Chi Phí Mở Dịch Vụ Cửa Hàng Chăm Sóc Huấn Luyện Chó Mèo Tại Nhà

Mở dịch vụ chăm sóc thú cưng cần tham khảo kinh nghiệm tổng hợp trong bài viết này: chi phí mở cửa hàng chăm sóc thú cưng, mô hình kinh doanh thú cưng làm gì, bán phụ kiện hay trông giữ huấn luyện chó mèo
Tham khảo trước khi mở dịch vụ kinh doanh thú cưng
  • Có nên kinh dịch vụ chăm sóc thú cưng không?
  • Mô hình kinh doanh thú cưng
  • Dịch vụ trông giữ thú cưng – chó mèo
  • Huấn luyện thú cưng biết nghe lời
  • Mở cửa hàng bán đồ chơi, phụ kiện cho thú cưng
  • Dịch vụ gây giống thú cưng
  • Chi phí mở cửa hàng thú cưng là bao nhiêu?
  • Quảng bá và phát triển dịch vụ chăm sóc thú cưng
  • Kinh nghiệm khi kinh doanh thú cưng
  • Tìm nơi nhập thú cưng để kinh doanh
  • Lập kế hoạch kinh doanh thú cưng
  • Kỹ thuật chăm sóc thú cưng
  • Kinh doanh thú cưng cần có website/fanpage/ tương tác khách hàng trên mạng

 

Người ta nói “người yêu không có chứ chó phải có 1 con” đúng quá mà, nhìn đáng yêu vãi thế này thì làm sao mà ko có 1 em dc. Nè bạn, bạn có thích nuôi cún không?

 

( Đây là hoàng thượng, đúng vậy, giống mèo đại diện cho tầng lớp thú cưng chảnh chọe, và dân mạng hay gọi bằng cái tên “tôn kính” là “hoàng thượng” )

( Tùy vào sở thích của mỗi người, người ta có thể thích nuôi vẹt, hay thậm chí nuôi chồn/ cáo/ và hổ/ sư tử nữa … )  vậy ban thích nuôi gì ?

 

 

Có nên kinh dịch vụ chăm sóc thú cưng không?

Vậy thì phải hỏi bạn tại sao lại chọn lĩnh vưc này?

Vì bạn đam mê, có tình yêu rất lớn với động vật? hay chỉ đơn giản là kinh doanh kiếm lời tìm việc làm kiếm sống? Bạn biết ko? Động vật cũng có cảm xúc đấy. bạn chơi với chúng, quan tâm, cho chúng ăn, tắm rửa… thì bọn chúng sẽ rất quấn quít với bạn, chúng trung thành với bạn. Còn nếu bỏ rơi, ko qtam, thì chúng sẽ buồn lắm, chúng hiểu dc bạn ngó lơ đó nha Vì vậy, đam mê yêu thương muốn có 1 cộng đồng mà trong đó thú cưng là chủ đề chính thì hãy dấn thân vào nha bạn, còn ko thì bạn sẽ ngán ngẩm với những tiếng kêu, mùi lông, mùi phân và sự quấy phá của các giống loài mà bạn ko hề có cảm tình gì Suy nghĩ kỹ trước khi làm nha, bạn có thể trải nghiệm mùi vị đó trước ở những quán café thú cưng đấy  

Khi tui zui nè

Khi tui bùn nè

vì vậy, hổng iu tui, đừng đến với tui nghe hông

Mô hình kinh doanh thú cưng

Dịch vụ trông giữ thú cưng – chó mèo

Đối tượng khách hàng là những người đi làm/ công tác / hoặc hay đi du lịch … Bạn có thể nhận trông coi thú cưng của họ tại nhà mình, đặc biệt nên chú ý những khách hàng nếu có nhu cầu coi thú cưng thường xuyên thì bạn nên ký hợp đồng dài hạn để làm lâu dài mang lại thu nhập ổn cho mình. Để mở dịch vụ này bạn nên có bảng danh sách liệt kê công việc sẽ làm kèm các khoản chi phí để minh bạch và mau chốt giao dịch hơn    

Cô chủ đi chơi, gửi tui cho cái bài “trông giữ chó mèo” này coi chừng tui, mà bả nhốt tui zô cái lồng màu hồng này, huhu “nam tính dễ sợ” 

