CHI PHÍ LÃI VAY LÀ GÌ? CẨM NANG TOÀN BỘ CÁC ĐIỀU CẦN ...
Có thể bạn quan tâm
- Tài liệu kế toán - Thuế
- Văn bản thuế mới nhất
- Kế toán thuế
- Kế toán hạch toán
- Biểu mẫu chứng từ
- Chia sẻ kinh nghiệm kế toán - Thuế
- Tin tức thuế nổi bật
- Tin công ty
- Tin thuế nổi bật
0964.787.599 |
- Giới thiệu
- Về công ty
- Thương hiệu PPI Việt Nam
- DV kế toán
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ khác
- Ưu đãi
- Đào tạo kế toán
- Khóa học kế toán tổng hợp
- Khóa học kế toán kèm riêng
- Khóa học kế toán ngắn hạn
- Lịch khai giảng
- Ưu đãi
- Cảm nhận HV
- Thư viện
- Câu chuyện hình ảnh
- Thư viện Video
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Về công ty
- Thương hiệu PPI Việt Nam
- DV kế toán
- Dịch vụ kế toán
- Dịch vụ khác
- Ưu đãi
- Đào tạo kế toán
- Khóa học kế toán tổng hợp
- Khóa học kế toán kèm riêng
- Khóa học kế toán ngắn hạn
- Lịch khai giảng
- Ưu đãi
- Cảm nhận HV Cảm nhận HV
- Thư viện
- Câu chuyện hình ảnh
- Thư viện Video
1.1 Lãi là gì?
Lãi là phần giá trị lớn hơn, thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ so với giá thành và chi phí tiêu thụ sản phẩm.
Lãi là bộ phận giá trị có được do thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Nếu việc tiêu thụ sản phẩm có lãi thì nó là một bộ phận của doanh thu. Giá thành là toàn bộ hao phí tài sản, sức lao động liên quan đến việc tạo ra sản phẩm.
Trong hạch toán kinh tế, lãi được chia làm hai loại chủ yếu là lãi kế hoạch và lãi thực tế. Lãi kế hoạch là chỉ tiêu dự kiến lãi thu được trong thời gian xác định. Lãi thực tế là lãi có được sau khi trang trải các chỉ phí thực tế trong quá trình tạo ra sản phẩm.
1.2 Lãi vay là gì?
Lãi vay là phí trả cho một khoản vay tài sản cho chủ sở hữu như một hình thức bồi thường cho việc sử dụng của tài sản. Phổ biến nhất là giá phải trả cho việc sử dụng tiền vay, hoặc tiền thu được của khoản tiền gửi. Khi tiền được vay, lãi vay thường được trả cho người cho vay như một phần của số tiền gốc, còn nợ người cho vay.
1.3 Lãi đi vay là gì?
Lãi đi vay là tiền lãi phải phải cho chủ sở hữu của khoản vay và chi phí liên quan tới khoản vay đó.
1.4 Chi phí lãi vay là gì?
Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.
Lãi tiền vay bao gồm:
Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi;
Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi;
Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay;
Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính.
Như vậy có thể thấy, lãi bao hàm nghĩa rộng hơn chi phí đi vay được phát sinh trong quá trình tiêu thụ, trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
1.5 Lãi suất cơ sở là gì?
Lãi suất cơ sơ, lãi suất tham chiếu là lãi suất dùng để xác định mức lãi suất cho vay sau kì điều chỉnh lãi suất hàng quý, hàng năm…
1.6 Lãi suất cơ bản là gì?
Là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao hơn 1.5 lần lãi suất cơ bản.
2. Cách tính chi phí lãi vay
Cách tính chi phí lãi vay
2.1 Cách tính lãi vay ngân hàng
Với cách tính lãi suất vay ngân hàng khi vay vốn gần như được mặc định với tất cả cáckhách hàng khi chọn dịch vụ vay tại các ngân hàng. Vì vậy để hợp lý bạn cần lắm được lãi suất vay để có sự lựa chọn phù hợp về số tiền và thời hạn trả nợ phù hợp vơi tình hình tài chính của bạn.
