Chỉ Những Người Có "duyên ăn Nói" Mới Giao Tiếp Tốt? - Happy Live
Có thể bạn quan tâm
Rất nhiều người tin vào cái duyên xã giao hoặc thu hút được người khác là một nghệ thuật, nhưng thực ra có rất nhiều yếu tố khoa học ẩn sau điều đó. Những nhân tố quyết định sự thành công của ta với người khác và ấn tượng ta tạo ra với họ có thể bắt đầu thậm chí từ trước khi ta gặp họ.
Hầu hết chúng ta đều từng gặp những người như thế tại một lúc nào đó – kiểu người có thể bước vào một căn phòng đầy người xa lạ nhưng lúc rời đi thì họ đã có thêm 10 người bạn mới, lên lịch cho một cuộc hẹn ăn trưa vào ngày hôm sau, và một lời hứa hẹn sẽ giới thiệu họ làm quen với ai đó.
Điều gì khiến những cá nhân may mắn đó được tất cả mọi người yêu thích trong khi nhiều người phải nỗ lực rất nhiều mới có được?
Rất nhiều người tin vào cái duyên xã giao hoặc thu hút được người khác là một nghệ thuật, nhưng thực ra có rất nhiều yếu tố khoa học ẩn sau điều đó. Những nhân tố quyết định sự thành công của ta với người khác và ấn tượng ta tạo ra với họ có thể bắt đầu thậm chí từ trước khi ta gặp họ.
Nghiên cứu cho thấy những người gặp nhau thường xuyên sẽ hay đưa ra phán xét thuần túy dựa trên hình thức. Alexander Todorov, một giáo sư tâm lý tại Đại học Princeton, đã chứng minh việc mọi người có thể phán xét về sự dễ chịu, mức độ đáng tin cậy và năng lực sau khi nhìn mặt người khác chưa tới 1/10 giây.
“Trong khi một số thứ, như quyền uy, thường liên quan nhiều đến đặc điểm hình thái, thì những thứ như sự tin cậy và thậm chí sự hấp dẫn lại thường lệ thuộc rất nhiều vào biểu hiện gương mặt,” Todorov nói. Ông là tác giả quyển sách “Giá trị gương mặt: Ảnh hưởng không cưỡng lại được của ấn tượng đầu tiên” (Face Value: The Irresistible Influence of First Impressions).
Đưa ra phán đoán nhanh về một điều gì đó một cách hời hợt – nghe qua thì có vẻ là khinh suất. Ấy vậy mà chúng ta lại làm điều này suốt mà chẳng hề nhận ra, và nó có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Chẳng hạn như điều này có thể tác động đến việc bạn bầu cử cho ai.
Một nghiên cứu cho thấy sự biểu cảm trên gương mặt có thể được sử dụng để dự đoán kết quả bầu cử thượng viện Hoa Kỳ. Tương tự, mối liên hệ giữa gương mặt với năng lực cá nhân đã từng được sử dụng thành công trong việc dự đoán kết quả bầu cử các chính trị gia ở Bulgari, Pháp, Mexico và Brazil.
Phán xét đối với gương mặt có thể ảnh hưởng đến quyết định tài chính. Trong một thí nghiệm, những người vay tiền bị cho là trông có vẻ ít đáng tin cậy hơn sẽ khó vay được tiền hơn. Bên cho vay đưa ra phán xét dựa trên sự thể hiện, cho dù họ đã có thông tin về tình trạng công ăn việc làm, mức thu nhập của người đi vay và lịch sử tín dụng của người đó.
Hãy luôn tươi tỉnh
Dù không thể điều khiển các tính chất vật lý trên gương mặt nhưng bạn lại có thể thay đổi cách thể hiện và nụ cười trên gương mặt mình.
Todorov sử dụng các mô hình phân tích dựa trên dữ liệu để xây dựng các thuật toán có thể thao túng gương mặt, để chúng trông có vẻ đáng tin cậy hơn hoặc giảm đi phần đáng tin. Mô hình này cho phép ông ‘giật dây’ với các tính năng mà ta tin tưởng nhất.
Theo công trình nghiên cứu của ông, gương mặt càng hạnh phúc thì càng trông có vẻ đáng tin.
“Mọi người sẽ nhận định một gương mặt vui vẻ là đáng tin hơn, ấm áp hơn và dễ giao thiệp hơn,” Todorov nhận định. “Một trong những điểm công cho những ấn tượng này là biểu hiện cảm xúc. Nếu bạn nhìn vào mẫu của chúng ta và điều chỉnh gương mặt trở nên đáng tin hơn hoặc hướng ngoại hơn, bạn sẽ thấy biểu hiện cảm xúc này hiện ra rõ – gương mặt trở nên hạnh phúc hơn.”