 

[quangcao id=13 xuatban=1]  

Huấn luyện thú cưng biết nghe lời

Dịch vụ này hơi bị cao cấp thậm chí còn mang lại doanh thu khủng cho bạn. Ở Mỹ, đây còn là ngành công nghiệp mang lại giá trị hàng triệu đô la nữa đấy. Bởi vì bất kỳ ai nuôi chú cưng ( đã gọi là cưng ) thì luôn giành cho nó sự quan tâm đặc biệt và nhất là nó biết nghe lời, không quấy phá chủ nhân

Bạn có thể tổ chức các buổi huấn luyện cho nhiều thú cưng hoặc theo kiểu 1 thầy 1 “trò”, chi phí bạn có thể tự tham khảo trên thị trường và áp vào cho bản thân mức giá mình muốn dc nhận, bạn huấn luyện tại nhà của mình với mức giá A thì dĩ nhiên đến tận nhà khách hàng huấn luyện mức giá sẽ còn cao hơn nữa

Để biết đầu làm “huấn luyện viên thú cưng” thì dĩ nhiên bạn phải đi học và có bằng cấp hành nghề, và càng tham gia các nhóm hội cộng đồng nuôi thú cưng để chia sẻ và giao lưu nhiều thì bạn càng nổi tiếng, chi phí hoạt động bạn thu sẽ cao hơn cho mỗi giao dịch với khách    

( Sau 1 khóa đào tạo, giờ tui đã biết “ăn trong nuồi ngồi trông hướng” rồi đó, biết nhảy phốc nè, biết ị ẹ đúng chỗ nè. Anh chị gì đó đang đọc bài này ơi, đọc xong bài rồi nhớ mở dịch vụ huấn luyện cho mấy cục cưng tụi tui ngoan hơn để chủ nhân vui nha )

Mở cửa hàng bán đồ chơi, phụ kiện cho thú cưng

Đồ chơi phụ kiện thú cưng dĩ nhiên lúc nào cũng cần rồi, bạn để ý mà xem ai nuôi chó mèo mà chẳng sắm cho nó 1 đống thứ linh tinh chứ, từ nhà mini cho đến quần áo, búp bê cũng có mà …

Bạn có thể trở thành đại lý bán sỉ bỏ mối cho các cửa hàng hoặc lẻ cho từng khách hàng nhỏ của mình

Vốn đầu tư cho việc mở shop thú cưng này cũng không nhiều vì thật ra phụ kiện giành cho động vật cũng không quá đắt đỏ Đặc biệt: hãy sưu tầm và bán những món phụ kiện độc để thú cưng mang theo bên người sẽ giúp cho nó nổi bật, vì khá nhiều khách hàng họ có sở thích dẫn thú ra ngoài đi dạo, việc mang theo 1 con thú đáng yêu kèm phụ kiện độc đẹp sẽ tôn thêm vẻ cao quý cho chính chủ nhân của nó, nên họ không ngại chi tiền đâu nha. Tôi dc biết,có người họ tiết kiệm nhưng sẵn sàng chi gấp 10 lần cho chú cún mà họ yêu thích đấy   

( Cưng tụi tui thì phải mua nhiều đồ chơi nha mấy Sen, hổng mua là khóc nhè cả tiếng đó )

Dịch vụ gây giống thú cưng

Công việc này thì bạn phải kết nối và có trong tay danh sách những “trại” thú cưng giống tốt, khi cần thì có thể để chúng “kết bạn” mà “làm ăn” với nhau. Hãy đảm bảo cho mình có danh sách càng nhiều càng tốt, vì khi khách hàng cần giống nào thì bạn cũng có thể cung cấp sớm ngay dc 

( Biết sao hình này màu đen hông nà ? Chỗ tụi tui đang gây giống với nhau, phải tắt đèn chớ. Không lẽ mở đèn cho mấy người dòm hả? Nhìn trái tim là biết rồi nha, có 2 đứa đang “iu nhao” )

 