Hiện nay cách tính lãi vay phổ biến nhất mà ngân hàng thường áp dụng là cách tính theo dư nợ giảm dần. Công thức tính được biểu thị như sau:
Lãi phải trả (hàng tháng) = (Dư nợ vay hiện tại x lãi suất vay x số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại) / 365
2.2 Cách tính lãi vay cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác
Với mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác nhau thì có thể cách tính lãi vay không giống nhau. Tuy nhiên về cơ bản lãi vay sẽ được tính dựa trên Dư nợ, lãi suất vay (tháng/ năm) và thời gian thực tế duy trì số nợ.
Công thức tổng quát:
Lãi phải trả = Dư nợ vay hiện tại x lãi suất vay(năm) x tháng thực tế duy trì dư nợ hiện tại/12 + Dư nợ vay hiện tại x lãi suất vay(năm) x số ngày thực tế duy trì dư nợ
3. Chi phi lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN
chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế TNDN
Ngoại trừ các khoản chi lãi vay dưới đây thì các khoản chi khác đều được tính chi phí hợp lý của doanh nghiệp nếu có đầy đủ hồ sơ, hóa đơn, chứng từ hợp lệ. Bao gồm:
3.1 Lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
- Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
- Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
3.2 Lãi vay vượt mức 150% lãi suất cơ bản
Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Ví dụ: Lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Công bố là 8%/năm. Công ty A vay tiền của cá nhân Ông Nguyễn Văn Minh với lãi suất là 15%/năm.
Như vậy khi tính chi phí được trừ của tiền lãi vay thì chỉ phần lãi vay tương ứng lãi suất 8%*1,5=12%/năm là được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN.
Phần chi lãi vay tương ứng 3%/năm vượt mức sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
Lưu ý: Nếu trả lãi vay cho cá nhân thì bạn phải làm tờ khai và thu lại 5% thuế TNCN từ đầu tư vốn bạn nhé.
3.3 Vốn hóa chi phí lãi vay
Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư.
Như vậy với khoản lãi tiền vay trong giai đoạn đầu tư thì việc vốn hóa chi phí lãi vay này sẽ được tính vào giá trị công trình mà không tính vào chi phí trong kỳ.
3.4 Chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Ngoài trừ các khoản chi phí lãi vay nói trên, trường hợp doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên liên kết hay còn gọi là quan hệ liên kết thì doanh nghiệp cần lưu ý thêm điều sau:
Căn cứ theo mục a và b khoản 3 điều 16 nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì:
a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;
4. Hạch toán chi phí lãi vay
4.1 Hạch toán lãi vay khi vốn hóa/không được vốn hóa
- Nếu chi phí đi vay khi đã được vốn hóa được tính vào giá trị đầu tư hoặc giá trị sản phẩm dở dang. Khi đó, kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 627, 241
Có TK 111, 112, 242...
Đối với những khoản vay không được vốn hóa, doanh nghiệp hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ.
Nợ TK 635
Có TK 111, 112, 242...
Lưu ý: Trường hợp bạn sử dụng thông tư 200 hay thông tư 133 đều hạch toán như trên bạn nhé.
4.2 Hạch toán lãi vay được trừ và không được trừ vào chi phí trong kỳ
Dù là chi phí được trừ hay không được trừ thì bạn đều hạch toán như sau nhé:
1. Nếu trả lãi vay theo định kỳ:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112...
- Nếu có phát sinh các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112…
2. Nếu trả lãi vay trước cho nhiều kỳ:
- Khi trả lãi, ghi:
Nợ TK 242
Có TK 111, 112
- Hàng tháng phân bổ lãi vay tương ứng với từng tháng hạch toán:
Nợ TK 635
Có TK 242
4.3 Hạch toán đối với phần lãi vay dự trả trong kỳ
- Định kỳ trích lãi vay vào chi ph, kế toán hạch toán:
Nợ TK 635
Có TK 335
- Khi kết thúc hợp đồng vay và trả lãi kế toán hạch toán;
Nợ TK 335
Có TK 111, 112...