Với những tình huống mà ấn tượng đầu tiên của ta không được tốt như ta kỳ vọng, thì vẫn còn hi vọng – ta vẫn có thể hấp dẫn được mọi người để họ quên đi phán xét võ đoán ban đầu.
“Tin vui là chúng ta có thể nhanh chóng ghi dấu ấn khác, xóa nhòa đi ấn tượng đầu tiên do bề ngoài gây ra,” Todorov nói. “Nếu bạn có cơ hội gặp ai đó, khoảnh khắc mà bạn có thông tin tốt về họ, bạn sẽ thay đổi cách nhận định về họ.”
Nói cách khác, nếu bạn có thể tạo ấn tượng với ai đó, họ thường sẽ quên những gì họ nghĩ khi lần đầu tiên gặp ta, thậm chí đó là những ấn tượng tiêu cực.
Điều chỉnh sức hấp dẫn, cuốn hút
Olivia Fox Cobane, người chuyên hướng dẫn, đào tạo cách ứng xử cho giới giám đốc điều hành và là tác giả quyển sách “Huyền thoại của sự duyên dáng” (Charisma Myth) đã định nghĩa sự duyên dáng là khả năng được yêu thích và “sự thú vị khi tương tác với ai đó”.
Trái với mô tả thông thường, việc được mọi người yêu thích sẽ có thể đem lại lợi thế trong kinh doanh. Các doanh nhân với kỹ năng xã hội tốt hơn có vẻ như sẽ thành công hơn, còn các nhân viên được mọi người yêu thích sẽ có đường sự nghiệp suôn sẻ hơn.
Một nghiên cứu từ Đại học Massachusetts nhận ra rằng những kiểm toán viên nội bộ được mọi người yêu quý và đưa ra được những lập luận chặt chẽ thường được các giám đốc dễ dàng đồng tình với đề xuất của họ hơn, ngay cả khi vị giám đốc lẽ ra sẽ bác bỏ nếu như họ chưa từng gặp kiểm toán viên đó.
Suzanne de Janasz, phó giáo sư về quản trị tại Đại học Seattle, cho rằng những kỹ năng giao tiếp giữa người với người đang ngày càng trở nên quan trọng hơn tại nơi làm việc vì các tổ chức đã chấm dứt cách kết cấu cổ lỗ, dựa trên thứ bậc, vị trí trong công ty trong những năm gần đây.
Điều hay hơn cả là bạn có thể tự huấn luyện bản thân trở nên duyên dáng, cuốn hút.
Jack Schafer, nhà tâm lý học và nhân viên FBI nghỉ hưu, đồng thời là người huấn luyện cách để trở nên hấp dẫn và là tác giả của quyển “Nút like” (The Like Switch), đã kể về Johnny Carson như một ví dụ điển hình về một người từng luôn muốn được yên thân một mình, nhưng đã học cách trở nên cực kỳ quảng giao trước ống kính.
Gương mặt dẫn chương trình nổi tiếng của The Tonight Show trong rất nhiều năm đã từ chối trả lời các cuộc phỏng vấn và từng có lần nói với tờ LA Times rằng sau khi thực hiện xong các chương trình, có tới 98% số lần là ông đi về nhà thay vì đi giao lưu với giới tinh hoa.
“Carson là một người cực kỳ hướng nội, người đã tự rèn luyện bản thân thành người hướng ngoại,” Schafer nói. “Ngay khi chương trình kết thúc, ông trở về nhà, nhưng trên TV ông nổi tiếng vì luôn mỉm cười, tươi tắn và nói chuyện hài hước.”
Nhướn mày
Vậy thì còn gì chúng ta có thể làm để trở nên duyên dáng hơn? Schafer nói sự duyên dáng bắt đầu với một chút nhướn mày.
“Não chúng ta luôn dò tìm xung quanh môi trường để tìm tín hiệu bạn bè hoặc thù nghịch,” ông nói. “Ba điều quan trọng chúng ta làm khi tiếp cận ai đó là phát ra tín hiệu chúng ta không phải là mối đe dọa: một cái nhướn mày – một chuyển động lên xuống nhanh nơi chân mày chỉ tồn tại trong 1/6 giây – một cái nghiêng đầu nhẹ, và một nụ cười.”
Vậy là bạn đã bắt đầu rồi đó – hi vọng là không làm quá lố như một kẻ lập dị – các chuyên gia đồng tình rằng điều quan trọng kế tiếp để được yêu thích là khả năng tương tác của bạn với người khác.
Lưu ý rằng điều này không có nghĩa là nói về bản thân. “Quy tắc vàng của tình bạn là nếu bạn làm mọi người cảm thấy dễ chịu về chính họ, họ sẽ thích bạn,” Schafer nói.