Bạn có thể mở nhiều địa điểm chăm sóc giao lưu thú cưng như:  –    Quán café thú cưng: để mọi người đến ngắm các loại thú: mèo, chó, thỏ, vẹt, chuột … ( chồn/ cáo nếu thích ) –    Mở tiện spa thú cưng: cắt tỉa lông, nhuộm màu lông, chăm sóc móng, tắm rửa –    Bệnh viện thú cưng: khám chữa bệnh, cấp cứu Trại phối giống: phối các loại giống thú đặc biệt các loại chó như ngao, rot, bitpug, lạp xưởng… –    Trại huấn luyện đào tạo từ ngoan ngoãn như: đi đại tiểu tiện đúng chỗ, ko cắn phá bậy … đến chuyên nghiệp như: bảo vệ chủ nhân, cắn nạn nhân theo yêu cầu, chửi thuê ( sủa ồn ào điếc tai đối thủ ) … ( vui thôi nha )

 

Chi phí mở cửa hàng thú cưng là bao nhiêu?

Tiền là vấn đề sống chết của kinh doanh, vì vậy bạn phải tìm hiểu thật kỹ, tính toán thiệt kỹ, ko chỉ là vốn đầu tư mà còn vốn duy trì nữa. Đừng nhắm mắt mở mắt mà đầu tư rồi chi phí duy trì ko có mà sau này cầm cự ko nổi rồi lại thanh lý tháo , hoặc chuẩn bị ko kỹ bị tốn hao ko cần thiết

Và giờ thì ta tham khảo 1 chút về chi phí, nhưng chỉ là tham khảo thôi, vì việc mở 1 shop nó phải có nhiều giai đoạn

Ví dụ

Giá thị trường thì các giống chó nước ngoài (Samoyd, alaska, rotwiller, pitpug  …) khoảng từ 6 triệ trở lên, với con non 2-3 tháng tuổi

Còn nếu bạn thuần chủng phối giống thì có thể từ 400k ( cái giá nghe quen quen ha … ) Mỗi lần chăm sóc có giá từ 100k ( trừ các chi phí vốn như sửa tắm, nước … có thể lời hơn 1 nửa ) Bán sữa tắm, nước hoa thú cưng, thuốc trị rận ve bọ chét có thể từ 100k trở lên … Các loại thuốc bổ, xổ, trị đau bụng nhức nách các kiểu có thể từ 20k/viên/liều … Ví dụ giá vốn ½ cho các thứ trên thì bạn đã lời hơn ½, bạn bán dc cao hơn thì cứ bán thoải mái Mặt bằng: có thể từ 10tr/tháng trở lên, cần mặt bằng có chiều sâu để đủ thoáng …tránh mùi hôi, và ko làm phiền hàng xóm Kể cả đầu tư vốn cho giống để phối, thì các chi phí tầm 30 triệu ( ít nhất ) hoặc nên gấp 2-3 lần để thoải mái duy trì dc dịch vụ lâu dài Ngoài ra bạn nên cân nhắc nguyên vật liệu khác, đặc biệt là đầu ra, tức là tìm và quảng cáo dịch vụ làm sao để có khách sớm nhất có thể nhé

 

( Nhớ tính toán cho kỹ để chúng ta đừng sớm chia tay nha nghe bạn ơi !!! )  

[quangcao id=13 xuatban=1]

 

Quảng bá và phát triển dịch vụ chăm sóc thú cưng

Kinh doanh gì cũng không thể bỏ qua online, chi tiền cho quảng cáo của google hay facebook để tiếp cận đến những người thực sự yêu thú cưng. Lập các fanpae của những người yêu thích cún để đăng các bài nêu lên lợi ích từ cún, hình ảnh đẹp và bên cạnh đó lồng ghép các số điện thoại hay hotline tư vấn miễn phí các loại bệnh hay chăm sóc cún. Thường xuyên update bằng video hay bài viết ngắn mang tính chất tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu đến sự cần thiết và giá trị tinh thần cao của cún. Những video vui nhộn về sự thông minh, đáng yêu cho cuộc sống mà chỉ có cún mới đem lại…  

( quảng cáo rầm rộ lên để bán tui về nhà mới cho lẹ nha, tui xên đẹp vậy mà  … )  

