Chi Phí Lưu Trữ Tế Bào Gốc Máu Dây Rốn - Viện Huyết Học
Có thể bạn quan tâm
Tế bào gốc nói chung và tế bào gốc máu dây rốn nói riêng đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Tế bào gốc có thể điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như: Các bệnh về máu và cơ quan tạo máu; Các bệnh lý về thần kinh, cơ xương khớp và nhiều bệnh như: xơ gan, đái tháo đường, tổn thương giác mạc, tổn thương cơ tim, da… Ngày nay, các bậc cha mẹ rất quan tâm và có nhu cầu ngày càng cao trong việc lưu trữ máu dây rốn cho những đứa con thân yêu của mình. Vậy chi phí lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn là bao nhiêu? Điều kiện để có thể lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn là gì? Mời quý vị và các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chi phí lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn
Chi phí lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn tại Ngân hàng máu dây rốn, Viện Huyết học – Truyền máu TW thời điểm hiện tại như sau:
- Chi phí dành cho việc tư vấn + thu thập + vận chuyển mẫu sau thu thập: khoảng 3,3 triệu VNĐ.
- Chi phí dành cho việc xử lý và lưu trữ trong năm đầu tiên: khoảng 21 triệu VNĐ.
- Chi phí dành cho việc bảo quản từ năm thứ 2 trở đi: 2,6 triệu VNĐ/năm.
Chi phí này có thể thay đổi tùy theo từng tình huống cụ thể (loại kit xử lý gia đình lựa chọn, sinh đôi, nơi thu thập tại địa bàn xa trung tâm Hà Nội, hay quy định về chi phí dịch vụ y tế của Nhà nước qua các năm…).
Mời xem thêm: “Tại sao nên gửi tế bào gốc máu dây rốn tại Viện Huyết học – Truyền máu TW?” |
Các trường hợp thu thập nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn lưu giữ, gia đình đồng thuận không lưu giữ thì gia đình sẽ được hoàn lại những chi phí chưa sử dụng đến.
Kỹ thuật viên đang tiến hành thu thập máu dây rốn
Một số điều kiện lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn
Tất cả các trường hợp sản phụ và thai nhi khỏe mạnh có nhu cầu lưu trữ máu dây rốn đều có thể đăng ký để gửi tế bào gốc máu dây rốn. Đặc biệt, các trường hợp muốn lưu trữ máu dây rốn để chữa bệnh cho đứa con trước (bệnh về máu, ung thư…) sẽ được ưu tiên tối đa.
Về cơ bản máu dây rốn dịch vụ sẽ sử dụng cho chính đứa trẻ hoặc cho người trong gia đình của đứa trẻ tùy theo mức độ hòa hợp và chỉ định của bác sĩ nên tiêu chuẩn không quá ngặt nghèo.
Người mẹ mắc một số bệnh truyền nhiễm (HBV, HCV, CMV), bệnh chuyển hóa (đái tháo đường), bệnh mạn tính (tim mạch, tiêu hóa,…), bệnh bẩm sinh (mang gen thalassemia) vẫn có thể lưu trữ máu dây rốn cho con mình.
Trường hợp người mẹ mắc bệnh lý liên quan đến ung thư và đã điều trị ổn định (ung thư hạch, ung thư máu, ung thư tuyến giáp…), nếu việc điều trị hoặc bệnh tật không ảnh hưởng đến chất lượng tế bào gốc trong máu dây rốn của đứa trẻ thì cũng có thể cân nhắc lưu giữ máu dây rốn.
Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc, khi người mẹ đã hoặc đang có bất kỳ bệnh lý khi mang thai, Ngân hàng Tế bào gốc không thể đảm bảo chắc chắn bệnh lý đó về tương lai lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến tế bào gốc của trẻ hay không.
Nếu gia đình vẫn quyết tâm lưu giữ máu dây rốn, gia đình sẽ được tư vấn kỹ và cam kết chấp nhận những nguy cơ nếu đơn vị máu dây rốn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố trên trước khi quyết định lưu trữ.
