Chỉ Số BMI Là Gì? Chỉ Số BMI Bao Nhiêu Là Thừa Cân Béo Phì?

Chỉ số BMI là một cách mà một người có thể kiểm tra xem cân nặng của họ có khỏe mạnh hay không. BMI được xác định dựa trên cả chiều cao và cân nặng. Khi chỉ số BMI quá nhiều hoặc quá ít là một dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe trong đó béo phì là nguy cơ khi chỉ số BMI ở mức cao.

Mục lục

  • Chỉ số BMI là gì?
  • Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân béo phì?
  • Chỉ số WHR
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể
  • Chỉ số BMI quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
  • Cách để lấy lại chỉ số BMI lý tưởng
    • Chế độ ăn uống lành mạnh
    • Luyện tập thể thao đều đặn

Chỉ số BMI là gì?

Chỉ số BMI là chỉ số cân nặng hay chỉ số khối cơ thể, viết tắt của từ Body Mass Index. Chỉ số này được dùng để đánh giá mức độ cơ thể một người trưởng thành thuộc tình trạng: nhẹ cân, bình thường, thừa cân hay béo phì. Đây được coi là một cách nhanh chóng, đơn giản, không mất chi phí để giúp xác định những người thừa cân hoặc béo phì.

Chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên chiều cao (đo bằng m) và cân nặng (đo bằng kg). Chỉ số này tính bằng công thức cân nặng chia cho bình phương chiều cao. Dưới đây là công thức tính chỉ số BMI:

Chỉ số BMI bao nhiêu là thừa cân béo phì?

Dưới đây là bảng phân loại mức độ thiếu cân, bình thường, thừa cân hay béo phì của một người dựa vào chỉ số BMI. Bảng có 2 thang phân loại: Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO) dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á (IDI & WPRO) được áp dụng cho người châu Á.

Sau khi áp dụng công thức và tính được chỉ số BMI của mình, đối chiếu vào bảng đánh giá chỉ số BMI theo chuẩn dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO), bạn sẽ biết được được tình trạng cân nặng của mình.

Theo đó, dựa vào thang BMI, cân nặng lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9. Các dấu hiệu thừa cân bắt đầu xảy ra khi BMI của bạn lớn hơn 23 và bạn sẽ bị béo phì nếu con số ấy vượt mức 25.

  • BMI < 18,5: Chỉ số BMI dưới 18,5 cho thấy bạn thiếu cân. Điều này khiến cơ thể bạn không khỏe mạnh, bạn nên tăng cân dựa vào chế độ ăn và luyện tập.
  • 18.5 < BMI <22,9: Chỉ số BMI từ 18,5-22,9 cho thấy bạn đang có cân nặng khỏe mạnh cho chiều cao của mình. Duy trì mức cân này, bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • 23 < BMI < 24,9: Chỉ số BMI 23-24,9 cho thấy bạn hơi thừa cân. Bạn nên bắt đầu quan tâm đến cân nặng và cần đưa cân nặng của bạn về mức an toàn để đảm bảo sức khỏe.
  • BMI >25: Chỉ số BMI trên 25 cho thấy bạn đã bị béo phì. Sức khỏe của bạn có thể gặp nguy hiểm nếu bạn không giảm cân. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về cách giảm cân an toàn, hiệu quả.

Cách tính cân nặng chuẩn dựa theo chiều cao

  • Cân nặng lí tưởng = Số lẻ chiều cao (cm) x 9 rồi chia 10
  • Cân nặng tối đa = Số lẻ chiều cao (cm)
  • Cân nặng tối thiểu = Số lẻ chiều cao (cm) x 8 rồi chia 10

Công thức này chỉ cần dựa vào số lẻ chiều cao của bạn có thể giúp xác định ngay các mức cân nặng tối đa, tối thiểu, mức cân nặng chuẩn của một người. Nếu bạn vượt qua mức cân nặng tối đa tức là bạn đã bị thừa cân.