Kinh nghiệm khi kinh doanh thú cưng

Dĩ nhiên, làm ăn về nghề nào thì phải am hiểu về nó, vì vậy cần trang bị 1 chút: –    Về loại động vật mình kinh doanh: giống, đặc điểm, tập tính thói quen, thức ăn phù hợp –    Môi trường sống, tuổi đời, các ưu nhược điểm như bện tật, triệu trứng và cách trị thuốc trị …ờ mà khoan, bạn nói bạn ko phải bác sĩ thú y đâu mà qtam cách trị bệnh cho động vậy hả ? Ít nhất bạn phải biết cách phòng trị bệnh cơ bản đễ tăng sức khỏe và hạn chế lây lan trong môi trường mà bạn kinh doanh chứ đúng ko –    Thậm chí bạn cần hiểu rõ về đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến và hiểu thật rõ sản phẩm của mình, vì tùy theo đối tượng khách hàng nào mà bạn sẽ gợi ý bán đúng sản phẩm phù hợp  

( Anh có nghe gió nói gì hông?  à nhầm ‘Sen có biết boss thích gì hông” mới đúng nha. phải biết chiều tui à nha )  

Tìm nơi nhập thú cưng để kinh doanh

Gì chứ bán thú cưng là nguồn hàng ko dễ kiếm đâu, vì đây là giống động vậy “ỏng ẹo” dễ bệnh dễ chết nên nguồn hàng phải khá đạt tiêu chuẩn an toàn thì mới nuôi dưỡng dc và đến tay khách hàng cuối mới an toàn

Vậy nên bạn phải tìm nguồn hàng thật kỹ, nếu ko tìm dc nguồn hàng nc ngoài, có thể tham khảo 1 số nơi nhập trong nước như sieuthithunuoi.com, petcity.vn, chomeo.vn … ( nếu biet địa chỉ nào thêm thì bạn chia sẻ trong bình luận bên dưới nha ) Đặc biệt, việc nhập thức ăn cho thú cưng, vì đây là loại hàng hóa có hạn sử dụng nên bạn nên chỉ nhập ít thôi, bán dc hãy nhập thêm, nhập cho cố vô bán ko dc thì ôm xô hết đấy  

( Đây đây, tụi tui ở đây, mau đến nhập tụi tui về phân phát cho những con Sen yêu thương động vậy đi nào )  

Lập kế hoạch kinh doanh thú cưng

Đây là kế hoạch sống còn đấy, kế hoạch ko ổn là phát sinh, phình to chi phí, chịu ko nổi thì phá sản luôn Bạn chịu khó tìm thêm trên google về: Lập kế hoạch tiếp thị Lập kế hoạch hoạt động chi tiết cửa hàng Lập kế hoạch tiếp cận khách hàng – marketing Và nhớ phải có chi phí duy trì, đường lui cho mình nhé

Và đây, xin giới thiệu kế hoạch …  

 

ỦA NHẦM Cái này dưới mới đúng

( Đây chỉ mới phác thảo thôi, bạn hãy chi tiết hơn như thế nhé ! )  

Kỹ thuật chăm sóc thú cưng

Chế độ ăn dành cho chó mèo

Đây chính là kỹ thuật nuôi chó cảnh đầu tiên bạn nhất thiết phải ghi nhớ. Mỗi một loài chó, sẽ có những đặc điểm khác nhau, mỗi giai đoạn phát triển của mỗi loài cũng theo đó cần có những chăm sóc riêng biệt. Hiểu rõ nguyên tắc này bạn sẽ tìm được cho mình phương pháp chăm thú cưng của mình chuẩn nhất.

ky-thuat-kinh-nghiem-nuoi-cho-meo-canh

Nuôi tui thì phải chú ý à nghen !

Nguyên tắc này được thực hiện như sau:

Bữa ăn: Chó con 2- 4 tháng tuổi bạn cần cho ăn 3 bữa, từ 4-10 tháng tuổi 2 bữa, trên 10 tháng tuổi thì 1 bữa 1 ngày.

Giờ ăn: Vì còn nhỏ nên bạn cần cố định giờ ăn chính xác hàng ngày.

Thức ăn: Dinh dưỡng cho thú cưng cần phải đảm bảo đủ cơm, thịt, xương, rau, trứng, gan, cà chua, khoai tây. ( Riêng chó dưới 7 tháng tuổi cần chú ý tránh xương ống gà vì rất dễ bị hóc và cả hỏng đường ruột nữa, còn khi đã trưởng thành, đặc biệt là với những giống chó to khác như béc giê, Rottweiler thì ngược lại việc ăn xương ống gà và cá lại cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa).

