Chi Sả – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Sử dụng
  • 2 Phân loại
  • 3 Một số loài sả
  • 4 Chú thích
  • 5 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Wikispecies
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Đối với các định nghĩa khác, xem Sả.
Chi Sả
Cây sả
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Poales
Họ (familia)Poaceae
Chi (genus)CymbopogonSpreng.
Các loài
Khoảng 55, xem văn bản

Chi Sả (danh pháp khoa học: Cymbopogon) là một chi chứa khoảng 55 loài trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu Thế giới. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm và cao. Tên gọi thông thường là sả.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á (đặc biệt là của người Thái, người Lào, người Khmer và người Việt) cũng như tại khu vực Caribe. Sả có hương vị như chanh, có thể dùng ở dạng tươi hay sấy khô và tán thành bột. Phần cuống khá cứng, không ăn được nhưng lõi non bên trong mềm hơn, có thể đem thái nhỏ dùng như gia vị. Sả cũng có thể đem cất lấy tinh dầu. Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral (3,7-đimêtyl-2,6-octađienal)

Sả nói chung được dùng pha nước uống (phổ biến ở châu Phi), nấu thành súp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm và hải sản.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sả dịu (Cymbopogon flexuosus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, Sri Lanka, Myanma và Thái Lan trong khi sả chanh (Cymbopogon citratus) được cho là có nguồn gốc từ Malaysia. Hai loài này có thể được sử dụng tương tự như nhau, tuy nhiên C. citratus phù hợp hơn khi dùng cho ẩm thực. Tại Ấn Độ, C. citratus được dùng cả trong y học và trong sản xuất nước hoa.
Cây sả chanh tại quầy ngoài chợ
  • Sả Sri Lanka (Cymbopogon nardus) và sả Java (Cymbopogon winterianus) tương tự như các loài trên, nhưng có thể mọc cao tới 2 m; phần gốc có màu đỏ. Các loài này được dùng để sản xuất tinh dầu sả, được dùng trong xà phòng, thuốc trừ muỗi trong các loại bình xịt diệt côn trùng hay nến cũng như trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Các thành phần cơ bản của tinh dầu sả, geraniol và citronellol, là các chất khử trùng, vì thế dầu sả được dùng trong các chất tẩy uế và xà phòng gia dụng. Ngoài việc sản xuất tinh dầu sả, cả hai loài này cũng được dùng trong ẩm thực hay làm chè uống.
  • Sả hồng hay sả hoa hồng (Cymbopogon martinii) là một loài khác được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Nó là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi cao tới 150 cm với lá và thân củ nhỏ hơn so với các loài trên. Lá và hoa chứa tinh dầu có hương vị thơm ngọt, được sử dụng trong sản xuất geraniol. Sả hồng cũng được chưng cất thành tinh dầu palmarosa và được sử dụng trong điều trị bằng dầu thơm vì có tác dụng làm dịu tinh thần, giảm bớt căng thẳng thần kinh.

Một thứ của sả miền núi cao (chưa xác định được tên khoa học) gọi là juzai, được dùng trong ẩm thực của người Kyrgyz, Đông Can và Duy Ngô Nhĩ.

Một số loài sả

[sửa | sửa mã nguồn]
"Củ sả" - phần gốc của thân đã làm sạch.
  • Cymbopogon ambiguus: sả Australia, cỏ hương chanh Úc (nguồn gốc Úc)
  • Cymbopogon bombycinus: cỏ dầu lụa (nguồn gốc Úc)
  • Cymbopogon citratus (đồng nghĩa: Andropogon citratus): sả, sả chanh[1].
  • Cymbopogon citriodora:
  • Cymbopogon exaltatus (đồng nghĩa Andropogon exaltatus): sả Úc
  • Cymbopogon flexuosus (đồng nghĩa Andropogon flexuosus): sả dịu,[1]
  • Cymbopogon jwarancusa (đồng nghĩa: Andropogon jwarancusa)
  • Cymbopogon jwarancusa x Cymbopogon nardus thứ confertiflorus (đồng nghĩa: Andropogon jwarancusa x Andropogon confertiflorus): cỏ mân khôi
  • Cymbopogon martini (đồng nghĩa: Andropogon martini, Andropogon schoenanthus thứ martinii): sả hồng, sả hoa hồng,[1]
    • Cymbopogon martinii thứ martinii (đồng nghĩa: Cymbopogon martinii thứ motia): sả hồng, sả hoa hồng, phong lữ Đông Ấn, cỏ phong lữ, phong lữ Thổ
    • Cymbopogon martinii thứ sofia: sả gừng, cỏ gừng
  • Cymbopogon nardus (đồng nghĩa: Andropogon nardus, Cymbopogon afronardus, Cymbopogon validus): sả Sri Lanka,[1] sả Xây lan, sả
  • Cymbopogon obtectus Silky-heads (nguồn gốc Úc)
  • Cymbopogon pendulus sả tía, sả Jammu,
  • Cymbopogon procerus (nguồn gốc Úc)
  • Cymbopogon refractus (đồng nghĩa: Andropogon refractus): cỏ xà phòng
  • Cymbopogon schoenanthus (đồng nghĩa: Andropogon schoenanthus): cỏ lạc đà, sả Madagascar
  • Cymbopogon tortilis: og(k)arukaya (Nhật Bản)
  • Cymbopogon winterianus: sả đỏ, sả xòe, sả Java[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e DS. Trần Việt Hưng & DS. Phan Bảo An. “Sả có trị được ung thư?”. Trang thông tin điện tử của Báo Khoa Học Phổ Thông. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sả thuốc Lưu trữ 2006-06-01 tại Wayback Machine
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chi Sả. Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Chi_Sả&oldid=72045994” Thể loại:
  • Chi Sả
  • Gia vị
  • Cây thuốc
  • Thực vật Uganda
Thể loại ẩn:
  • Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback

Từ khóa » Cây Sả Nhật Bản