Chỉ Số Acid Uric (axit Uric) Là Gì? Chuyên Gia Phân Tích Giải đáp

Chỉ số acid uric trong máu tăng cao rất dễ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như gout, sỏi thận… Tuy nhiên rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ chỉ số acid uric là gì và sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thông tin liên quan tới chỉ số này.

5/5 - (221 bình chọn)
  • Giải đáp từ chuyên gia: Chỉ số axit uric bình thường là bao nhiêu?
  • Top 5 cách giảm acid uric hiệu quả mà “cực dễ kiếm”. Xem ngay!
  • Ăn gì để giảm axit uric – Xem ngay 7 loại thực phẩm này!
  1. 1. Acid uric là gì?
  2. 2. Ý nghĩa của chỉ số acid uric
  3. 3. Chỉ số axit uric bao nhiêu là bình thường?
  4. 4. Nguyên nhân tăng chỉ số acid uric
  5. 5. Xét nghiệm chỉ số axit uric
  6. 6. Cách điều trị ổn định nồng độ acid uric
    1. 6.1. Thuốc tây hạ axit uric trong máu
    2. 6.2. Hạ acid uric bằng các bài thuốc dân gian
    3. 6.3. Thảo dược hỗ trợ tăng đào thải acid uric
  7. 7. Phòng tránh tăng acid uric bằng chế độ ăn uống sinh hoạt

1. Acid uric là gì?

Chỉ số acid uric là gì

Chỉ số acid uric là gì

Axit uric là hợp chất được tổng hợp chủ yếu ở gan, ruột và nội mô mạch máu. Chúng được coi là sản phẩm cuối cùng của một nhóm purin ngoại sinh và nội sinh từ các tế bào bị chết, theo đó, axit nucleic, adenine và guanine được phân giải thành axit uric.

Có 2 nguồn tổng hợp acid uric là axit uric nội sinh và axit uric ngoại sinh.

Axit uric từ nguồn nội sinh là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi các tế bào chết đi, nhân purin sẽ bị phá hủy và chuyển thành acid uric.

Bên cạnh đó còn có axit uric ngoại sinh, sản phẩm của thức ăn có nguồn gốc động vật như nội tạng, thịt đỏ, hải sản… Những thực phẩm này có hàm lượng purin cao và sẽ chuyển hóa thành axit uric khi đưa vào trong cơ thể.

Xem thêm: Bệnh Gout (gút) là gì? Tăng acid uric có liên quan gì đến bệnh gout?

2. Ý nghĩa của chỉ số acid uric

Mặc dù khi nhắc đến axit uric thường nghĩ tới bệnh gout nhưng chúng cũng đóng vài trò nhất định đến cơ thể. Cụ thể:

Axit uric đóng vai trò như chất chống oxy hóa:

  • Là chất khử mạnh, chống oxy hóa mạnh
  • Tích cực tham gia vào các phản ứng chống oxy hóa huyết tương.

Thực hiện chức năng nội mô:

  • Trái với những nghiên cứu nồng độ axit uric có thể làm giảm tính toàn vẹn của tế bào nội mô mạch máu, đã có nghiên cứu chỉ ra nồng độ axit uric trong máu cực thấp sẽ gây ra rối loạn chức năng nội mô
  • Do đó, lượng axit uric được duy trì sẽ cân bằng chức năng nôi mô

Kích thích não bộ hoạt động:

  • Acid uric đóng vai trò tạo ra nguồn năng lượng kích thích não bộ hoạt động
  • Nồng độ acid uric được cân bằng có khả năng tư duy tốt hơn
  • Nếu thiếu acid uric có nguy cơ mắc các bệnh Parkinson, Alzheimer…

3. Chỉ số axit uric bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số acid uric bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường được rất nhiều người thắc mắc. Bởi việc biết nồng độ acid uric trong máu chính xác có thể giúp chẩn đoán tình trạng bệnh gout cũng như có những phương án điều trị kịp thời.

Chỉ số axit uric ở người bình thường

Chỉ số axit uric vượt ngưỡng có thể gây nên các bệnh như gout

Theo các chuyên gia y tế, nồng độ axit uric bình thường ở nam giới là 180 – 420 µmol/lít, ở nữ giới là 150 – 360 µmol/lít.

Nếu nồng độ acid uric tăng cao hơn so với ngưỡng an toàn có thể đối mặt với nguy cơ mắc gout.

