Chỉ Số ALT Là Gì? Cao Bao Nhiêu Thì Nguy Hiểm Cho Sức Khỏe Lá Gan?

Chỉ số ALT là gì? Đây là chỉ số men gan được sử dụng nhằm đánh giá tình trạng tổn thương gan và các vấn đề liên quan. Để hiểu hơn về chỉ số ALT, mức độ bình thường, cao là bao nhiêu, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

5/5 - (1071 bình chọn)
  1. 1. Chỉ số ALT là gì?
  2. 2. Chỉ số ALT bình thường là bao nhiêu? Cao là bao nhiêu?
  3. 3. Xét nghiệm ALT được áp dụng cho những trường hợp nào?
  4. 4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT
  5. 5. Chỉ số ALT trong máu cao có nguy hiểm không?
    1. 5.1. Viêm gan do virus
    2. 5.2. Bệnh về đường mật
    3. 5.3. Một số bệnh lý khác
  6. 6. Làm gì khi chỉ số ALT tăng cao?

1. Chỉ số ALT là gì?

Chỉ số ALT (Alanine aminotransferase) hay còn gọi là SGPT, loại enzyme đặc trưng được tìm thấy trong các tế bào gan. Ngoài ra, enzyme này còn xuất hiện trong thận, tim và cơ xương, tuy nhiên gan là cơ quan tập trung ALT nhiều nhất.

Theo nghiên cứu, một lượng lớn nồng độ ALT được phóng thích vào máu khi tế bào gan có dấu hiệu tổn thương. Vì vậy, việc xét nghiệm máu, phân tích ALT nhằm đánh giá sức khỏe và tình trạng tổn thương gan.

Xét nghiệm chỉ số ALT

Xét nghiệm chỉ số ALT

2. Chỉ số ALT bình thường là bao nhiêu? Cao là bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, chỉ số ALT được dùng để đánh giá tình trạng men gan và mức độ tổn thương gan. Thông thường, trong máu mỗi người chỉ chứa lượng nhỏ ALT, tuy nhiên nếu tế bào gan bị tổn thương, ALT sẽ giải phóng vào máu và được nhận biết qua xét nghiệm máu.

Ở người trưởng thành bình thường, chỉ số ALT sẽ ở mức từ 20 – 40UI/L. Khi chỉ số ALT tăng nhẹ và tăng trung bình nằm trong mức 40 – 80 UI/L cho đến 100 – 150UI/L, bác sĩ sẽ xem xét thêm một vài chỉ số nữa và dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán bệnh.

Theo chuyên gia gan mật, chỉ số ALT ở mức trên 200 UI/L được coi là men gan tăng cao và khá trầm trọng. Nếu lúc này các chỉ số AST, ALP và GGT đều tăng thì có thể khẳng định tế bào gan đã tổn thương nặng cần được điều trị.

3. Xét nghiệm ALT được áp dụng cho những trường hợp nào?

Xét nghiệm ALT được bác sĩ chuyên khoa chỉ định tương tự như một phần quan trọng khi thăm khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu bạn xác định nồng độ này trong máu khi gặp vấn đề về gan như:

  • Ăn không ngon, chán ăn
  • Cơ thể mệt mỏi, yếu đuối
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Đầy bụng, đau bụng
  • Vàng da
  • Da ngứa ngáy khó chịu
  • Nước tiểu sẫm màu

Một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh gan, xét nghiệm ALT sẽ được bác sĩ chỉ định cùng với một hoặc vài xét nghiệm đi kèm. Khi tế bào gan tổn thương, kết quả xét nghiệm ALT sẽ tăng lên.

Xét nghiệm ALT để chẩn đoán tình trạng gan

Xét nghiệm ALT để chẩn đoán tình trạng gan

4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT

Theo các chuyên gia y tế, nồng độ men gan này có thể tăng cao do những nguyên nhân sau:

ALT tăng nhẹ do:

  • Bệnh xơ gan
  • Lạm dụng đồ uống có cồn
  • Bạch bầu đơn nhân
  • Đang sử dụng thuốc trợ ngủ, aspirin và các thuốc statin

ALT tăng vừa do tác động của:

  • Bệnh gan mãn tính
  • Lạm dụng đồ uống có cồn
  • Tắc nghẽn đường mật
  • Tổn thương thận
  • Suy tim hoặc đau tim
  • Thừa vitamin A
  • Sốc nhiệt
  • Tổn thương tế bào hồng cầu
  • Đang sử dụng thuốc tâm thần, thuốc chống co giật, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai…

ALT tăng mạnh trong các trường hợp:

  • Sốc nhiễm khuẩn
  • Ung thư gan
  • Sử dụng thuốc quá liều
  • Viêm gan siêu vi cấp

5. Chỉ số ALT trong máu cao có nguy hiểm không?

Thông thường, chỉ số ALT trong máu thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi nồng độ ALT > 200 UI/L, bạn nên cẩn trọng vì có thể đó là cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như:

5.1. Viêm gan do virus

Viêm gan siêu virus A, B, C là nguyên nhân khiến men gan tăng đột biến. Vì thế, men gan cao có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị nhiễm virus viêm gan. Các loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy tế bào gan, làm tổn thương gan.

Click xem thêmViêm gan B – Tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa

5.2. Bệnh về đường mật

Chỉ số ALT tăng cao cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý về đường mật như sỏi đường mật, nhiễm trùng đường mật, khối u đường mật, viêm túi mật…

5.3. Một số bệnh lý khác

Một số bệnh lý như: sốt rét, suy tim, tiểu đường, viêm tụy… cũng có thể làm quá trình chuyển hóa chất trong gan bị gián đoạn khiến men gan tăng cao. Khi một chỉ số men gan như ALT tăng cao, bác sĩ cũng có thể nghi ngờ bệnh nhân bị bệnh lý trên.

6. Làm gì khi chỉ số ALT tăng cao?

Có thể nói, chỉ số ALT tăng cao đột biến là dấu hiệu tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, lúc này người bệnh nên áp dụng các biện pháp sau giúp hạ chỉ số ALT và điều chỉnh men gan.

  • Thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ điều trị của bác sĩ, nhất là những người có chỉ số men gan cao do virus viêm gan.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc hạ men gan khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Ngừng sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Hạn chế dung nạp thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt.
  • Tăng cường ngũ cốc, rau xanh, nước ép trái cây, trà xanh…
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng căng thẳng, stress.
Hạn chế sử dụng rượu bia khi chỉ số ALT tăng cao

Hạn chế sử dụng rượu bia khi chỉ số ALT tăng cao

Việc xác định chỉ số ALT trong máu giúp bạn theo dõi chính xác tình trạng sức khỏe lá gan. Vì vậy, mỗi người cần hiểu rõ chỉ số ALT là gì? Chỉ số ALT cao nguy hiểm như thế nào? Từ đó, có cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Chỉ số men gan là gì? – Nhiều người vẫn mù mờ về thông tin này
  • Cấu tạo và chức năng của gan – Hiểu đúng để bảo vệ gan đúng
  • Thuốc giải độc gan, bảo vệ gan – Thông tin bổ ích cho người gặp vấn đề về gan

Từ khóa » Chỉ Số Gan Alt Là Gì