồm: Salix acutifolia - liễu tím Salix alaxensis - liễu Alaska Salix alba - liễu trắng Salix alpina - liễu núi cao Salix amygdaloides - liễu lá đào Salix arbuscula - liễu núi Salix arbusculoides - liễu cây nhỏ Salix arctica - liễu Bắc cực Salix atrocinerea Salix aurita - nhĩ liễu Salix babylonica - thùy liễu Salix bakko Salix barrattiana - liễu Barratt Salix bebbiana - liễu khoằm Salix boothii - liễu Booth Salix bouffordii Salix brachycarpa - liễu Barren Salix cacuminis Salix canariensis Salix candida - ngải liễu Salix caprea - liễu hoa vàng Salix caroliniana - liễu Carolina Salix chaenomeloides Salix chilensis Salix cinerea - liễu xám Salix cordata Salix daphnoides Salix discolor - liễu tơ Salix eastwoodiae - liễu Eastwood Salix eleagnos Salix eriocarpa Salix eriocephala - liễu lá hình tim Salix excelsa Salix exigua Salix foetida Salix fragilis Salix futura Salix geyeriana Salix gilgiana Salix glauca Salix gooddingii - liễu Goodding Salix gracilistyla Salix hainanica - liễu Hải Nam Salix helvetica - liễu Thụy Sĩ Salix herbacea - liễu lùn Salix hirsuta Salix hookeriana - liễu Hooker Salix hultenii Salix humboldtiana - liễu Chile Salix humilis - liễu vùng cao Salix integra Salix interior Salix japonica Salix jessoensis Salix koriyanagi Salix kusanoi - thủy xã liễu Salix lanata Salix lapponum Salix lasiandra - liễu Thái Bình Dương Salix lasiolepis - liễu Arroyo Salix lucida Salix magnifica Salix matsudana - liễu khô Salix miyabeana Salix mucronata Salix myrtilloides - liễu đầm lầy Salix myrsinifolia - liễu lá sẫm Salix myrsinites - liễu lá việt quất Salix nakamurana Salix nigra - liễu đen Salix pedicellaris Salix pentandra Salix petiolaris Salix phylicifolia - liễu lá chè Salix planifolia- liễu lá tiêu huyền Salix polaris - liễu vùng cực Salix pseudo-argentea Salix purpurea - liễu tía Salix pyrifolia - liễu thơm Salix reinii Salix repens Salix reticulata Salix retusa Salix rorida Salix rosmarinifolia - liễu lá hương thảo Salix rupifraga Salix salicicola Salix schwerinii Salix scouleriana - liễu Scouler Salix sericea - liễu lụa Salix serissaefolia Salix serissima Salix shiraii Salix sieboldiana Salix sitchensis - liễu Sitka Salix subfragilis Salix subopposita Salix taraikensis Salix tetrasperma Salix thorelii Salix triandra - liễu ba nhị Salix udensis Salix viminalis - liễu gai Salix vulpina Salix waldsteiniana Salix wallichiana Salix wilmsii Salix woodii Salix yezoalpina

Salix yoshinoi

Chi Liễu (danh pháp khoa học: Salix) là một chi của khoảng 350-450 loài[1] cây thân gỗ và cây bụi với lá sớm rụng, chủ yếu sinh sống trong các vùng đất ẩm của các khu vực ôn đới và hàn đới thuộc Bắc bán cầu. Một số loài cây bụi và cây thân gỗ nhỏ được gọi chung là liễu bụi hay liễu gai. Một số loài liễu, cụ thể là các loài sinh sống cận Bắc cực và vùng có khí hậu núi cao, có kích thước rất nhỏ; như liễu lùn (Salix herbacea) ít khi cao quá 6 cm, mặc dù nó lan rộng trên mặt đất.

Các loài liễu rất dễ lai ghép với nhau và hàng loạt các giống lai ghép đang hiện hữu, trong cả tự nhiên lẫn gieo trồng. Một ví dụ đáng chú ý là liễu rủ (Salix × sepulcralis), được trồng khá phổ biến để làm cây cảnh, là giống cây lai ghép giữa thùy liễu ở Trung Quốc với liễu trắng tại châu Âu.

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các loài liễu đều có dịch nhiều nước, vỏ cây có vảy nhăn chứa nhiều axít salicylic, gỗ mềm, dai nhưng dễ uốn, các cành mảnh dẻ và các rễ lớn có thớ thường với thân bò. Các rễ này đáng chú ý vì kích thước, độ dai và sống dai.