Chỉ số WHR

Chỉ số WHR (Waist Hip Ratio) hay là tỷ lệ vòng eo/mông là tỉ số giữa số đo chu vi vòng eo và số đo chu vi vòng mông, được nhà tâm lý học tiến hóa Devendra Singh đưa ra vào năm 1993. Chỉ số này có tác dụng đánh giá sự phân bố mỡ trên cơ thể, từ đó nhận biết về tình trạng sức khỏe.

WHR = [Vòng eo (cm)] / [ Vòng mông (cm)]

Trong đó: Vòng eo được đo ở ngang rốn và vòng mông được đo ở ngang qua điểm phình to nhất của mông.

Tỉ lệ eo – hông (WHR) ở nam và nữ

Chỉ số WHR là công cụ hữu ích giúp hỗ trợ cho chỉ số BMI, bởi chỉ số BMI chỉ có thể phân loại mức độ gầy béo dựa vào tương quan giữa chiều cao và cân nặng, đôi khi không hoàn toàn chính xác với một số trường hợp như vận động viên, những người nặng cân do nhiều cơ bắp.

Các nhà khoa học tin rằng tỉ lệ eo – hông (waist-hip ratio, WHR) có thể đánh giá sự phân bố mỡ trên cơ thể, trong khi BMI không có tác dụng này.

Những người mang nhiều chất béo tập trung ở vùng bụng và eo có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch cao hơn so với những người tích tụ nhiều mỡ ở đùi và mông.

Dựa vào vị trí phân bố mỡ trên cơ thể, có các dạng béo phì sau:

  • Béo phì toàn thân: Mỡ phân bồ đều toàn cơ thể được gọi là béo phì toàn thân.
  • Bép phì phần trên: Mỡ tập trung nhiều ở vùng bụng và eo còn hay gọi là tạng người dạng “quả táo”. Kiểu béo phì này có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
  • Béo phì phần thấp: Mỡ tập trung nhiều ở vùng đùi, mông hay còn gọi là dạng người “quả táo”. Eo nhỏ, hông to là dấu hiệu tốt. Người béo phì kiểu này có nguy cơ bệnh tật ít hơn so với 2 dạng béo phì trên.

Chỉ số WHR có thể đánh giá tốt về bệnh béo phì. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chỉ số BMI không có tác dụng. Không nên loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng chỉ số BMI vì BMI là khởi đầu để xác định xem bạn có đang thừa cân hay không.

Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể

Một số yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của bạn, bao gồm:

  • Di truyền: Thừa cân béo phì có khuynh hướng di truyền. Theo nghiên cứu, trong gia đình có cả cha và mẹ béo phì thì 80% nguy cơ con cái sinh ra mắc bệnh béo phì. Còn nếu có cha hoặc mẹ béo phì thì có 30% con cái sinh bị béo phì.
  • Chế độ ăn giàu chất béo: Khi một người tiêu thụ nhiều calo hơn mức sử dụng, cơ thể họ sẽ dự trữ thêm lượng calo dưới dạng chất béo. Điều này có thể dẫn đến trọng lượng dư thừa và béo phì.
  • Thói quen lười vận động: Càng ít vận động, bạn càng đốt ít calo. Khi bạn nạp vào một nguồn calo lớn nhưng lại không vận động để đốt cháy chúng, điều đó khiến năng lượng dư thừa tích tụ dưới dạng mỡ khiến bạn béo phì.
  • Một số người mắc bệnh về suy giáp, hội chứng Cushing, hội chứng buồng chứng đa năng,… cũng có nguy cơ bị thừa cân béo phì cao hơn so với người bình thường.
  • Thiếu ngủ: Nghiên cứu đã cho thấy rằng thiếu ngủ làm tăng nguy cơ tăng cân và phát triển béo phì.
  • Tuổi cao: Khi bạn già đi, các cơ sẽ có khuynh hướng bị teo đi. Các cơ bị teo làm giảm sự đốt cháy calo của cơ thể. Do đó, cân nặng của bạn thường sẽ tăng thêm một chút khi bạn già đi.

