Chỉ Số ALT Là Gì? Có ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Chẩn đoán Bệnh Về ...

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Sức khỏe tổng quát
Chỉ số ALT là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán bệnh về gan

Trần Hồng Nụ

16-03-2021

goole news Thay đổi font chữ 16

ALT là chỉ số men gan, được dùng để đánh giá tình trạng tổn thương gan và các vấn đề liên quan. Chỉ số ALT thu được thông qua việc xét nghiệm máu. Khi chỉ số này cao, nó không chỉ là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về gan mà còn là tình trạng báo động về sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

  • Bệnh ung thư gan có chữa được không?

  • Chỉ số sgpt là gì? Có liên quan như thế nào tới bệnh gan?

  • 6 triệu chứng suy giảm chức năng gan không được bỏ qua

Nội dung chính
  • Chỉ số ALT là gì?
  • Những ai cần xét nghiệm ALT
  • Ý nghĩa của chỉ số ALT trong xét nghiệm máu
  • Chỉ số ALT cao hay thấp cảnh báo điều gì?
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ALT
  • Xét nghiệm ALT ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Chỉ số ALT là gì?

ALT là gì? ALT là từ viết tắt của enzyme Alanine aminotransferase- loại enzyme đặc trưng được tìm thấy chủ yếu ở các tế bào gan, ngoài ra nó cũng tồn tại một lượng ít ở thận, tim và cơ xương. Enzyme này có chức năng xúc tác chuyển đổi axit amin Alanine thành axit L-glutamate và pyruvate và cũng là chất trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng tế bào.

Những người có nguy cơ mắc bệnh gan, gan bị tổn thương cần xét nghiệm ALT thường xuyênNhững người có nguy cơ mắc bệnh gan, gan bị tổn thương cần xét nghiệm ALT thường xuyên

Một số triệu chứng rối loạn chức năng gan cần thực hiện xét nghiệm ALT như:

  • Ăn mất không có cảm giác ngon miệng.
  • Cơ thể ốm yếu, sốt, thường xuyên mệt mỏi, suy nhược.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Da có màu vàng bất thường.
  • Nước tiểu màu vàng đậm.
  • Đau bụng hoặc thường bị đầy bụng.
  • Da ngứa ngáy khó chịu.
  • Phân có màu sáng hoặc đất sét.

Nếu bệnh nhân bị nghi mắc bệnh gan thì ngoài ALT bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các loại xét nghiệm khác để có đủ cơ sở khẳng định. Trường hợp ga bị tổn thương nhẹ, không có triệu chứng rõ ràng thì xét nghiệm ALT vẫn cao hơn bình thường và cần phòng ngừa bệnh sớm trước khi nó diễn biến nặng.

Những người có nguy cơ mắc bệnh gan, gan bị tổn thương cần làm xét nghiệm ALT thường xuyên, cụ thể đó là:

  • Người nghiện rượu nặng
  • Người có tiền sử phơi nhiễm với virus viêm gan
  • Người bị béo phì, thừa cân
  • Người đang dùng thuốc điều trị có tác phụ phụ làm tổn thương gan
  • Người mắc bệnh tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa khác.

Ý nghĩa của chỉ số ALT trong xét nghiệm máu

Chỉ số ALT trong xét nghiệm máu là gì? Với người khỏe mạnh bình thường thì ALT trong máu thấp và ổn định nhưng vì 1 số nguyên nhân khiến cho tế bào gan bị phá hủy, ALT được giải phóng vào máu làm cho chỉ số này tăng lên. Thường thì ALT được giải phóng vào máu nhiều nhất trước khi dấu hiệu tổn thương gan rõ ràng và nặng nề.

Do vậy, xét nghiệm ALT là cách mà bác sĩ thường dùng để phát hiện các tổn thương gan do bệnh lý, chấn thương hoặc sử dụng thuốc. Đặc biệt là các bệnh lý thường gặp như viêm gan, xơ gan,… thường gây suy giảm chức năng gan.

Chỉ số ALT cùng AST và GGT tăng từ nhẹ đến trung bình cảnh báo tình trạng gan nhiễm mỡChỉ số ALT cùng AST và GGT tăng từ nhẹ đến trung bình cảnh báo tình trạng gan nhiễm mỡ

Nguyên nhân khiến cho chỉ số ALT tăng nhẹ có thể là do tắc nghẽn ống mật, gan nhiễm mỡ, cũng có thể là do người bệnh lạm dụng rượu bia, tim bị tổn thương hoặc có khối u trong gan.