Các lá nói chung thuôn dài nhưng cũng có thể tròn hay hình ôvan, thường có mép lá với khía răng cưa. Tất cả các chồi đều là dạng chồi bên; không có chồi đỉnh. Chúng được bao phủ bằng một vảy bắc, bao quanh tại phần đế của nó 2 chồi nhỏ mọc đối, so le với 2 lá nhỏ chóng rụng mọc đối, tương tự như vảy bắc. Các lá mọc so le, ngoại trừ cặp lá đầu tiên rụng khi dài khoảng 2–3 cm (1 inch). Chúng là dạng lá đơn, gân lá lông chim, thông thường hình mũi mác thẳng. Thường chúng có khía răng cưa, thuôn tròn tại phần đế và nhọn đỉnh. Về màu lá, tùy theo loài mà lá có các sắc thái khác nhau của màu xanh lục, dao động trong khoảng từ vàng tới xanh lam.

Cuống lá ngắn, các lá kèm rất dễ thấy, trông tương tự như như các lá nhỏ và tròn, đôi khi tồn tại đến giữa mùa hè. Tuy nhiên, ở một số loài thì chúng lại nhỏ, sớm rụng và không dễ thấy.

Hoa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài liễu là đơn tính khác gốc với hoa đực và hoa cái xuất hiện dưới dạng hoa đuôi sóc trên các cây khác nhau; các hoa đuôi sóc này xuất hiện vào đầu mùa xuân, thường trước khi ra lá hoặc cùng với các lá đầu tiên.

Các hoa đực không có đài hay tràng hoa; chúng chỉ bao gồm các nhị, với số lượng từ 2 tới 10, được kèm theo là tuyến mật hoa và gài vào phần đế của vảy bắc sinh ra trên trục của cành hoa rủ xuống (hoa đuôi sóc). Vảy bắc này hình ôvan, liền và nhiều lông tơ. Các bao phấn màu hồng khi ở dạng chồi nhưng có màu vàng cam hay tía sau khi hoa nở, chúng là dạng 2 ngăn và các ngăn mở theo chiều dọc. Các chỉ nhị tương tự như sợi chỉ, thường có màu vàng nhạt và nhiều lông tơ.

Các hoa cái cũng không có đài hay tràng hoa; chỉ bao gồm 1 bầu nhụy được kèm theo một tuyến dẹt và nhỏ, gài vào phần đế của vảy bắc cũng sinh ra trên trục của hoa đuôi sóc. Bầu nhụy là dạng một ngăn, vòi nhụy 2 thùy, nhiều noãn.

Quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Quả liễu là dạng quả nang nhỏ chứa nhiều hạt nhỏ (kích thước cỡ 0,1 mm) gắn vào lông tơ màu trắng để hỗ trợ việc phát tán hạt. Quả là dạng một ngăn, với 2 mảnh vỏ, hình trụ, khoằm, chứa nhiều hạt nhỏ gắn với các lông tơ nhỏ màu trắng, dài như lụa.

Gieo trồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Gần như tất cả các loài liễu rất dễ đâm rễ từ các cành chiết hay khi cành gãy nằm trên đất ẩm. Chỉ có một ít ngoại lệ, như liễu hoa vàng và liễu lá đào. Một ví dụ nổi tiếng về tính dễ trồng của liễu từ cách chiết là câu chuyện về nhà thơ Alexander Pope, người đã xin một cành con từ gói hàng được đai gói bằng các cành liễu nhỏ gửi từ Tây Ban Nha tới Lady Suffolk. Cành nhỏ này được trồng và phát triển tốt, người ta đồn rằng tất cả các cây liễu rủ tại Anh là hậu duệ của cây này [1].

Liễu nói chung được trồng trên bờ sông suối nhằm mục đích cho các chùm rễ xoắn lại với nhau của chúng bảo vệ cho bờ sông (suối) không bị nước làm xói mòn.

Vấn đề sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài liễu bị ấu trùng của một số loài côn trùng cánh vẩy (Lepidoptera) phá hại - xem Danh sách các loài côn trùng cánh vẩy phá hại liễu.

Một lượng lớn các loài liễu đã được trồng tại Australia trong quá khứ, như là biện pháp chống xói mòn dọc theo các nguồn nước. Nhưng hiện nay, chúng bị coi là các loài xâm hại và nhiều cơ quan có thẩm quyền quản lý lưu vực đang phải tiến hành công việc loại bỏ chúng bằng các loài cây bản địa [2].. [3].

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Y học

[sửa | sửa mã nguồn]

Lá và vỏ thân cây liễu đã được đề cập tới trong các tài liệu cổ đại ở Assyria, Sumer và Ai Cập[2] như là phương thuốc điều trị các cơn đau nhức và sốt,[3] và thầy thuốc Hy Lạp là Hippocrates đã viết về các tính chất y học của nó vào thế kỷ 5 TCN. Thổ dân châu Mỹ trong khắp cả châu lục này dựa vào nó như là yếu tố chính trong các điều trị y học của họ.

