Chi Phí Chất Lượng - Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết - Việt Quality
Có thể bạn quan tâm
Theo các bạn chất lượng có tốn chi phí hay không? Phải chăng chất lượng là miễn phí. Không đâu, thật ra chất lượng rất là tốn kém. Vậy chi phí chất lượng là gì? Nó đến từ những thành phần nào? Và từ đó chúng cũng có thể tập trung vào để cải tiến, nhằm giảm thiểu chi phí cho chất lượng. Trước khi đi quá xa, nếu bạn vẫn chưa hiểu chất lượng là gì xin mời tham khảo bài “ chất lượng là gì”, hoặc “ các khía cạnh của chất lượng”.
Về cơ bản chi phí chất lượng chia làm hai loại chính, là chí phí để tạo ra chất lượng, hay chí phí để có những sản phẩm tốt ta gọi là “Conformance Cost”, chi phí còn lại là chi phí những sản phẩm không chất lượng tạo ra ta gọi là “Non- Conformance Cost”, bên trong mỗi loại chí phí lại có nhiều nhóm nhỏ nữa.
1. Chi phí cho việc tạo ra sản phẩm phù hợp-Conformance cost Đây là những chi phí bắt buộc có để tạo ra một sản phẩm tốt, hoặc phát hiện, loại bỏ những sản phẩm sai hỏng, nó tập trung vào hai phần chính là chi phí cho việc phòng ngừa và chi phí kiểm tra.
1.1 Chi phí chất lượng cho phòng ngừa Chi phí này được phát sinh cho các hoạt động nhằm ngăn ngừa sai hỏng xảy ra, nó gắn liền với việc thiết kế sản phẩn, thực thi và duy trì hệ thống quản trị chất lượng. Những hoạt động này thường được lên kế hoạch trước và phát sinh trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt. Chúng thường bao gồm:
– Tiêu chuẩn của sản phẩm hay dịch vụ: Việc tạo ra tiêu chuẩn cho sản phẩm, tiêu chuẩn cho vật liệu, tiêu chuẩn kiểm đầu vào, tiêu chuẩn cho quy trình cũng khá tốn kém. – Kế hoạch kiểm soát chất lượng: Chi phí cho việc tạo ra kế hoạch kiểm soát chất lượng, kế hoạch kiểm đầu vào, kiểm tra độ tin cậy và các hoạt động khác. – Đảm bảo chất lượng: Chi phí cho việc duy trì và thực thi hệ thống chất lượng. – Chi phí cho việc đào tạo và phát triển.
1.2 Chi phí chất lượng cho kiểm tra, đánh giá, thẩm định. Bao gồm các hoạt động đo lường giám sát, thẩm định liên quan đến chất lượng, những chi phí này thường liên quan tới các hoạt động đánh giá nhà cung cấp để đảm bảo vật tư được cung cấp đúng chất lượng. Cụ thể bao gồm các hoạt động sau: – Chi phí thẩm định( verification): Chi phí làm các yêu cầu thẩm định, để đảm bảo các phương pháp đo đúng chuẩn, quy trình vận hành đúng yêu cầu… – Chi phí đánh giá(audit): Để đảm bảo cho hệ thống chất lượng hoạt động chính xác. – Quản lý nhà cung cấp: bao gồm việc đánh giá, phân loại, phê duyệt, phát triển nhà cung cấp.
2. Chi phí cho do sản phẩm không phù hợp tạo ra- Non- Conformance Cost. Đây là phần chi phí gây ra do những thất bại và sai hỏng, bao gồm sai hỏng bên trong và bên ngoài tổ chức. 2.1 Chi phí chất lượng do sai hỏng, thất bại, phế phẩm trong nội bộ của tổ chức. Là chi phí phát sinh bên trong tổ chức, do việc khắc phục các sai hỏng và khiếm khuyết của sản phẩm, dịch vụ trước khi giao cho khách hàng. Chi phí này là kết quả của việc đầu ra quy trình không đúng như mong đợi, hoặc không thực thi đúng như hướng dẫn công việc…chúng thường bao gồm:
– Lãng phí: Có rất nhiều loại lãng phí trong sản xuất và công việc, các bạn tham khảo thêm 7 loại lãng phí tại bài viết ” 7 loại lãng phí- Mỏ ngọc đang ngủ yên” – Hủy hàng phế phẩm: Những thành phẩm không đạt chất lượng đầu ra phải đem hủy đi. – Hàng làm lại( rework): Phải tiến hành sửa lại những khâu, những phần sai hỏng. – Chi phí cho việc phân tích sai hỏng: Việc phân tích mẫu cũng tốt rất nhiều chi phí. 2.2 Chi phí chất lượng do sai hỏng, thất bại bên ngoài của tổ chức. Là những chi phí phát sinh bên ngoài của tổ chức, mà do nội tại của tổ chức không phát hiện được. Thường là đến từ việc khiếu nại của khách hàng do sai tiêu chuẩn hoặc quy cách. Những chi phí chất lượng do loại này bao gồm. – Chi phí sửa chữa và dịch vụ. – Chi phí cho việc bảo hành. – Chi phí cho việc xử lý, phân tích, ghi nhận và phản hồi những khiếu nại của khách hàng.. – Chi phí cho việc trả hàng: là chi phí mà khách hàng gửi trả lại toàn bộ lô hàng do viêc phát hiện sai sót, hay đơn giản là họ gửi trả hàng về để phân tích thôi.
Đến đây Việt Quality(vietquality) tin rằng các bạn đã có môt bức tranh toàn cảnh về những chi phí chất lượng trong một tổ chức. Cho nên, chất lượng đâu có miễn phí phải không? Vậy tại sao chúng ta cần phải duy trì chất lượng? là bởi những gì nó đem đến hoàn toàn xứng đáng với giá trị bỏ ra. Không tin các bạn cùng tham khảo các bài viết khác ở đây.
Tuấn Huỳnh.
Share this:
- Click to share on Twitter (Opens in new window)
- Click to share on Facebook (Opens in new window)
- Click to share on LinkedIn (Opens in new window)
Related
Từ khóa » Chi Phí Không Phù Hợp Là Gì
-
Công Cụ Nâng Cao Chất Lượng Và Giảm Chi Phí Hữu ích Cho Doanh ...
-
Chi Phí Chất Lượng - Tư Vấn Quản Trị Doanh Nghiệp
-
Chi Phí Chất Lượng (Quality Costs) Là Gì? Phân Loại Chi ... - VietnamBiz
-
Chi Phí Chất Lượng (Quality Cost) Là Gì? Tầm Quan Trọng Của COQ
-
Chi Phí Chất Lượng Là Gì? Các Chi Phí Liên Quan Đến Chất Lượng?
-
Chi Phí Chất Lượng - CMARD2
-
Khái Niệm Và Phân Loại Chi Phí Chất Lượng
-
Top 15 Chi Phí Chất Lượng Không Phù Hợp Bao Gồm - MarvelVietnam
-
Khái Niệm Chi Phí Và Phân Loại Chi Phí Trong Kế Toán Quản Trị
-
Ví Dụ Của Chi Phí Chất Lượng Trong Doanh Nghiệp | Xemtailieu
-
Chi Phí Không Chất Lượng - Lãng Phí Trong Sản Xuất Ngành May
-
Chi Phí Là Gì? Phân Loại Chi Phí Chi Tiết Nhất - MISA AMIS
-
Chi Phí Chất Lượng CoQ Là Gì - ITG Technology
-
Bai 2 Chi Phi Chat Luong - SlideShare