Chị Ngọc Diệp Từ Doanh Nhân Trở Thành Nhà Sư Đức Tâm

Đời sống Thứ sáu, 19/07/2013, 09:24 AM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Chị Ngọc Diệp từ doanh nhân trở thành nhà sư Đức Tâm

Minh Nguyên gg follow

Chị Ngọc Diệp được sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở vùng đất thép Củ Chi, thuộc ngoại ô Tp.HCM. Ngay từ thuở ấu thời, chị đã phải lao động vất vả để phụ giúp gia đình.

Ngay từ lúc con nhỏ chị đã biết sống vì người khác, biết dùng khả năng của mình để đem đến hạnh phúc cho người khác. Gia đình chị có truyền thống đạo Phật, nhưng chỉ là đi theo với tư cách là một tín ngưỡng dân gian, mọi người trong gia đình hầu như không hiểu nhiều về Phật Pháp. Vào những dịp lễ, Tết, chị cũng thường theo mẹ đến chùa lễ Phật, nhưng chỉ là để cầu bình an cho gia đình, cầu thuận lợi, may mắn trong cuộc sống, trong công việc chứ chưa biết gì về giáo lý đạo Phật.
Chị Ngọc Diệp bên Ni sư Tsomo - Chủ tịch Hội Sakyadhita
Nếm trải sự khổ cực của gia đình và chứng kiến cảnh gian khổ của người dân trong vùng, chị luôn hy vọng thoát khỏi cảnh đói nghèo, và chị sớm nhận thấy được con đường duy nhất để thoát nghèo đó là học vấn. Vì thế, dù phải vất vả để phụ giúp gia đình kiếm kế mưu sinh, chị vẫn luôn phấn đấu vươn lên trong học tập. Có lúc tưởng chừng như không thể nào học tiếp được, nhưng với nghị lực phi thường và tấm lòng hiếu thảo của một người con, chị đã tìm đủ mọi cách, làm nhiều công việc để có thể có đủ điều kiện đi học. Và cuối cùng thì chị cũng đã tốt nghiệp hai bằng đại học. Với kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của mình, chị bước vào đời. Công việc chính thức đầu tiên của chị là hướng dẫn viên du lịch tại địa đạo Củ Chi. Không dừng lại ở đấy, chị đã bươn chải, trải qua nhiều công việc khác nhau trong xã hội. Năm 1996, chị bắt đầu bước vào kinh doanh, 24 tuổi chị đã làm giám đốc một công ty. Một hôm, có một người quen tặng cho chị cuốn sách “Bước đầu học Phật” của HT.Thích Thanh Từ. Vì là lần đầu tiên đọc sách Phật giáo nên chị thấy khó hiểu và có những vấn đề khó chấp nhận được. Thế là chị dừng lại giữa chừng, không đọc nữa. Đây là điều dễ hiểu đối với những người mới bước đầu học Phật. Trong quá trình kinh doanh, chị đã đi theo các bạn bè, các doanh nhân khác để làm các chương trình từ thiện. Tuy nhiên, lúc này chị làm từ thiện chỉ là để chia sẻ, để tạo phước cho mình mà thôi. Chị tham gia nhiều chương trình từ thiện, chứng kiến nhiều mảnh đời bất hạnh, và từ đó chị ưu tư, suy nghĩ: “Tại sao cùng sinh ra ở đời mà mỗi người lại có mỗi hình tướng khác nhau, có điều kiện và hoàn cảnh sống khác nhau, phải chăng đấy chỉ là sự ngẫu nhiên?”. Sự hoài nghi ấy thôi thúc chị tìm hiểu và rồi chị biết được rằng, sở dĩ có sự khác biệt giữa người này với người khác là do nghiệp mỗi người mỗi khác, sự khác nhau ấy là do tác động của luật nhân quả, nghiệp báo. Giáo lý nhân quả, nghiệp báo mà đức Phật dạy đã giúp chị giải tỏa được hoài nghi. Từ đó chị càng cảm mến đạo Phật hơn, chị lại quay về đọc sách Phật giáo, tìm hiểu về đạo Phật và phát nguyện quy y Tam bảo, trở về nương tựa và tu học theo Phât, Pháp, Tăng. Chị quy y với Hòa thượng Thích Trí Quảng với pháp danh là Hoa Minh. Cũng từ những chuyến đi từ thiện, chị trăn trở, suy nghĩ về phương thức làm từ thiện sao cho hiệu quả, lâu bền, chị nghĩ: Thay vì dùng số tiền khá nhiều mà mọi người đã dùng vào các việc thiện hàng năm thì dùng làm vốn kinh doanh, rồi từ đó lấy lợi nhuận làm từ thiện, như thế thì công tác từ thiện sẽ ổn định hơn. Từ ý tưởng này cộng với tâm nguyện muốn truyền bá đạo Phật, đem hình ảnh Phật giáo đến gần với mọi người hơn, muốn giúp mọi người gieo duyên với Phật pháp, chị và một số người thân quen đã cùng nhau góp vốn thành lập chuỗi nhà hàng chay, đó là: Nhà hàng Việt Chay, nhà hàng chay Mandala, nhà hàng chay Varja. Sau đó chị mở các Trung tâm Phật ngọc để phát hành văn hóa phẩm Phật giáo, Công ty du lịch Ngọc Việt Travel. Rồi thành lập Trung tâm Mani, một trung tâm truyền thông Phật giáo, nơi sản xuất các ấn phẩm Phật giáo. Gần đây chị còn thành lập Siêu thị Pháp Hoa và cơ sở sản xuất pháp phục Lam Hiền, Trung tâm Tịnh Hóa. Tất cả các việc chị làm đều với tâm nguyện gieo duyên cho mọi người đến với Phật pháp, hướng mọi người đến với chân thiện mỹ và cũng là góp phần truyền bá Phật pháp và tôn vinh hình ảnh đạo Phật. Tất cả lợi nhuận thu được từ các công việc ấy đều được chị sử dụng vào các hoạt động hoằng dương chính pháp, cúng dường Tam Bảo và làm từ thiện. Và chị còn tham gia vào việc tổ chức, điều hành một số công việc của Giáo hội, như là điều hành Tổ in ấn và phát hành Kinh sách của Thành hội Phật giáo Tp.HCM, tham gia vào Ban Tài chính, Ban Văn hóa của Giáo hội.