Chỉ số ALT tăng rất cao

Khi nồng độ ALT tăng rất cao, có trường hợp tăng gấp 100 lần so với chỉ số bình thường thì đó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về gan. Cụ thể như là viêm gan virus cấp hoặc mạn tính, gan bị tổn thương do chất độc, tế bào gan bị hoại tử hay trụy mạch kéo dài.

Lưu ý: nếu là viêm gan cấp tính thì chỉ số ALT máu thường duy trì cao trong khoảng 1- 2 tháng và sau khoảng 3- 6 tháng nồng độ này sẽ trở về mức bình thường.

  • Xem thêm: Suy gan cấp: Nguyên nhân, biểu hiện và cách bảo vệ gan hiệu quả

Chỉ số ALT thấp

Nếu chỉ số ALT đạt dưới 10 U/L thì được cho là thấp, lúc này bạn đã bị men gan thấp. Nguyên nhân gây bệnh là do ảnh hưởng của một số bệnh lý về gan hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học.

Xét nghiêm ALT tại BVĐK Phương Đông đảm bảo độ chính xác 100%Xét nghiêm ALT tại BVĐK Phương Đông đảm bảo độ chính xác 100%

Xét nghiệm ALT tại Bệnh viện Phương Đông, bạn và gia đình hoàn toàn yên tâm bởi chúng tôi có:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tiếp thăm khám, tư vấn: TTƯT.ThS.BSCKI Nội khoa Nguyễn Thị Tường Vân với hơn 40 năm trong nghề, từng công tác tại các bệnh viện tuyến Trung ương như: Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Bác sĩ CKI Nội khoa Nguyễn Thị Hồng thực hiện xét nghiệm, kiểm tra gan chuyên sâu các bệnh về gan mật như viêm gan mạn, xơ gan; Điều trị viêm gan B, gan C theo đúng phác đồ của tổ chức y tế thế giới (WHO); điều trị viêm gan, xơ gan do rượu,...
  • Hệ thống máy móc xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế như xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu bằng máy phân tích huyết học tự động laser 26 thông số, máy Sinh hóa tự động hoàn toàn,... cho kết quả kiểm tra chính xác nhất.
  • Quy trình khép kín, nhanh gọn, thủ tục đơn giản không cần phải xếp hàng chờ đợi.
  • Không gian bệnh viện xanh sạch đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, tiện phí.
  • Chi phí xét nghiệm hợp lý, bảng giá công khai, hỗ trợ thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh.
  • Phục vụ tất cả các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật.

Trên đây là thông tin trả lời cho vấn đề chỉ số ALT là gì? Có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán bệnh về gan? Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về sức khỏe. Đặt lịch khám bệnh, liên hệ ngay số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà NộiTổng đài tư vấn: 19001806Website: https://benhvienphuongdong.vn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8,751

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Đăng ký ngay

THAM VẤN BÁC SĨ

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 19001806 Đăng ký tư vấn

THAM VẤN BÁC SĨ

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông 19001806 Đăng ký tư vấn

BÀI VIẾT MỚI

Xét nghiệm ERA là gì? Ý nghĩa và đối tượng thực hiện

Xét nghiệm ERA là gì? Có tầm quan trọng như thế nào trong điều trị IVF?

25-10-2024

Xét nghiệm ERA trong điều trị IVF giúp đánh giá khả năng tiếp nhận phôi của niêm mạc tử cung. Từ đó xác định thời gian thích hợp để chuyển...

Bệnh máu khó đông là gì? Dấu hiệu, mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Bệnh máu khó đông là gì? Dấu hiệu, mức độ nguy hiểm và cách điều trị

22-10-2024 Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể là gì? Hết bao nhiêu tiền? Khi nào thực hiện?

Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể là gì? Hết bao nhiêu tiền?

04-10-2024 Xét nghiệm suy buồng trứng: Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm suy buồng trứng: Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán

05-09-2024 Bệnh alpha thalassemia là gì? Nguy hiểm như thế nào? Làm thế nào để phát hiện?

Bệnh Alpha Thalassemia là gì? Nguy hiểm như thế nào? Làm thế nào để phát hiện?

09-08-2024 KSK TSUT Ưu đãi tháng 19001806 Đặt lịch khám 19001806 Đặt lịch khám

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ !

ĐĂNG KÝ

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Từ khóa » độ Alt Là Gì