Chí Sĩ Ba Thới - Một Tấm Gương Kháng Pháp Trung Liệt
Có thể bạn quan tâm
- Trưng bày hơn 100 tranh cổ động trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
- Đà Nẵng: Gặp mặt cựu binh kháng chiến chống Pháp
- Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, một số nhân vật lịch sử đã không được các nhà khoa học lịch sử ghi nhận, hay nói cách khác là bị lãng quên. Chí sĩ Nguyễn Văn Thới là một ví dụ.
Phong trào phục hoạt cuộc kháng chiến Bảy Thưa
Ông Trần Văn Nhu là trưởng nam của Đức Quản cơ Trần Văn Thành, thủ lĩnh kháng chiến địa Láng Linh - Bảy Thưa. Nhiều sử liệu cho biết, sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, Trần Văn Thành phất cờ khởi nghĩa vào năm 1867. Người con trưởng của Trần Văn Thành là Trần Văn Nhu luôn sát cánh cùng cha ở khắp vùng kháng chiến.
Chân dung ông Ba Thới được các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương sưu tầm từ thư viện quốc gia Pháp. |
Sau 6 năm chiến đấu ngoan cường, do thế cô, vũ khí thô sơ, căn cứ bị thất thủ trước sức tấn công dữ dội của quân Pháp vào năm 1873, Đức Quản cơ Trần Văn Thành tử trận tại Hưng Trung Doanh (Tổng hành dinh chiến khu). Ông Trần Văn Nhu cõng mẹ, đào tẩu khỏi vòng vây địch. Em trai của ông Nhu tên là Trần Văn Chái bị thương ở đùi, Pháp bắt giam ở Châu Đốc. Phu nhân ông Thành đích thân viết thư gởi vào tù khuyên ông Chái tự tử để giữ khí tiết. Ông Chái vâng lời mẹ, đã tuẫn tiết. Khi ấy, ông Chái 18 tuổi.
Sau một thời gian mai danh ẩn tích, năm 1901 ông Trần Văn Nhu đưa mẹ trở về Láng Linh (nay là xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) xây dựng nhà thờ cha và chiêu mộ nghĩa sỹ để phục hoạt cuộc kháng chiến Bảy Thưa của cha. Nhằm tránh sự theo dõi của mật thám Pháp, ông Trần Văn Nhu gọi nhà thờ cha là Bửu Hương tự và khoác áo tu sỹ phái Bửu Sơn Kỳ Hương để chiêu mộ hiền tài.
Đến năm 1906, ông Trần Văn Nhu đã quy tụ được rất nhiều nghĩa sỹ thông qua việc nhận "lòng phái" (thủ tục gia nhập tôn giáo) làm tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong số đó, ông Ba Thới, ông Vương Thông, ông Phan Văn Tịnh, ông Phan Văn Cậy... được xem là những quân sư tin cẩn của "cậu Hai" (bí danh của ông Trần Văn Nhu).
Ông Ba Thới có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thới, sinh năm 1866 ở làng Mỹ Trà, tổng Phong Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Thuở thiếu niên, ông Ba Thới học chữ Hán, chữ Nôm ở thầy đồ làng. Khi trưởng thành, ông nổi tiếng với nghề thợ nhuộm, mộc và điêu khắc gỗ. Tuy là thợ giỏi nhưng thích ngao du đây đó nên ông đi buôn cá bằng ghe chèo tay. Ông Ba Thới có dáng người cao lớn, khỏe mạnh, tóc dài chấm đất nhưng thường búi cao trên đỉnh đầu.
Vào năm 1906, trong một chuyến buôn về miệt Láng tức khu vực Láng Linh - Bảy Thưa (thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), nghe đồn ông Trần Văn Nhu ngầm chiêu mộ nghĩa sỹ kháng Pháp, ông Ba Thới tìm đến xin gia nhập. Khi được ông Nhu thu nạp, ông Ba Thới trở về Cao Lãnh đón hết vợ con về cư trú gần Bửu Hương Tự để tiện việc "đạo sự". Ông đưa luôn người con trai cả là Nguyễn Văn Tuất cùng tham gia.