Đối với tiền sử bệnh lý của bố, khuyến cáo cơ bản tương tự như đối với mẹ nhưng mức độ ảnh hưởng trực tiếp sẽ thấp hơn, gia đình sẽ được tư vấn cụ thể tùy từng trường hợp.
Tế bào gốc máu dây rốn được điều chế trong phòng sạch xử lý vô trùng có áp lực dương và lưu trữ trong ni-tơ lỏng ở nhiệt độ -150 đến -196°C
Thai nhi có vấn đề như thế nào thì không lưu trữ máu dây rốn?
Khi xét nghiệm trước sinh nghi ngờ có những bệnh lý bẩm sinh liên quan đến tế bào gốc tạo máu thì không nên lưu giữ vì nhiều khả năng không sử dụng được về sau.
Ví dụ như: mắc bệnh tan máu bẩm sinh (xác định bằng xét nghiệm gen), hội chứng Down (vì có nguy cơ tiến triển thành ung thư máu), rối loạn gen/nhiễm sắc thể phức tạp khác…
Nếu trong quá trình sinh nở có dấu hiệu nhiễm trùng (dịch ối đục, lẫn phân su, suy thai) thì cũng không nên lưu vì có thể nhiễm khuẩn cho máu dây rốn.
Trường hợp trẻ chỉ có các dị tật về mặt hình thái, không liên quan đến di truyền (tim bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch…) thì vẫn có thể lưu giữ tế bào gốc máu dây rốn.
Thai nhi mang gen thalassemia nhưng không bị bệnh vẫn có thể lưu trữ được nếu trẻ chỉ mang 1 gen lặn và 1 gen bình thường. Những người mang gen nhưng không mắc bệnh hầu như tạo máu bình thường và không có thiếu máu nên tế bào gốc của họ cũng sẽ sinh máu tương đối bình thường trong cơ thể bệnh nhân sau khi ghép.
Viện Huyết học – Truyền máu TW đã ghép tế bào gốc cho người bệnh thalassemia từ máu dây rốn của trẻ mang gen và cho kết quả thành công, người bệnh không còn phải truyền máu và có cuộc sống bình thường.
Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu TW
ĐỊA CHỈ LƯU TRỮ TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN:Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà T, Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương Điện thoại: (024) 3782 4267 (trong giờ hành chính), 0963 892 551 (hotline) Email: nihbtscc@gmail.com |
Từ khóa » Bảng Giá Lưu Trữ Máu Cuống Rốn Vinmec
-
Chi Phí Các Gói Lưu Trữ Máu Cuống Rốn Tại Vinmec Từ 1-17 Năm Là Bao ...
-
Phí Lấy Máu Cuống Rốn Hết Bao Nhiêu? | Vinmec
-
Chi Phí Lưu Trữ Tế Bào Gốc Cuống Rốn Tại Vinmec - Sống Khỏe - Medplus
-
CHI TIẾT CÁC GÓI LƯU TRỮ MÁU... - Vinmec Health Care System
-
Lưu Trữ Máu Cuống Rốn Vinmec: Quy Trình Thủ Tục, Chi Phí, Liên Hệ
-
CHA MẸ GIỮ LẠI MÁU CUỐNG RỐN CHO CON, CẦN NHỮNG GÌ?
-
Bảng Giá Dịch Vụ Lưu Trữ Tế Bào Gốc | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Lưu Trữ Tế Bào Gốc - Máu Cuống Rốn & Mô Dây Rốn / Vinmec
-
Gia đình Lý Hải Lưu Trữ Máu Cuống Rốn Con Trai Thứ 4 Tại Vinmec
-
Các Gói Lưu Trữ Máu Cuống Rốn đang Có Mặt Tại Vinmec - YouTube
-
Lưu Trữ Máu Cuống Rốn ở Vinmec - Bảo Hiểm Sinh Học Trọn đời Cho Con
-
Quy Trình Lưu Trữ Máu Cuống Rốn Tại Vinmec
-
Top 15 Giữ Tế Bào Gốc Dây Rốn Bao Nhiêu Tiền 2022