Chỉ Số BPM Là Gì? Có ý Nghĩa Như Nào đối Với Sức Khỏe Con Người?

Về cơ bản, thông thường khi thăm khám bất kỳ một loại bệnh nào, bạn cũng sẽ được đo chỉ số BPM. Mặc dù vậy vẫn nhiều người chưa biết thuật ngữ BPM là gì và có công dụng ra sao. Chính vì vậy hãy cùng AiHealth tìm hiểu trong bài viết này nhé!

  1. Chỉ số BPM là gì và có ý nghĩa như nào?

BPM là một thuật ngữ viết tắt của “beats per minute” trong tiếng Anh, dịch ra có ý nghĩa là nhịp đập của tim trong vòng 1 phút đồng hồ. Ví dụ khi đi khám bệnh, chỉ số BPM của bạn là 70 bpm, đồng nghĩa với việc tim bạn đập 70 nhịp/phút. Tuy rằng chỉ đo BPM không thể nói lên được tình trạng sức khoẻ của bạn ra sao, nhưng chỉ số này cũng giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện ra sớm những nguy cơ và sự bất thường của cơ thể.

BPM viết tắt của “beats per minute” có ý nghĩa là nhịp đập của tim trong vòng 1 phút 

BPM viết tắt của “beats per minute” có ý nghĩa là nhịp đập của tim trong vòng 1 phút 

Chỉ số BPM ở mỗi người không giống nhau, ở những người bình thường có sức khoẻ tốt, chỉ số này thường dao động từ 60 – 90 bpm. Nết trong trường hợp mà bạn vận động mạnh, hoặc trong trường hợp căng thẳng, bồi hồi, nhịp tim có thể tăng lên 100 – 150 bpm. Theo như nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nhịp tim tối đa của con người khi vận động mạnh là 220 bpm.

Chỉ số BPM khi nghỉ ngơi, kết hợp cùng chỉ số bilan lipid máu và huyết áp, là những tiêu chí đánh giá tổng quan được sức khoẻ của bạn. Những người trong trường hợp đang nghỉ ngơi mà chỉ số BPM vẫn cao thường có thể chất kém, hoặc dễ mắc phải những căn bệnh như cao huyết áp, bệnh về tim mạch. Trong một vài cuộc nghiên cứu, người có chỉ số BPM cao còn là những người có tuổi thọ thấp hơn.

Nhịp tim ở những người có tiền sử bị bệnh béo phì, cường giáp, viêm phổi,… cũng có thể bị rối loạn. Tuy nhiên, nhịp tim của bạn bị coi là bất thường trong những trường hợp sau đây:

  • Nhịp quá chậm hoặc quá nhanh
  • Trong trường hợp nghỉ ngơi mà nhịp tim dưới 40 bpm hoặc trên 120 bpm
  • Hoạt động tim không ổn định, lúc nhanh lúc chậm

Ở các thời điểm trong ngày, chỉ số BPM là khác nhau, chính vì vậy, bạn cần kiểm tra chỉ số này nhiều lần trong ngày mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào thì bạn nên tới gặp các bác sĩ hoặc chuyên gia khoa tim mạch để được tư vấn và thăm khám tốt nhất.

  1. Khi nào bạn cần thực hiện đo BPM?

Thực hiện đo BPM sẽ là một công việc đầu tiên khi bạn tới khám bất kỳ một loại bệnh nào, mặc dù vậy, bạn nên thực hiện đo BPM đều đặn để phòng ngừa trước nguy cơ bị mắc bệnh.

Bạn nên thực hiện đo BPM đều đặn để phòng ngừa trước nguy cơ bị mắc bệnh

Bạn nên thực hiện đo BPM đều đặn để phòng ngừa trước nguy cơ bị mắc bệnh

Nếu bạn gặp phải những tình trạng bất ổn sau đây, bạn nên tới các cơ sở y tế để thực hiện đo nhịp tim:

+ Luôn trong trạng thái hồi hộp và căng thẳng, chóng mặt hoặc bị choáng ngất

+ Gặp tình trạng đánh trống ngực liên tục trong một thời gian

+ Tim đập loạn nhịp, có những triệu chứng như khó thở hay đau nhức tay, vùng cổ hay vùng ngực

+ Sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó, nhịp đập của tim trở nên không ổn định

+ Bị sụt cân không nguyên do, thường xuyên đau đầu, vã mồ hôi

Mặc dù vậy, các bác sĩ vẫn khuyến cáo bạn nên đi khám sức khoẻ tổng quan theo định kỳ để đảm bảo tốt nhất cũng như chẩn đoán các căn bệnh một cách kịp thời.