Hàng ngày, ông Ba Thới sáng tác thơ giảng đạo nhưng thực chất là tuyên truyền lòng yêu nước, yêu dân tộc nhằm kích hoạt cuộc kháng chiến. Đó là các quyển "Vân tiên", "Thiện từ" và "Cỗ vãng kim lai". Ba bộ thơ này đều viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát, thất ngôn trường đoạn. Đặc biệt, ông còn sáng tạo ra thể thơ lục thất. Vì mang nhiều điển tích, ẩn ý kêu gọi kháng chiến chống Pháp bằng "Phật pháp" nên các bộ thơ của ông tương đối khó hiểu với đại đa số nông dân thuở đó.
Trong các bộ thơ, ông Ba Thới ẩn ý "Phật pháp" chính là phong trào Cần Vương. "Hưng Trung" (tức Hưng Trung Doanh) là linh địa "Phật chọn" để khởi sự. Trong bộ thơ "Vân Tiên" có đoạn:
"Phật lập Hưng Thới thôn trung
Từ năm Kỷ Dậu lập chung với làng
Thầy xưa dạy bảo tỏ tàng
Tây An viễn đại gần đàng đế cung
......
Ngai vàng vững đạt báu ngôi
Trên vua khai rạng, dưới tôi trung thần".
Những bộ thơ của ông Ba Thới được các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa học thuộc nằm lòng và lan truyền khắp nơi. Nhờ những bộ thơ này, hậu duệ các nghĩa sỹ Bảy Thưa lần lượt về Bửu Hương Tự đầu quân dưới trướng ông Trần Văn Nhu.
Phẫn uất Pháp, tự cắt cổ quyên sinh
Cảm thấy đã đến lúc khởi sự, vào ngày 21-2-1912 (âm lịch) nhân dịp lễ giỗ Đức Cố quản, ông Trần Văn Nhu tập trung nghĩa sỹ về chùa Bửu Hương Tự lập hương án truy điệu vong linh những nghĩa sỹ tử trận trong cuộc kháng chiến Bảy Thưa, đồng thời mưu sự phục hoạt kháng chiến.
Bửu Hương Tự - nơi ông Nguyễn Văn Nhu phục hoạt cuộc kháng chiến Bảy Thưa.. |
Mọi người không ngờ, một người cháu họ của ông Trần Văn Nhu tên thường gọi là Sáu Phẩm, vì tỵ hiềm đã âm thầm lẻn ra Châu Đốc tố cáo với xã Mão và cai đội Khôi. Sáu Phẩm được xã Mão và cai đội Khôi đưa vào gặp chủ tỉnh Châu Đốc là Louis de Matra.
Ngay lập tức, đích thân Louis de Matra chỉ huy một toán quân Pháp vũ trang bao vây Bửu Hương Tự bắt giữ 56 người đưa về Châu Đốc giam giữ. Ông Trần Văn Nhu được một người con nuôi tên là Trần Văn Chánh nhanh trí cõng, trà trộn vào đám đông tẩu thoát được.
Ông Ba Thới cũng thoát được trận bố ráp nhưng người con trai cả là Nguyễn Văn Tuất bị bắt giữ.
56 người bị Pháp đưa ra tòa đại hình xử tội mưu phản. 20 người bị quy tội cầm đầu bị đày ra Côn Đảo, trong đó có ông Nguyễn Văn Tuất, con trai cả của ông Ba Thới.
Sau 3 ngày đào thoát khỏi trận bố ráp của quân Pháp, ông Ba Thới trở về nhà. Ông lẳng lặng dùng dao tự cứa cổ mình để tự sát. Vợ ông phát hiện đã tri hô các con đưa ông vào bệnh viện Châu Đốc cấp cứu.
Bà Lê Thị Chua, 81 tuổi, là cháu nội dâu của ông Ba Thới kể rằng: "Ba chồng tôi là người con thứ 7. Ba chồng tôi khi còn sống thường kể cho chúng tôi nghe về sự việc ông nội tự cứa cổ vì căm thù Pháp. Ông nội cứa đứt nửa cổ họng. Khi vào bệnh viện, các bác sỹ khâu vết thương. Lúc bất tỉnh thì thôi, cứ hễ tỉnh lại là ông cương quyết không cho bác sỹ Pháp đụng tới vết thương. Ổng cương quyết không xài thuốc men cũng như bác sỹ Pháp. Ông nội cứ giãy giụa cho đến lúc tắt thở. Các bác sỹ thấy mạch không còn nên đưa thi thể ông vô nhà xác mà không thông báo cho người nhà".