5. Hồ sơ của tiền lãi vay là gì?
Để hợp lý hóa khoản lãi tiền vay, doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm:
Hợp đồng vay;
Chứng từ thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản (đối với khoản vay cá nhân), chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (đối với khoản vay doanh nghiệp khác);
Hóa đơn GTGT (đối với khoản vay doanh nghiệp khác).
Bài viết cùng danh mục HƯỚNG DẪN HƯỞNG THỦ TỤC HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP MỚI NHẤT PHÂN BIỆT QUY TRÌNH HẠCH TOÁN GIỮA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP KHI NÀO PHẢI GỬI MẪU 04/SS-HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ THÔNG BÁO HÓA ĐƠN SAI SÓT? HƯỚNG DẪN HƯỞNG THỦ TỤC HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP MỚI NHẤT PHÂN BIỆT QUY TRÌNH HẠCH TOÁN GIỮA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Tài liệu kế toán - Thuế Văn bản thuế mới nhất Kế toán thuế Kế toán hạch toán Biểu mẫu chứng từ Chia sẻ kinh nghiệm kế toán - Thuế Giảng viên và cảm nhận của Học viên Giảng Viên: Mai Thanh Thúy Giảng Viên: Mai Thanh Thúy đang làm Chuyên làm các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với nhiều năm Giảng dạy thực tế Giảng Viên: Nguyễn Thu Thủy Giảng Viên: Nguyễn Thu Thủy đang làm Chuyên làm dịch vụ kế toán các loại hình DN cùng nhiều năm Giảng dạy thực tế Giảng Viên: Bùi Huyền Trang Giảng Viên: Bùi Huyền Trang đang là Chuyên làm dịch vụ kế toán các loại hình DN cùng với đó là nhiều năm Giảng dạy thực tế Giảng Viên: Trần Thị Ngọc Diệp Giảng Viên: Trần Thị Ngọc Diệp đang là Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán Immanuel, đồng thời cũng là Chuyên gia tư vấn thuế - Hội viên hội tư vấn thuế Việt Nam VTCA Previous Next ĐĂNG KÝ TƯ VẤN Họ tên Gmail Số điện thoại Nội dung Đăng ký Gmail ktppivietnam@gmail.com Copyright 2019 © PPI Việt Nam ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAMTRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0964.787.599
Website: www.ppivietnam.vn
Email: ktppivietnam@gmail.com
Site map | Liên hệ Lượt truy cập: 162950681 Số người đang xem: 14Từ khóa » Phí Lãi Vay Ngân Hàng
-
Lãi Suất Vay Ngân Hàng Mới Nhất Tháng Này - TheBank
-
Chi Phí Lãi Vay Mới Nhất - FBLAW
-
Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý được Trừ Khi Tính Thuế TNDN - Kế Toán Thiên Ưng
-
Cách Hạch Toán Chi Phí Lãi Vay Không Hợp Lý Và Hợp Lý
-
Lãi Vay Ngân Hàng Mới Nhất 2022 & Cách Tính Lãi Suất Vay | Timo
-
Chi Phí Lãi Vay Với Doanh Nghiệp Có Giao Dịch Liên Kết - Báo Chính Phủ
-
Chi Phí Lãi Vay Của Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế Luật Việt An
-
Chi Phí Lãi Vay Là Gì? Cách Hạch Toán Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý
-
Tìm Hiểu Về Lãi Suất Vay Ngân Hàng Và Cách Tính Chi Tiết - BIDV
-
Điều Kiện để Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý Hợp Lệ
-
Tính Lịch Trả Nợ Với Dư Nợ Giảm Dần | Techcombank
-
Khái Niệm Chi Phí Lãi Vay Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết
-
Hướng Dẫn Cách Hạch Toán Chi Phí Lãi Vay
-
Cách Xác định Chi Phí Lãi Vay được Trừ Và Không được Trừ