  1. Phân biệt chỉ số BPM và huyết áp

Sau khi tìm hiểu BPM là gì, chắc chắn sẽ có người thắc mắc sự khác nhau giữa 2 khái niệm BPM và huyết áp. Chính vì vậy, để giúp các bạn hiểu hơn chúng tôi sẽ phân tích ngay dưới đây.

Huyết áp hay bạn còn được biết đến cái tên chuyên ngành là Blood pressure. Chỉ số này chỉ áp lực của máu tác động lên thành mạch trong một chu chuyển tim, nói một cách dễ hiểu hơn là tác động máu lên thành động mạch khi bơm máu ra hệ tuần hoàn.

Phân tích sự khác nhau giữa chỉ số BPM và huyết áp

Phân tích sự khác nhau giữa chỉ số BPM và huyết áp

Đơn vị đo huyết áp là mmHg (milimet thuỷ ngân). Giá trị huyết áp được cấu thành từ 2 chỉ số là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Ý nghĩa của 2 chỉ số này như sau:

+ Huyết áp tâm trương là áp lực khi buồng tim giãn

+ Huyết áp tâm thu là áp lực khi buồng tim co bóp bơm máu cho hệ tuần hoàn

Chính vì vậy mà bạn có thể để ý kết quả đo huyết áp của bạn. Ví dụ là 120/80 mmHg, đồng nghĩa huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg. Nếu bạn bị cao huyết áp, chỉ số thu được sẽ trên mức 140/90 mmHg.

Sau khi phân tích huyết áp ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, 2 khái niệm BPM và huyết áp hoàn toàn khác biệt với nhau, chúng không có giá trị tương đương để có thể thay thế cho nhau.

  1. Cách duy trì chỉ số BPM ổn định

Vậy cách để duy trì ổn định chỉ số BPM là gì? Duy trì nhịp tim ổn định mang ý nghĩa rất quan trọng để các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách bình thường. AiHealth sẽ gợi ý cho bạn một vài cách làm sau:

Tập luyện thể thao nâng cao sức khoẻ

Tập thể thao là một thói quen tốt, tuy nhiên bạn nên lựa chọn những hình thức luyện tập phù hợp với khả năng của mình, tránh tập quá sức. Các bài tập phù hợp là chạy bộ, bơi lội, yoga,… Kiên trì luyện tập thể thao sẽ duy trì được một trái tim khỏe mạnh.

Duy trì tập luyện để đảm bảo sức khỏe cho tim mạch

Duy trì tập luyện để đảm bảo sức khỏe cho tim mạch

Việc tập thể thao còn giúp cho bạn trở nên bình tĩnh và ít căng thẳng hơn, đồng thời giúp cho quá trình ngủ của bạn thoải mái và sâu hơn. Những lý do này cũng giúp cho nhịp tim trở nên ổn định.

Chế độ ăn khoa học, lành mạnh

Có thể bạn chưa biết, các căn bệnh thừa cân hay béo phì là nguyên do quan trọng khiến rối loạn nhịp tim. Bởi nếu trọng lượng cơ thể bạn quá lớn, quá trình cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cần thiết sẽ bị cản trở, đồng nghĩa với việc tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để tăng lưu lượng máu.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chính vì vậy, thiết lập một chế độ ăn lành mạnh là một điều cần thiết. Thay vì nạp quá nhiều các chất béo, chất tinh bột vào cơ thể, bạn hãy bổ sung thêm các thực phẩm chức nhiều vitamin, omega 3,…, vừa giúp tăng hệ miễn dịch, vừa giúp hệ tim mạch ổn định.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế dùng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…, bởi những chất này chỉ khiến nhịp tim đập nhanh hơn và hoạt động với công suất lớn hơn.

Đăng ký dịch vụ bác sĩ gia đình để thăm khám kịp thời

Một cách đảm bảo cho sức khỏe tim mạch của bạn hiệu quả nhất đó là tìm cho mình một bác sĩ riêng phù hợp để tư vấn cho mọi tình trạng cơ thể.

Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết tìm bác sĩ phù hợp cho mình ở đâu thì chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn. AiHealth là ứng dụng giúp kết nối bệnh nhân với bác sĩ riêng phù hợp một cách hoàn toàn miễn phí. Khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào của cơ thể, bạn có thể liên hệ bằng cách gọi điện hoặc gửi tin nhắn để được tư vấn nhanh nhất.

Để sử dụng tính năng bác sĩ riêng trên AiHealth bạn hãy thực hiện như những bước dưới đây:

Hy vọng những thông tin mà AiHealth cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về BPM là gì cũng như các cách duy trì sức khoẻ tim mạch ổn định. Sức khỏe là điều kiện tất yếu để có thể hạnh phúc và thành công trong cuộc sống, chính vì vậy, mỗi cá nhân hãy có ý thức nâng cao sức khoẻ mỗi ngày!

Từ khóa » Chỉ Số Bpm Thấp