Một số lưu ý bạn nhất định phải ghi nhớ nếu muốn chú chó, mèo cưng của mình phát triển tốt:

Không nên cho ăn quá nhiều chất bột vì nhiều tinh bột sẽ khiến chó bị béo phì, vì vậy cần tính toán lượng tinh bột vừa đủ.

Khi trưởng thành, bạn hoàn toàn có thể cho chó ăn thức ăn sống như gan, thịt bò sống không những giúp chó khỏe mạnh, lớn nhanh mà còn tăng sức đề kháng kháng cự lại bệnh tật nữa.

Với những giống chó to thì lượng thức ăn chúng cần hàng ngày cực nhiều, bạn nên tận dụng thức ăn thừa từ các hàng cơm, phở, nên mua những thực phẩm rẻ để tiết kiệm chi phí. Thức ăn thừa, rẻ chứ không phải là thức ăn ôi thiu, thức ăn bẩn dễ khiến chó bị bệnh nhé các bạn.  

Cách cho thú cưng ăn đúng kỹ thuật

Quy tắc thứ hai này cũng quan trọng không kém. Bạn phải hiểu rõ, chó cảnh dù là động vật nhưng cũng là một sinh vật sống phải được chăm sóc đúng cách mới phát triển khỏe mạnh, không bệnh tật được. Ăn no và đầy đủ dinh dưỡng thôi không vẫn chưa đủ. Phải ăn đúng kỹ thuật, phù hợp với từng đặc điểm riêng từng loài.

Theo đó, khẩu phần ăn cho thú cưng hàng ngày ngoài thức ăn, phải có rau thái nhỏ trộn vào cơm nóng để vào bát nhôm. Trước khi cho chó ăn bát phải rửa sạch, khô ráo.

Lưu ý là cơm cho chó phải là cơm nóng, nếu là cơm thừa, cơm nguội cần hâm ấm để đảm bảo hệ tiêu hóa chó không bị ảnh hưởng.  

( Ăn thôi … )

Tiêm phòng bệnh cho thú cưng

Vì sao chúng ta cần tiêm phòng bệnh cho chó?

Thứ nhất là để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng, chống lại những bệnh nguy hiểm, những bệnh truyền nhiễm, bệnh không thuốc chữa,… không chỉ bảo vệ hoàn hảo cho chú chó yêu mà còn tránh được tổn thất kinh tế cho bạn. Rất nhiều người thường chỉ nghĩ đơn giản mua chó về chỉ việc nuôi mà bỏ qua nguyên tắc thiết yếu này. Để đến khi chó bị bệnh, hoặc không may hơn là chết thì mới ngã ngửa ra thì đã quá muộn. Bạn biết không, trong môi trường ở của chó và cơ thể chó con mới sinh luôn tồn tại vi khuẩn ngấm ngầm gây bệnh. Chó con mới sinh sức đề kháng cực yếu, nếu không được tiêm phòng vaccine đầy đủ 5 bệnh cơ bản như Care virus, Parvo virus, Viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó và Phó cúm thì không chỉ chó con bị bệnh mà còn nguy cơ lây lan ra cả đàn.

Thứ hai là để đảm bảo an toàn cho mọi người, cho chính bản thân chúng ta. Bởi bạn chính là người thường xuyên tiếp xúc với thú cưng, nếu không được tiêm phòng kỹ thì không ai ngoài bạn chính là đối tượng lây bệnh dễ nhất, bạn lại lây sang cho người thân, bạn bè của mình cực kỳ nguy hiểm.

( Đau vãi chưởng, mà phải gắng thôi, ai biểu bệnh làm chi … )  

Một số lưu ý bạn cần nhớ để tiêm phòng cho chú chó con của bạn đúng cách:

Chó con 3 tuần tuổi bạn nên tiềm ngay mũi vaccine đầu tiên, vì đây là thời điểm chó con tập ăn nên nguy cơ nhiễm bệnh cao đúng lúc kháng thể từ chó mẹ truyền sang lại giảm đi nên chú chó của bạn rất dễ bị bệnh lúc nào không hay.

Vaccine bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng bán thuốc thú y hoặc viện thú y, các bác sĩ tại đây sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ.