Năm 1763, các tính chất y học của nó đã được Reverend Edward Stone ở Anh theo dõi. Ông thông báo cho Hiệp hội Hoàng gia (Royal Society) để công bố các kết quả nghiên cứu của mình. Thành phần hoạt hóa của vỏ cây, gọi là salicin, đã được Henri Leroux, một dược sĩ người Pháp và Raffaele Piria, một nhà hóa học người Italia, cô lập thành dạng kết tinh của nó năm 1828. Raffaele Piria cũng là người đã thành công trong việc tách axít này thành dạng nguyên chất của nó. Salicin có tính chất của một axít khi bão hòa trong nước (pH = 2,4), và được gọi là axít salicylic vì lý do này.

Năm 1897, Felix Hoffmann tạo ra salicin tổng hợp (trong trường hợp của ông là tách ra từ các loài Spiraea trong họ Hoa hồng), ít gây rối loạn tiêu hóa hơn so với axít salicylic tinh chất. Loại thuốc mới, về mặt chính thức là axít axetylsalicylic, được công ty thuê mướn Hoffmann là Bayer AG (Đức) đặt tên thương phẩm là aspirin. Nó là một loại thuốc trong một lớp thuốc có tầm quan trọng lớn, được biết đến như là các thuốc kháng viêm không steroit (NSAIDs - non-steroidal anti-inflammatory drugs).

Khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vai trò của một loại thực vật, liễu được sử dụng trong trồng rừng, lọc sinh học, tạo ra các vùng đầm lầy nhân tạo cho các hệ thống xử lý nước thải sinh thái, hàng rào, cải tạo và phục hồi đất, cảnh quan, kiểm soát xói mòn đất, hàng cây chắn gió và chắn lũ, tạo môi trường sống cho động vật hoang dã v.v. Nó cũng là một nguồn năng lượng như than củi hay trong lâm nghiệp năng lượng chẳng hạn như dự án sinh khối liễu. Ngoài ra nó còn là nguồn cung cấp gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Liễu cũng là một phần trong bốn loài được sử dụng trong lễ hội Sukkot của người Do Thái.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Liễu là đề tài nổi tiếng trong nhiều nền văn hóa Á Đông. Nó xuất hiện nhiều trong thơ ca của người Triều Tiên. Kisaeng (기생) Hongrang sống vào giữa thời Triều Tiên (1392-1910) đã viết: giống như cây liễu em sẽ là cây liễu bên cạnh giường của anh. Hongrang viết bài thơ này về cây liễu trong mưa buổi chiều để tặng cho bạn tình cách biệt của bà. [4]

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã từng 21 lần nhắc đến liễu.[cần dẫn nguồn]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Liễu rủ tại Auckland, New Zealand Liễu rủ tại Auckland, New Zealand
  • Salix herbacea, liễu lùn, Thụy Điển Salix herbacea, liễu lùn, Thụy Điển
  • Hoa đuôi sóc (Salix discolor) Hoa đuôi sóc(Salix discolor)
  • Hoa đuôi sóc (Salix caprea) Hoa đuôi sóc(Salix caprea)
  • Liễu được trồng làm cảnh ở Sa Đéc. Liễu được trồng làm cảnh ở Sa Đéc.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Liễu thảo tên gọi chung cho một vài loài trong chi Epilobium
  • Aravah, tên gọi trong tiếng Hebrew để chỉ liễu, vì sử dụng của nó như một nghi lễ trong lễ hội Tabernacles của người Do Thái.
  • Bình Nhưỡng, thành phố của liễu, thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Salix alba tại pfaf.org
  • Salix purpurea tại pfaf.org
  • Liễu trên Encyclopaedia Britannica 1911
  • Hình ảnh Salix caroliniana tại bioimages.vanderbilt.edu Lưu trữ 2012-05-02 tại Wayback Machine
  • Hình ảnh Salix nigra tại bioimages.vanderbilt.edu Lưu trữ 2012-05-02 tại Wayback Machine

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Wikispecies có thông tin sinh học về Chi Liễu Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: Liễu Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chi Liễu.
  1. ^ Mabberley D.J. 1997. The Plant Book. Nhà in Đại học Cambridge: Cambridge.
  2. ^ James Breasted (tiếng Anh). “The Edwin Smith Papyrus”. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2007.
  3. ^ “An aspirin a day keeps the doctor at bay: The world's first blockbuster drug is a hundred years old this week”. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2007.
  4. ^ “The Forest of Willows in Our Minds”. Arirang TV. 20 tháng 8 năm 2007. Tra cứu 10 tháng 9 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • Keeler, Harriet L. (1900). Our Native Trees and How to Identify Them. New York: Charles Scriber's Sons. tr. 393-395.
  • Newsholme C. (1992). Willows: The Genus Salix. ISBN 0-88192-565-9
  • Warren-Wren S.C. (1992). The Complete Book of Willows. ISBN 0-498-01262-X
  • Trích từ Every day book của William Hone, (1826) trích dẫn "Martyn" và Saint James's Chronicle (1801) về Alexander Pope.

Từ khóa » Cay Liêu