Bạn có thể tham khảo các nồng độ acid uric trong máu dưới đây:

Mức độ Đơn vị tính mg/dL Đơn vị tính Umol/L Ý nghĩa chỉ số
1 < 6.5 < 380 Bình thường, an toàn
2 6.5 – 7.2 380 – 420 Vẫn trong ngưỡng có thể chấp nhận
3 7.2 – 8.2 420 – 480 Có thể bắt đầu một số dấu hiệu của các cơn gout cấp với tần suất tăng cao nếu chỉ số axit uric càng cao
4 8.2 – 10 480 – 580
5 10 – 12 580 – 700 Có thể đến giai đoạn gout mạn tính, có những hạt tophi dưới da
6 > 12 > 700

4. Nguyên nhân tăng chỉ số acid uric

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng acid uric máu. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

Di truyền:

  • Hội chứng Lesch-Nyhan có thể dẫn đến tăng axit uric máu
  • Làm tổn thương đến thận, bàng quang, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết…

Giảm bài tiết acid uric:

  • Axit uric thường bị đào thải qua thận nhưng khi thận hoạt động không tốt do mắc các bệnh lý thận hoặc sử dụng thuốc, nhiễm độc chì hay tiểu đường có thể ảnh hưởng đến chức năng đào thải acid uric.

Tăng sản xuất acid uric:

  • Thường do sự bất thường của enzyme trong trường hợp ung thư hạch, bệnh bạch cầu, chứng tan máu, bệnh vảy nến làm tăng sản xuất uric máu.
  • Có thể do tác dụng phụ của hóa trị hoặc xạ trị

Chế độ ăn nhiều purin:

  • Purin trong thực phẩm khi được phân giải sẽ tạo thành acid uric
  • Các thực phẩm giàu purin có thể làm tăng nồng độ acid uric như nội tạng, thịt đỏ, các loại cá giàu dinh dưỡng như cá mòi, cá trích, rau súp lơ, măng tây, nấm…

Các yếu tố rủi ro khác có thể kể đến như:

  • Tuổi tác và giới tính:
    • Đàn ông có khả năng gặp phải triệu chứng bệnh gout nhiều hơn nữ giới
    • Nam giới xuất hiện bệnh từ 30 – 50
    • Nữ giới gặp nhiều nhất sau mãn kinh
  • Tiền sử gia đình: Gia đình có người mắc gout có nguy cơ mắc gout cao hơn
  • Sử dụng thuốc tăng nồng độ acid uric:
    • Aspirin
    • Thuốc lợi tiểu
    • Thuốc ức chế miễn dịch
    • Niacin…
  • Uống nhiều rượu bia
  • Các vấn đề về sức khỏe như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, suy giáp, bệnh thận.

5. Xét nghiệm chỉ số axit uric

Acid uric tăng cao có thể là nguyên nhân gây nên một số bệnh lý. Mục đích của xét nghiệm chỉ số acid uric nhằm mục đích:

  • Chẩn đoán tình trạng tăng acid uric máu, hỗ trợ chẩn đoán bệnh gout
  • Theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư trong quá trình xạ trị
  • Đánh giá chức năng thận
Xét nghiệm acid uric trong máu

Xét nghiệm acid uric trong máu

Cách thực hiện xét nghiệm chỉ số acid uric máu:

  • Nên được thực hiện vào buổi sáng
  • Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 4 giờ đồng hồ, có thể uống nước lọc
  • Các kỹ thuật viên, y tá, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu
  • Mẫu máu sẽ được cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông, ly tâm trước khi tiến hành phân tích
  • Thời gian xét nghiệm trong khoảng 1 giờ
  • Sau khi trả phiếu xét nghiệm sẽ có bảng chỉ số acid uric của người bệnh. Một số cơ sở y tế thực hiện sẽ có kết quả so sánh đối chiếu để xem nồng độ acid uric của bạn như thế nào.

6. Cách điều trị ổn định nồng độ acid uric

6.1. Thuốc tây hạ axit uric trong máu

Để làm giảm chỉ số acid uric trong máu, người bệnh có thể được chỉ định bằng một số loại thuốc như:

Thuốc giảm tổng hợp axit uric Allopurinol:

  • Là thuốc ức chế men xanthine oxidase (XO) và chuyển hóa thành oxypurinol để thải trừ qua thận
  • Được dùng để giảm nồng độ acid uric do gout, sỏi thận hoặc trong hội chứng Lesch-Nyhan và bênh đa u tủy xương

Thuốc Febuxostat:

  • Là thuốc XO chọn lọc không purin
  • Được chỉ định để giảm nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân bị gout, không dùng trong trường hợp tăng acid uric không triệu chứng, dùng được cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận
  • Được dùng thay thế trong trường hợp người bệnh dị ứng allopurinol

Thuốc tăng đào thải acid uric:

  • Là nhóm thuốc hàng thứ 2 để tăng đào thải axit uric và dùng điều trị hạ acid uric
  • Dùng khi không đạt hiệu quả với thuốc ức chế men XO
  • Phối hợp 2 thuốc này có thể hạ acid uric đồng thời giảm phát triển hạt to[jo
  • Không sử dụng thuốc tăng đào thải acid uric với người bị sỏi thận
  • Các loại thuốc thường dùng là probenecid, benzbromarone, lesinurad

6.2. Hạ acid uric bằng các bài thuốc dân gian

Dân gian vẫn lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian trị gout hiệu quả, an toàn, lành tính. Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để tăng đào thải acid uric trong máu như:

Điều trị acid uric bằng đông y

Điều trị acid uric bằng đông y

  • Đun lá tía tô uống trong ngày hoặc sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày
  • Lấy từ 5-10 lá lốt khô sắc uống. Nên uống sau bữa ăn tối. Kiên trì áp dụng trong vòng 10 ngày
  • Lá trầu không giảm axit uric khi kết hợp với nước dừa. Xắt nhỏ lá trầu không bỏ vào trong trái dừa xiêm và ủ 30 phút. Nên uống trước khi ăn sáng để cơ thể được hấp thụ hoàn toàn
  • Dùng 3g chuối hột đã phơi khô, 4g củ ráy, tỳ giải 2g, khổ qua 1g sao khô pha với nước đun sôi để uống từ 2-3 lần mỗi ngày.
  • Lá ổi non, đậu bắp, sa kê cùng phơi khô và đun với 1,5 lít nước uống trong ngày

Các mẹo dân gian để giảm axit uric trong máu này nên thực hiện kiên trì để thấy hiệu quả.

6.3. Thảo dược hỗ trợ tăng đào thải acid uric

Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc hỗ trợ tăng đào thải acid uric. Bạn có thể tham khảo một số thảo dược sau:

Hy thiêm:

  • Hy thiêm có chứa daturosid, orientin và 3,7 – dimethylquercetin giúp đào thải lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể
  • Có thể dùng 100g hy thiêm, 50g thiên niên kiện nấu cùng đường và 1 lít rượu, đun trên lửa đến khi đặc thành cao. Mỗi ngày uống 1-2 ly nhỏ, trước khi ăn tối.

Lá sói rừng:

  • Có tính bình, vị cay, giúp tăng thải độc, giảm đau, kháng khuẩn, phù hợp cho những người bị gout do tăng axit uric
  • Có thể dùng 15-30g lá sói rừng khô rửa sạch sắc uống hàng ngày. Uống liên tục trong 3 tháng. Uống sau bữa ăn từ 15-20 phút.

Trạch tả:

  • Trạch tả có vị ngọt, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường chức năng gan thận, lợi tiểu, từ đó tăng đào thải axit uric khỏi cơ thể
  • Có thể phơi khô thân, lá trạch tả rồi hãm cùng nước sôi, ủ trong 10 phút sau đó uống thay trà

7. Phòng tránh tăng acid uric bằng chế độ ăn uống sinh hoạt

Phòng bệnh là cách tốt nhất để giảm thiểu tối đa các biến chứng không mong muốn. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, các thực phẩm chức năng, mọi người cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày một cách lành mạnh.

Tăng cường hoa quả trong bữa ăn hạ acid uric

Tăng cường hoa quả trong bữa ăn hạ acid uric

Để kiểm soát acid uric trong máu, bạn nên:

  • Hạn chế thực phẩm giàu nhân purin có trong nội tạng động vật, hải sản, rượu bia, thực phẩm giàu đạm
  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất
  • Bổ sung các loại quả mong nước như dâu tây, lê, táo, dưa hấu, cherry, mâm xôi, kiwi… có thể giảm đáng kể lượng acid uric trong máu
  • Sử dụng sữa ít béo
  • Uống đủ nước mỗi ngày từ 2-2,5 lít nước
  • Nên ăn các loại thịt trắng như ức gà, thịt lợn nạc, cá…

Bên cạnh chế độ ăn uống, cần:

  • Duy trì chế độ sinh hoạt đều đặn bằng cách tập thể dục, ngủ đủ giấc
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Nếu nghi ngờ nồng độ acid uric trong máu tăng cao nên kiểm tra và điều trị sớm

Trên đây là một số thông tin về chỉ số acid uric bạn nên biết. Nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình để kiểm soát nồng độ acid uric hiệu quả. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn hướng dẫn.

XEM THÊM:

  • Bệnh gout (gút) nên ăn hoa quả gì để đào thải axit uric?
  • Củ bình vôi chữa gút – Bài thuốc “siêu hay, siêu hiệu quả”
  • Tự chữa bệnh gút bằng củ ráy, chuối hột – bạn đã biết chưa?

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Acid Uric