Định kỳ cứ 6 tháng tới 1 năm chú chó của bạn cần được tiêm phòng đầy đủ. Phòng ngừa bệnh tật cho chú chó của bạn đó vừa là trách nhiệm đồng thời chó thấy sự quan tâm, tình cảm lớn nhất chủ nhân nên và cần thực hiện.  

( Ấy ấy cẩn thận, lỡ tay thọt phát tui điếc luôn giờ … )  

Vệ sinh chuồng và nơi xích chó

Những năm gần đây, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở nước ta đang thực sự báo động. Một trong số những nguyên nhân chính gây nên đó là không vệ sinh chuồng trại cho vật nuôi sạch sẽ trước, trong và sau khi bị bệnh. Vệ sinh chuồng và nơi xích giúp chú chó yêu của bạn phát triển khỏe mạnh nhất, nếu không may bị bệnh sẽ giúp khống chế lây lan, giúp thú cưng hồi phục nhanh hơn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường an toàn nhất.

Hàng ngày, chuồng và nơi xích chó cần được vệ sinh sạch sẽ. Riêng chuồng nhốt chó phải rộng rãi, thông thoáng có ánh sáng chiếu vào sẽ là khắc tinh của những vi khuẩn gây bệnh. Nếu chuồng chật hẹp, ẩm thấp lại không được vệ sinh thường xuyên thì đây chính là môi trường lý tưởng cho các mầm bệnh phát triển. Chuồng sạch sẽ, lại được tiêm phòng đầy đủ, thức ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, hợp với từng giai đoạn thì chắc chắn chú chó cưng của bạn sẽ phát triển toàn diện nhất, mọi bệnh tật đều phải tránh xa.

Nếu chẳng may thú cưng của bạn bị ghẻ hay rận, ve cũng đừng lo lắng. Nếu nhẹ bạn có thể mua sữa tắm dành riêng cho chó bị ghẻ để điều trị, hoặc cẩn thận hơn vẫn là mang tới bệnh viện thú y để được chữa trị kịp thời. Trong thời gian này, chuồng và nơi xích chó nhất thiết phải được vệ sinh bằng thuốc sát trùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Khi chó con đủ 2 tháng tuổi bạn phải nhớ tẩy giun sán ngay, sau đó cứ định kỳ 6 tháng tẩy 1 lần. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm nuôi chó, mèo cảnh từ nhiều người thì bạn hãy theo dõi phân chó, nếu thấy có giun sán hoặc chó có xuất hiện ve, rận thì hãy tiến hành tẩy vì thuốc giun cực hại cho hệ tiêu hóa.

( Vệ sinh và diệt khuẩn thường xuyên để ngừa các loại bệnh )

 

Kinh doanh thú cưng cần có website/fanpage/ tương tác khách hàng trên mạng

Làm kinh doanh ngành nào cũng cần có trang web, trang web chính là profile toàn diện về doanh nghiệp/cty/cửa hàng của bạn. tất cả những thông tin về đơn vị của bạn sẽ dc trình bày hết trong trang web. Ví dụ: –    Giới thiệu về cửa hàng thú cưng, quy định chăm sóc, cam kết, lịch khám chữa bệnh, nguồn gốc xuất xứ an toàn … –    Danh sách thú cưng đang có bán, độ tuổi, giá tiền –    Bảng giá dịch vụ chăm sóc thú cưng, quy trình làm việc –    Bảng giá huấn luyện thú cưng, các giống thú nhận đào tạo –    … và rất nhiều thông tin khác mà bạn chỉ cần đọc tên trang web, khách vào xem sẽ tự coi đầy đủ

Fanpage để tương tác với khách hàng ở facebook, và cũng để chạy quảng cáo bên FB

Thường xuyên tham gia các nhóm hội về chú cưng để thảo luận/ tương tác với khách hàng tiềm năng trên đó nhé 

[quangcao id=13 xuatban=1] Xem thêm dịch vụ gửi thú cưng đi nước ngoài

 

 

=> Hãy lập ý tưởng khới nghiệp và cũng thiết kế trang web hiện đại ngay hôm nay.  ThietKeWebChuyen : thiết kế web theo yêu cầu trọn gói 1,800,000 đ, tặng hosting không giới hạn băng thông + tên miền quốc tế 1 năm -> Click

Từ khóa » Mở Thú Cưng