Chi Phí Thay Van Tim Là Bao Nhiêu Tiền, Cách để Trì Hoãn Thay Van

Để chuẩn bị tốt nhất cho ca phẫu thuật, người bệnh nên tìm hiểu kỹ mức chi phí thay van tim cũng như việc cần làm để tiết kiệm số tiền phát sinh. Nhưng dù thế nào cũng không thể phủ nhận giá của một lần thay van tim khá lớn, và nếu biết cách, người bệnh có thể kéo dài thời gian phẫu thuật.

Chi phí thay van tim giá bao nhiêu tiền?

Tổng chi phí thay van tim dao động từ 50 - 140 triệu tùy theo loại van thay thế, vị trí, số lượng van tim cần thay, chi phí thuốc điều trị, giường nằm và mức bảo hiểm y tế chi trả.

Hiện tại có 3 loại van thay thế được sử dụng là van tim sinh học, van cơ họcvan tự thân. Mỗi loại sẽ phù hợp với từng nhóm bệnh nhân nhất định. Mặc dù vậy, mức chi phí của từng loại van cũng có thể là vấn đề cần cân nhắc khi chọn van.

Chọn loại van khác nhau cũng ảnh hưởng đến chi phí thay van tim

Chọn loại van khác nhau cũng ảnh hưởng đến chi phí thay van tim

Van cơ học

Van tim cơ học có độ bền cao do làm từ kim loại, giá rẻ, có thể tồn tại suốt đời nhưng phải sử dụng thuốc chống đông lâu dài. 

Giá của van cơ học là 20 – 30 triệu đồng. Nếu tính cả chi phí nằm viện, phẫu thuật, điều trị hậu phẫu thì người bệnh cần chi trả khoảng 80 – 120 triệu đồng cho đến khi ra viện.

Van sinh học

Chi phí thay van tim sinh học cao gấp đôi van cơ học vào khoảng 40 - 60 triệu. Tuổi thọ van chỉ khoảng 8 – 15 năm. Van này làm từ màng tim động vật nên chỉ cần dùng thuốc chống đông khoảng 3 – 6 tháng sau mổ.

Van tim sinh học thường dùng cho người cao tuổi, trẻ em nhằm hạn chế việc uống thuốc chống đông. Khi trẻ trưởng thành, việc thay van tim lần 2 sẽ sử dụng van cơ học.

Van tim tự thân

Van tim tự thân dùng màng ngoài tim của người bệnh để tạo ra. Chỉ bác sĩ tay nghề cao mới có thể thực hiện được nên chưa phổ biến ở Việt Nam. 

Chi phí mua van tự thân khoảng 50 – 80 triệu đồng và không cần dùng thuốc chống đông sau phẫu thuật.

Giải đáp một số thắc mắc trước khi mổ thay van

Mổ tim có được thanh toán bhyt?

Nếu có bảo hiểm y tế đúng tuyến, người bệnh phảithay van timđược chi trả tối đa 45 lần lương tháng cơ bản là 67.050.000 đ.

Thay van tim có nguy hiểm không?

Bất cứ phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định như nhiễm trùng, dị ứng với thuốc, kể cả là mổ nội soi van tim. Khi thay van, bệnh nhân còn có nguy cơ tái hở/hẹp van, viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim,... nhưng ít gặp. Đa phần đều thành công

Van tim bị viêm nội tâm mạc sẽ rất nguy hiểm

Van tim bị viêm nội tâm mạc sẽ rất nguy hiểm

Thay van tim sống được bao lâu?

Rất khó để khẳng định chính xác thay van tim được bao nhiêu năm vì điều này còn phụ thuộc vào cơ địa, bệnh lý mắc kèm và cách chăm sóc người bệnh sau mổ. Nhưng nếu điều trị tốt vẫn có thể sống thọ gần như người bình thường.

Phẫu thuật tim ở đâu tốt nhất?

Các bệnh viện tim lớn hoặc khoa tim mạch của bệnh viện tuyến đầu đều là địa chỉ đáng tin cậy cho những bệnh nhân muốn mổ nội soi hở van tim, hẹp van tim. Chẳng như:

  • Miền Bắc: Bệnh viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Khoa Tim mạch bệnh viện 108, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện E Hà Nội,…
  • Miền Nam: Khoa Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy, Đại học Y Dược,…

Giải pháp kéo dài thời gian phải thay van tim, giảm chi phí điều trị

Mức chi phí thay van tim quthực sự là con số đáng bận tâm, nhất là với người thu nhập thấp. Hơn nữa, sau phẫu thuật vẫn có nguy cơ tái hở/hẹp van. Vì vậy, nếu điều kiện chưa cho phép, bạn có thể trì hoãn thời gian thay van bằng các phương pháp nội khoa trước khi mổ bằng một số gợi ý sau:

Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định

Một số loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng và giữ cho bệnh không tiến triển như:

  • Thuốc lợi tiểu nhằm hạn chế tích lũy chất lỏng trong phổi, giảm khó thở và phù chân.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin ngừa tăng huyết áp.
  • Digitalis ổn định nhịp tim và tăng sức co bóp cơ tim.
  • Giãn mạch hỗ trợ tuần hoàn.
  • Chẹn beta giao cảm giảm nhịp tim, ổn định áp huyết.
  • Chống huyết khối nhằm hạn chế biến cố nhồi máu cơ tim.

Bổ sung thêm thảo dược hỗ trợ

Mặc dù không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ, nhưng nếu kết hợp thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược sẽ giúp sức khỏe của người bị bệnh van tim chóng cải thiện, thông qua tác dụng giúp tăng cường chức năng tim, giảm áp lực lên van tim, ngừa rủi ro như giúp tiêu cục máu đông, ngừa kẹt van tim.

Cần thay đổi thói quen sống

Cách sinh hoạt và chế độ ăn là nền tảng quan trọng không kém thuốc và sản phẩm hỗ trợ. Người bệnh nên lưu ý kỹ thay van tim cần kiêng ăn gì, nên ăn gì và điều chỉnh lối sống theo hướng dẫn sau:

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, nhất là rau có độ nhớt cao.
  • Thay cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng bằng ngũ cốc nguyên cám.
  • Bổ sung những món ăn giàu kali như chuối, lê, cam quýt, nho, mận và rau họ cải nếu có dùng thuốc lợi tiểu. Còn nếu đang sử dụng thuốc chống đông thì nên tránh nhóm thực phẩm này.
  • Loại bỏ bơ, sữa béo, mỡ, nội tạng, da động vật và thịt đỏ; thay bằng cá, thịt trắng, dầu thực vật.
  • Tránh thực phẩm chế biến sẵn, chiên xào nhiều lần.
  • Ăn nhạt nhất có thể.
  • Hạn chế lượng rượu bia, thuốc lá, cà phê...
  • Vận động thể lực mỗi ngày tùy vào tình trạng sức khỏe.
  • Kiểm soát căng thẳng, tránh có những cảm xúc tiêu cực.

Trên đây là toàn bộ thông tin về chi phí thay van tim và những điều bạn có thể làm để tiết kiệm tiền mà vẫn có chất lượng cuộc sống tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đã có chỉ định thay van tim cũng không nên trì hoãn quá lâu, vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng tim, bạn nên sắp xếp thời gian, kinh phí cũng như sức khỏe để được tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. 

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 

Từ khóa » Giá Van Tim Sinh Học