Nửa đêm ông tỉnh dậy, con cháu lén đưa ông rời bệnh viện lánh về Voi Lộ Lở, ấp Hòa Thượng, xã Kiến An, Chợ Mới. Về nơi cư trú mới, con cháu dùng thuốc Nam điều trị vết thương cho ông. Ông thoát chết nhưng cuống họng vẫn hở nên không còn nói chuyện được nữa. Mỗi khi ăn uống, ông phải dùng khăn quấn quanh cổ.
Thời gian này ông sáng tác thêm 6 quyển thơ chữ Nôm: Ngồi buồn, Kiểng Tiên, Cáo thị, Tứ đại, Thừa-nhàn và Kim cổ kỳ quan. Vẫn như trước, nội dung 6 quyển thơ này cũng mượn chuyện giảng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương để ngầm kêu gọi mọi người chờ "minh chủ xuất hiện" đứng lên kháng Pháp. Ông thể hiện tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, "trung liệt với đế vương Việt", căm thù giặc Pháp cướp nước và Việt gian.
Trong số 6 quyển thơ viết trong giai đoạn này, quyển Kim cổ kỳ quan được các học giả thuở đó đánh giá là một "tuyệt tác thi phẩm". Nhiều người dân xem đây là quyển kinh thi Phật pháp của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Sơn.
Kim cổ kỳ quan – Một tuyệt tác kinh thi
Chịu đựng vết thương hành hạ suốt 14 năm, đến năm 1927, ông mới qua đời. Con cháu lập mộ ông ven bờ sông Vàm Nao ở Voi Lộ Lở, ấp Hòa Thượng, xã Kiến An, Chợ Mới. Một số người thán phục lòng trung liệt của ông đã lập bàn thờ tưởng nhớ và kính cẩn gọi ông là "Đức Ông Ba".
Bà Lê Thị Chua (bên phải) - Cháu nội dâu ông Ba Thới và ông Nguyễn Văn Khương - Cháu cố ông Ba Thới. |
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp kể rằng: Sau khi ông Ba Thới qua đời ít lâu thì một người cháu ham mê cờ bạc, rượu chè be bét, khi đã cháy túi, trong nhà không còn món gì khả dĩ bán được để thanh toán nợ nần, y đành phải đem vật gia bảo của gia đình là xấp bản thảo của ông Ba đi cầm thế.
Được một người bạn rượu "chí cốt" bằng lòng cầm với ý nghĩ như một sự "cứu bồ" không hơn không kém. Tuy vậy, những lúc rỗi rảnh anh cũng để mắt xem trong đó viết những gì. Không ngờ càng đọc càng say mê thích thú. Rồi một hôm, anh ta tổ chức bữa tiệc có đủ mặt bạn bè.
Đến dự, ai nấy vẫn tưởng đây là chuyện "bắt mâm" bình thường, nhưng khi nhập tiệc không thấy có chai rượu như mọi khi, nên anh em không thể không nhao nhao lên kêu nhắc. Lúc đó anh mới tâm sự là, từ khi có dịp đọc những lời khuyến tu, khuyến thiện của ông Ba, anh lĩnh hội được rất nhiều điều, xét lại thấy mình còn phạm nhiều sai, tệ nên quyết bỏ hẳn chuyện cờ bạc, rượu chè, để tâm lo tu hành tích đức, sống sao cho có ý nghĩa, có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Nghe qua, ai nấy đều tỏ ra hết sức bàng hoàng, xúc động. Kẻ cảm thông, người hưởng ứng "quay đầu hướng thiện".
