Chi Phí Khấu Hao Trong Thời Gian Tạm Dừng Hoạt động Vì Dịch Covid-19

Do dịch bùng phát, một số địa phương yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo cách ly y tế. Đồng thời, nhu cầu thị trường về hàng hóa, dịch vụ sụt giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng hoạt động. Điều này dẫn đến một số TSCD cũng phải tạm dừng hoạt động. Khi đó,  chi phí khấu hao các TSCĐ này có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Hãy cùng Gonnapass tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé:

Nội dung bài viết

  • 1. Doanh nghiệp tạm thời dừng hoạt động có phải trích khấu hao TSCĐ không?
  • 2. Chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng có được trừ không?
  • 3. Khấu hao TSCĐ khi doanh nghiệp tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19
  • 4. Cơ sở Luật: Trích dẫn Luật:
  • 5. Cơ sở hướng dẫn: 
  • 6. Xem thêm các bài viết khác
  • Biên soạn:

1. Doanh nghiệp tạm thời dừng hoạt động có phải trích khấu hao TSCĐ không?

Theo quy định của BTC tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì tất cả các TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ các trường hợp sau:

– TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

– TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

– TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

– TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

– TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động.

– TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

– TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Do vậy, doanh nghiệp khi tạm dừng hoạt động vẫn phải thực hiện trích khấu hao TSCĐ các tài sản không thuộc các trường hợp được miễn nêu trên. Theo hướng dẫn tại công văn số 10385/BTC-QLKT, các chi phí phát sinh do dừng hoạt động bởi Covid được hạch toán vào TK 811, cụ thể:

“Cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính: Đơn vị hạch toán các chi phí liên quan đến bộ phận trực tiếp sản xuất trong thời gian ngưng hoạt động do dịch Covid-19 vào Tài khoản 811 – Chi phí khác. Đơn vị phải thuyết minh việc hoạch toán này trên Thuyết minh Báo cáo tài chính của đơn vị”

(Nguyên văn câu hỏi của Hội kiểm toán viên hành nghề VACPA gửi đến Bộ Tài chính như sau:

“Một số doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp kiểm toán (áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số 200/TT-BTC ngày 11/12/2014) tại địa bàn thực hiện giãn cách xã hội (như Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai…) phải tạm ngừng hoạt động sản xuất do phát hiện nhiều ca F0, F1. Việc tạm ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid -19 dẫn đến việc các doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản chi phí liên quan đến bộ phận trực tiếp sản xuất như: chi phí khấu hao TSCĐ và các chi phí phát sinh trong thời gian ngừng hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí thực hiện xét nghiệm Covid-19, chi phí đồ bảo hộ, khẩu trang, thuốc khử khuẩn, chi phí vật dụng để nhân viên cách ly tập trung tại xưởng, chi phí tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid-19 (nếu có)… Do đây là vấn đề mới phát sinh, nên hiện tại các doanh nghiệp này đang gặp vướng mắc về việc hạch toán các loại chi phí nêu trên vào tài khoản và trình bày, thuyết minh trên báo cáo tài chính như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp theo quy định  hiện hành.”

2. Chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng có được trừ không?

Tham khảo tại

Khấu hao tài sản tạm dừng – Depreciation during temporarily dormant

3. Khấu hao TSCĐ khi doanh nghiệp tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Trường hợp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn tới một số tỉnh, địa phương bị cách ly, tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến thị trường dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng hoạt động. Khi đó, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành trích khấu hao các TSCĐ này theo quy định tại TT45/2013/TT-BTC.

Cho mục đích tính thuế TNDN, chi phí khấu hao TSCĐ trong trường hợp này được xử lý theo trường hợp tạm dừng do điều kiện sản xuất kinh doanh theo mùa vụ như hướng dẫn của Tổng cục thuế tại công văn số 12452/BTC-TCT ngày 09/10/2020.

     

       Như vậy, nếu doanh nghiệp tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh dưới 9 tháng sau đó tiếp tục sản xuất kinh doanh thì chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí được trừ. Doanh nghiệp cần lưu giữ đầy đủ hồ sơ và lý do của việc tạm dừng hoạt động khi cơ quan thuế yêu cầu.

       Trường hợp doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh từ 9 tháng trở lên, thì chi phí khấu hao TSCĐ trong thời gian tạm dừng có thể không được trừ khi tính thuế TNDN. Ngoài ra, theo công văn 1930/CT-TTHT năm 2020 Cục thuế TP Hải Phòng hướng dẫn trường hợp nếu dây chuyền phải dừng hoạt động do giảm đơn hàng từ ảnh hưởng của Covid, chi phí khấu hao tài sản không được trừ 

Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid -19 là trường hợp đặc biệt và chưa từng có tiền lệ, do đó doanh nghiệp có thể cân nhắc việc gửi công văn giải trình và tham vấn ý kiến cụ thể của cơ quan thuế địa phương.

4. Cơ sở Luật: Trích dẫn Luật:

Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC

Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

5. Cơ sở hướng dẫn: 

Công văn số 12452/BTC-TCT ngày 09/10/2020

6. Xem thêm các bài viết khác

Giảm 30% thuế TNDN năm 2021 theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP

Chi phí khấu hao không đăng ký không được trừ khi tính thuế TNDN

Chi phí liên quan đến hoạt động phòng chống Covid có được trừ?

Biên soạn:

Nguyễn Thị Mai  – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.

Để biết thêm thông tin cụ thể, xin vui lòng liên hệ với các chuyên viên tư vấn.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Công ty TNHH Gonnapass

Phòng 701, tầng 7, toà nhà 3D Center, số 3 Duy Tân, P Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Email: hotro@gonnapass.com

Facebook: https://www.facebook.com/gonnapass.com/

Từ khóa » Chi Phí Khấu Hao Tscd