Sư Đức Tâm đi bên cạnh HT.Thích Thanh Từ
Chị còn là người đưa Phật pháp đến gần với giới doanh nhân hơn thông qua chương trình Chất Lượng Cuộc Sống (The Quality of Life), nơi chia sẻ giáo lý và nếp sống thiện lành dành cho người bận rộn. Và chị cũng là người đầu tiên đưa mô hình phòng trà ca nhạc Phật giáo vào hoạt động với tên gọi là chương trình Giai Điệu Yêu Thương. Những băng đĩa của các chương trình ấy đều được in ra để biếu cho thực khách tại các nhà hàng chay. Riêng với cá nhân chị, kể từ khi trở về nương tựa với Tam Bảo, nếp sống và nếp nghỉ của chị đều có sự thay đổi nhiều. Chị sống điềm tỉnh hơn và cống hiến nhiều hơn. Trước đây, chị khá nóng tính. Nhờ học Phật, tu tập mà chị đã chuyển được phần lớn sự nóng tình của mình. Từ một vị Giám đốc của 3 công ty, chị đã nhường lại chức vụ đó cho các em mình để tập trung vào các hoạt động phật sự, tu tập và làm từ thiện. Chị sống giản dị, không chú trọng về những thứ gọi là thể hiện “đẳng cấp” của đời thường. Chị đi đến những vùng khó khăn từ Bắc chí Nam để tặng quà cho người nghèo, trao học bổng và tặng quà cho học sinh nghèo, tổ chức các chương trình mổ mắt từ thiện để mang lại ánh sáng cho người già, người bệnh… đồng thời tìm cách gieo duyên cho họ đến với Phật pháp để họ có thể tìm được niềm an vui trong cuộc sống. Những lúc gặp khó khăn, trở ngại trong công việc, những lúc bị chùn bước trước khó khăn, chướng ngại, chị thường cầu nguyện Tam Bảo và Thiên Long, Hộ Pháp gia hộ cho mình. Đặc biệt, những lúc như vậy chị thường nghĩ đến công hạnh và sự hy sinh cao cả, nghị lực phi thường của chư vị tổ sư, chư vị Thánh tử đạo, nhất là tấm gương cao cả của hai nữ Thánh tử đạo Nhất Chi Mai, Quách Thị Trang và Bồ tát Thích Quảng Đức, các vị ấy đã ảnh hưởng rất nhiều đến chị, đã cho chị có thêm nghị lực, khả năng để vượt qua những khó khăn, chướng ngại. Hơn nữa, lúc trước chị thường bị cuốn theo công việc, lao mình vào công việc và không làm chủ bản thân mình nhưng hiệu suất công việc thì lại không cao. Từ khi tu tập theo đạo Phật chị dần dần hiểu được việc gì nên làm và việc gì không nên làm, chị biết sắp xếp công việc theo chế độ ưu tiên, biết phân phối thời gian cho công việc và làm chủ được công việc. Nhờ thế mà chị làm được nhiều việc hơn và hiệu quả lại cao hơn trước, đồng thời chị vẫn còn thời gian để tham gia các thời khóa tu học ở chùa cũng như thời khóa của riêng mình. Và chị cảm thấy cuộc sống an lạc hơn, nhẹ nhàng hơn. Chị có nếp sống rất giản dị. Chị ăn chay trường và trên người chị lúc nào cũng mặc những bộ đồ màu nâu và màu lam mộc mạc. Đồ dùng và các nhu cầu cá nhân thì cũng giảm thiểu đến mức tối đa. Ngoài thời gian làm việc, chị dành thời gian cho việc tu niệm. Càng gần gũi với chư tăng, ni càng tu học theo lời Phật dạy thì chị càng cảm mến đức hạnh người tu, càng tôn thờ lý tưởng xuất gia. Thế là chí nguyện xuất gia học đạo đã nảy nở và lớn dần trong tâm chị. Va rồi, nhân duyên đã hội đủ, chí nguyện đủ lớn, cuối tháng 5/2013 chị đã từ bỏ tất cả các chức vụ, chuyển giao các công việc và xả ly tất cả những thứ sở hữu để xuất gia tu học, bái Sư cô Thích Nữ Huệ Đức làm sư phụ. Từ đây mái tóc xanh của chị đã được cắt bỏ, cát ái từ thân, chị nương vào đại chúng tại Quan Âm Tu Viện, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM để tu tập với pháp tự là Đức Tâm. Vậy là từ nay chị có thể chuyên tâm tu tập để thực hiện chí nguyện cao cả của mình “Tìm cầu Phật đạo và phụng sự chúng sanh”. Cầu chúc chị luôn được bình an và gặp nhiều thuận duyên trên đường đạo. Minh Nguyên TIN, BÀI LIÊN QUAN:
  • Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hùng nói chuyện Phật pháp ứng dụng ở chùa làng