Cobane đồng tình, nhưng cho biết điều này chỉ có thể có tác dụng nếu bạn cho thấy sự quan tâm thật sự với lời họ nói. “Hãy tưởng tượng người khác là nhân vật trong một phim độc lập,” bà đề nghị. “Những nhân vật đó trở nên thú vị hơn khi bạn hiểu hơn về họ. Bạn sẽ thấy mình quan sát và thể hiện sự thích thú thực sự với phong thái và tính cách của họ.”
Nếu điều này thất bại, bà nói đó là vì sự quan tâm có thể là giả tạo. “Hãy tập trung vào những màu sắc khác nhau trong cầu mắt của họ,” bà nói. “Bằng cách duy trì sự giao tiếp bằng mắt ở mức độ đó, điều này sẽ đem lại ấn tượng về sự quan tâm.”
Schafer đề nghị ta đưa ra những câu nói tỏ vẻ thông cảm có thể phản ánh đôi chút những gì người đó nghĩ.
“Tôi từng thấy một sinh viên trong thang máy trông vẻ đang rất hài lòng với bản thân,” ông kể lại. “Tôi nói ‘Có vẻ cậu đang có một ngày rất tốt.’ Cậu ấy tiếp tục kể cho tôi nghe cậu vừa đạt kết quả tốt trong bài kiểm tra mà cậu đã phải học suốt nhiều tuần. Toàn bộ sự trao đổi đó khiến cậu ta thấy tốt hơn về bản thân.”
Nếu bạn biết nhiều hơn về người bạn đang trò chuyện, bạn thậm chí có thể thực hiện cách này hiệu quả hơn.
“Thay vì tỏ vẻ ca ngợi trực tiếp, bạn muốn cho phép mọi người tự ca ngợi bản thân,” ông nói. “Một khi tôi biết tuổi của bạn, tôi có thể nói đại loại như, ‘bạn đang ở tuổi 30 mà đã viết được cho BBC cơ à? Không có nhiều người có thể làm được vậy khi còn trẻ thế đâu.’ Vậy là bạn đã có thể tự ca ngợi bản thân về mặt tâm lý.”
Trong tình huống phải làm quen, một số người có thể sợ vài điều – bạn có thể đã nghe điều gì đó về người mà bạn đang nói chuyện, cho phép bạn đưa lại chủ đề rõ ràng liên quan tới họ. “Bạn có thể nói, ‘tôi nghe nói điều tuyệt vời này đã xảy ra với bạn, tôi rất muốn được nghe cả câu chuyện,” Janasz đề nghị.
Tìm điểm tương đồng
De Janasz cũng đề xuất nên nhấn mạnh điểm chung, thậm chí khi ý kiến của bạn khác biệt nhau. Những người duyên dáng thường rất sành sỏi cách tìm ra điểm chung với người mà họ tương tác, thậm chí ngay cả khi không có nhiều điểm chung lắm để tiếp tục.
“Khi bạn không đồng tình, hãy thực sự cố gắng lắng nghe người ta thay vì chuẩn bị phản ứng, hành động này được các nghiên cứu cho rằng đây là cách người thông minh có xu hướng làm theo,” bà nói. “Nó có thể trông như bạn hoàn toàn không đồng ý nhưng sau khi xem xét kỹ lưỡng hơn, bạn có thể đồng ý trong vài điểm, ít nhất là về nguyên tắc.”
Bà nói thêm là việc cập nhật thông tin về các sự kiện đang diễn ra, tin tức trong ngành cũng là cách hay, vì đó là điều mà hầu hết mọi người đều biết. Schafer cũng khuyên nên tìm kiếm điểm chung tương đồng (Bạn từ California tới à? Tôi cũng từ California), hoặc tạm thời (tôi hi vọng có thể đến thăm California năm tới) hoặc điểm chung gián tiếp (con gái tôi làm việc cho một công ty ở Silicon Valley).
Quan sát ngôn ngữ cơ thể
Một điều quan trọng nữa của việc được yêu thích là bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người khác. Khi mọi người bắt đầu trò chuyện và họ bắt đầu bắt chước nhau, đó là tín hiệu cho thấy một mối quan hệ tốt, Schafer nói. “Vì thế bạn có thể dùng cách này và bắt chước họ, qua đó bạn có thể tạo tín hiệu cho họ thấy bạn có ý tốt,” ông nói.
Đây cũng là cách hay để kiểm tra xem cuộc đối thoại sẽ đi đến đâu – nếu bạn thay đổi vị trí và người khác bắt chước bạn, có lẽ mọi thứ cũng sẽ tốt. Bất cứ ai làm công việc bán hàng đều có thể muốn sử dụng khoảnh khắc đó để bắt đầu chào hàng. Nếu bạn đang tìm cách để phát triển tình bạn lâu bền với người bạn tri kỷ vừa kết thân, có thể sẽ tốt nếu bạn sử dụng thứ mà Schafer gọi là kỹ thuật Hansel và Gretel.