Thế là chiều nào anh cũng dành ra một khoảng thời gian để nghiền ngẫm "Kim cổ kỳ quan". Ngày nào cũng vậy, anh đọc rất say mê, mãi cho đến lúc mặt trời lặn, không còn thấy mặt chữ mới chịu cất sách. Anh cất sách bằng cách nhét tạm trên mái lá nóc chuồng bò ngay chỗ anh giăng võng nằm đọc.
Tối hôm ấy trời mưa, tuy nhỏ nhưng do giông gió thổi mạnh làm tốc mái lá, khiến tập bản thảo viết tay của ông Ba Thới rơi xuống cạnh đống un (xua muỗi cho bò). May mà không bị cháy rụi - có lẽ do đã bị thấm ít nhiều nước mưa, nên tàn lửa chỉ liếm xém xung quanh. Tuy vậy khói nóng cũng không thể không len lỏi vào, làm ngún hư mất đi một vài đoạn, rải rác ở một số trang bị mất lâm nhâm mấy chữ. Ngộ một điều là những trang bị hư, mất chữ như thế không liên tục mà cách xa ra, cứ 5, 3 trang mới có một trang hư.
Phủ thờ ông Ba Thới. |
Do vậy mà nay, khi xem những cuốn được in, ở những chỗ bị mất chữ, người ta phải bỏ trống (hoặc chấm chấm), chứ không ai dám tự ý đặt thêm vào. Lời bị mất thì ý phải tắt. Chính điều này đã làm cho người đời sau không nắm hết diễn biến hoạt động của binh Gia Nghị do Quản cơ Trần Văn Thành chỉ huy (trong tác phẩm Cáo Thị), hoặc sinh hoạt đời sống tín ngưỡng của nhân dân thời Pháp thuộc (Giác mê).
Năm 1981, ngôi mộ có nguy cơ bị nạn sạt lở nhấn chìm xuống dòng sông Vàm Nao, con cháu ông lập phủ thờ ông ở Láng Linh (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) rồi quy tập hài cốt về thượng án cùng hài cốt của phu nhân ông.
Ông Nguyễn Văn Khương, 56 tuổi, là cháu đời thứ ba (cháu cố) của ông Ba là người gìn giữ phủ thờ cho biết: "Cố tôi xem vùng Láng Linh là thánh địa. Vì vậy trước khi qua đời, cố tôi có nguyện vọng được về "nằm" ở Láng Linh. Mãi đến năm 1981, con cháu mới có đủ điều kiện đưa hài cốt cụ Cố về lập phủ thờ".
Tấm gương bất khuất, căm thù giặc Pháp và tài năng thi phú của ông Ba Thới được nhiều người dân miền Tây Nam bộ ví ông là "cụ Đồ Chiểu" của miệt Tứ Giác Long Xuyên.
Từ khóa » Mộ ông Ba Thới
-
Lễ Giỗ Lần Thứ 96 Của ông Ba Thới | Đám Giỗ Lớn Nhất Miền Tây
-
Thất Sơn Huyên Bí | Mộ Ông Ba Thới Ở Chợ Mới, An Giang - YouTube
-
Lễ Giỗ Lần Thứ 96 Của Chí Sĩ Nguyễn Văn Thới Tại Xã Kiến An, Huyện ...
-
Lễ Giỗ ông Ba Thới Tại Phủ Thờ Ông... - Lang Thang An Giang
-
Lễ Giỗ Lần Thứ 96 Của Ông Ba Thới (Nguyễn Văn Thới) Tại Phủ Thờ ...
-
GIỖ ÔNG BA NGUYỄN VĂN THỚI LẦN 93 NGÀY 09/4/ KỶ HỢI (2019)
-
Phủ Thờ Ông Ba - Mộ Ông Ba, An Giang (+84 97 437 73 60)
-
II. ÔNG BA THỚI - Sách Bửu Sơn Kỳ Hương - Phật Giáo Hòa Hảo
-
Đám Giỗ To Nhất Nhì Miền Tây đãi 3 Ngày 3 đêm, Ai Cũng Có Thể Tham ...
-
[NEW] GIỖ ÔNG BA NGUYỄN VĂN THỚI LẦN 93 NGÀY 09/4
-
NGUYỄN VĂN THỚI VÀ TÁC PHẨM KIM CỔ KỲ QUAN — Vĩnh Thông