Chỉ số BMI quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Chỉ số BMI quá cao đồng nghĩa cơ thể bạn sẽ bị tình trạng thừa cân, béo phì. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, khiến cơ thể mất cân đối, hoạt động chậm chạp hơn so với người bình thường, nó còn kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe. Người béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh như:

  • Bệnh lí về tim mạch: Rối loạn lipit máu, nhồi máu cơ tim, suy tim, …
  • Bệnh lí về xương khớp: Gút, thoái hóa khớp, loãng xương, tổn thương sụn khớp, dây chằng,…
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh về đường hô hấp: Khó thở, ngáy to, chứng ngưng thở khi ngủ,…
  • Ảnh hưởng đến nội tạng: Gan nhiễm mỡ, sơ gan, sỏi mật,…
  • Vô sinh
  • Ung thư: Ung thư trực tràng, túi mật, ung thư vú, …

Thừa cân béo phì đang dần trở thành nguyên nhân gây tử vong cao trên thế giới. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có ít nhất 3,4 triệu người tử vong do tình trạng thừa cân béo phì biến căn bệnh này thành mối nguy hại hàng đầu cần phòng ngừa đối với toàn cầu. Ngoài ra các gánh nặng về bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư cũng do thừa cân béo phì.

Cách để lấy lại chỉ số BMI lý tưởng

Chỉ số BMI ở mức lý tưởng đồng nghĩa với cân nặng của bạn cũng phải ở mức an toàn. Chìa khóa để giảm chỉ số BMI của bạn xuống mức khỏe mạnh chính là giảm cân. Nguyên tắc để giảm cân rất đơn giản: năng lượng nạp vào ít hơn năng lượng tiêu hao. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên để đốt cháy năng lượng dư thừa, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Trong đó chế độ ăn uống chiếm 70% và luyện ập chiếm 30% hiệu quả giảm cân.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn tác động trực tiếp đến cân nặng của bạn. Bạn không thể giảm cân nếu vẫn tiêu thụ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, calo như đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều tinh bột, đường, thực phẩm nhiều giàu mỡ,…

Một chế độ ăn lành mạnh bao gồm ăn nhiều chất xơ từ rau, củ, quả, các loại hạt hay ngũ cốc, kết hợp thêm chất đạm từ thịt bò, hay thịt ức gà. Nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo như đồ uống có ga, bánh ngọt, các loại bánh quy nhiều đường.

Một mẹo đơn giản giúp kiểm soát khẩu phần ăn đó là chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này khiến bạn cảm thấy không quá đói và hạn chế việc nạp quá nhiều năng lượng sau mỗi bữa ăn .

Luyện tập thể thao đều đặn

Thói quen luyện tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn là biện pháp giảm mỡ hiệu quả. Luyện tập càng nhiều thì đốt mỡ càng tốt. Tập luyện thể dục đều đặn với cường độ cao giúp bạn đốt chát lượng calo dư thừa, đẩy nhanh quá trình giảm cân.

Các bài tập thể dục đơn giản bạn có thể tập đó là: chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi bộ nhanh, các bài thể dục nhịp điệu,… Bạn nên tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày và quan trọng là bạn phải duy trì đều đặn hàng ngày, hàng tuần và liên tục nhiều tháng như vậy mới thấy được hiệu quả rõ rệt.

Ngoài tác dụng giảm cân, luyện tập thể dục còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: cải thiện tâm trạng, tăng sức bền, sức mạnh cơ bắp, ngoài ra còn giúp giảm trạng thái căng thẳng, trầm cảm ở một số người mắc bệnh tâm lý. Các nguy cơ mắc bệnh về tim, tim đường, huyết áp cũng được cải thiện rõ rệt nếu bạn duy trì việc luyện tập thể thao thường xuyên.

Tóm lại, quá gầy hay quá béo đều gây ra những xấu đến vấn đề sức khỏe. Do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi chỉ số BMI để biết các nguy cơ về cân nặng và các biện pháp điều chỉnh hợp lý, bảo vệ sức khỏe của bạn. Việc áp dụng một chế độ ăn uốn lành mạnh kết hợp luyện tập thể thao đều đặn là các biện pháp hữu ích giúp bạn giảm cân an toàn, hiệu quả và sở hữu vóc dáng cân đối, khỏe mạnh.

Từ khóa » Số Béo Phì