Một lỗi thường gặp mà rất nhiều người trong chúng ta đều mắc phải là khiến người mới quen bị quá tải với lượng thông tin dày đặc về bản thân ta, việc này vốn có thể từ từ hẵng nói. Thay vào đó, Schafer đề nghị tiết lộ từng chút một những chi tiết về bản thân bạn – như những mẩu vụn bánh mì – vì thế mỗi mẩu thông tin mới lại có chức năng như “sự kích tích trí tò mò” để họ tiếp tục hứng thú với bạn.
“Bạn dần dần tiết lộ thông tin về bản thân để mối quan hệ có thể được duy trì tốt đẹp,” ông giải thích.
Tuy nhiên, sẽ có những tình huống mà bạn cần phải khiến người khác nhanh chóng thích bạn. Nếu gặp trường hợp như thế, Schafer, người đã làm việc 20 năm tại FBI và khiến nhiều người tiết lộ thông tin bí mật, có một số chiến thuật để khiến mọi người trả lời câu hỏi riêng tư.
Những câu nói giả định như “cách bạn nói nghe như bạn khoảng 25-30 tuổi gì đó,” thường sẽ dẫn đến việc người đối diện phản ứng bằng một lời xác nhận kiểu “Vâng, tôi 30 tuổi”, hoặc đính chính “Tôi 35 tuổi”. Một cách tiếp cận khác là sự bù lại, tức là khi bạn cung cấp thông tin đời tư của bạn, thì thường là người đối diện cũng sẽ làm thế.
“Nghiên cứu đã tìm ra rằng nếu tôi càng khiến ai trả lời các câu hỏi riêng tư nhanh, thì mối quan hệ đó càng nhanh phát triển,” Schafer nói. “Vì thế nếu tôi đang bán gì đó, tôi càng phát triển mối liên hệ nhanh và càng khiến bạn nói về đủ loại chi tiết thân mật về cuộc sống của bạn, thì bạn càng nhanh chóng đối xử với tôi như bạn bè, và tôi càng nhanh bán được hàng.”
Nếu tất cả mọi cách đều không ăn thua, hãy đơn giản là dành thời gian cạnh ai đó có thể cho người đó thích bạn, kể cả trong những tình huống cực đoan. Schafer mở đầu quyển sách của ông với một giai thoại trong FBI về một gián điệp nước ngoài bị Mỹ bắt giữ. Mỗi ngày, Schafer ngồi ở phòng giam của ông ta yên lặng đọc báo cho đến khi cuối cùng sự sợ hãi nhường chỗ cho sự tò mò và tay gián điệp muốn bắt đầu trò chuyện.
“Ban đầu đó là sự tiếp cận cận kề và trong một thời gian,” Schafer nói. “Và sau đó tôi dần dần tăng cường độ hướng về anh ta, tăng cường giao tiếp bằng mắt, v.v…” Việc đó tốn nhiều tháng, nhưng cuối cùng Schafer cũng lấy được thứ ông cần. Vì thế nếu lần tới bạn bước vào một căn phòng đầy những gương mặt mới thì chỉ cần một chút nỗ lực là bạn có thể trở thành người mà tất cả mọi người đều muốn làm quen.
Nguồn: BBC
Biên tập: HappyLive
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Bẻ khóa bí mật thành công
ĐẶT SÁCH NGAY
Từ khóa » Học ăn Nói Có Duyên
-
Cách Nói Chuyện Có Duyên Thu Hút Người đối Diện Ngay Lần đầu
-
9 Bí Quyết đơn Giản Giúp Bạn Luôn “ăn Nói Có Duyên” - Bestie
-
Nghệ Thuật Nói Chuyện Có Duyên để Thu Hút Người Khác
-
Học Cách Nói Chuyện Hay, Có Duyên Và Thu Hút Mọi Người Xung Quanh
-
Học Cách Nói Chuyện Có Duyên - Hàng Hiệu
-
Học Cách Nói Chuyện Có Duyên - Thả Rông
-
Học Cách Nói Chuyện Có Duyên Thu Hút Người đối Diện
-
6 Cách Nói Chuyện Có Duyên- Để đi đến đâu Cũng được Yêu Mến
-
Làm Sao TỰ TIN - ĂN NÓI CÓ DUYÊN? [KienThucNe] [Dưa Leo DBTT]
-
Cách ăn Nói Có Duyên
-
5 Cách Nói Chuyện Có Duyên - Ai Cũng Mến I Giao Tiếp Thông Minh
-
Làm Thế Nào để Nói Chuyện Có Duyên? - CafeBiz
-
Cách ăn Nói Có Duyên
-
Làm Sao để ăn Nói Có Duyên? - VQUIX.COM