  • Em nên đi tu hay lấy chồng?

  • Những phật tử - doanh nhân thành đạt*

  • Tp.HCM: Sư cô Hương Nhũ sẽ trò chuyện với Doanh nhân & Trí thức về chủ đề "sống giả sống thật"

  • Doanh nhân, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận và 14 lời răn của đức Phật

  • Doanh nhân Phật tử Lê Phước Vũ và đời sống Bát Chánh đạo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
  • Tags:
  • chị Ngọc Diệp
  • từ doanh nhân trở thành nhà sư Đức Tâm
  • hiểu về Phật Pháp
  • Ht.Thích Thanh Từ
  • doanh nhân làm từ thiện
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Kinh Dược Sư: Ý nghĩa, lợi ích và cách tụng tại nhà

    Kinh Dược Sư: Ý nghĩa, lợi ích và cách tụng tại nhà

  • Kinh Bách Dụ: Đốn cây hái trái

    Kinh Bách Dụ: Đốn cây hái trái

  • Pháp môn niệm Phật trong kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ

    Pháp môn niệm Phật trong kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ

  • Kinh Phật dạy tu tập mười nghiệp lành

    Kinh Phật dạy tu tập mười nghiệp lành

  • Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

    Kinh Bách Dụ: Vì hai vợ nên mù đôi mắt

  • Kinh Phật thuyết A Di Đà tóm lược (phần 2)

    Kinh Phật thuyết A Di Đà tóm lược (phần 2)

  • Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (6)

    Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (6)

  • Bài kinh: Niệm chết - Đoạn trừ tưởng sợ hãi tham chấp

    Bài kinh: Niệm chết - Đoạn trừ tưởng sợ hãi tham chấp

  • Màu áo cà sa trong kinh Pháp Cú (III)

    Màu áo cà sa trong kinh Pháp Cú (III)

  • Kinh Tứ Niệm Xứ (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

    Kinh Tứ Niệm Xứ (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

2

Đức Phật A Di Đà có thật không? Làm thế nào để sinh về thế giới của Ngài?

3

Kinh A Di Đà bằng tranh

4

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

5

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

6

Con đường trung đạo đưa con đến học bổng Tiến sĩ

7

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Tin chọn lọc

Thông minh và đạo đức… 1

6 bài học về hạnh phúc đích thực từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Nuôi lớn bốn vị Bồ Tát (Hết)

Lễ hội quỷ ma (Halloween)

Lạc thú tình dục

Gia sản văn hóa Việt Nam đóng góp được gì cho hòa bình thế giới (Hết)

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Sư Cô đức Tâm Là Ai