Chỉ Số Cân Nặng Của Trẻ Sơ Sinh Theo Từng Tháng Cho Mẹ Tham Khảo
Có thể bạn quan tâm
Sự phát triển của bé trong từng giai đoạn sẽ được thể hiện rõ nét qua cân nặng. Đặc biệt, theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh (từ 0 – 12 tháng tuổi) trong những tháng đầu tiên sẽ giúp mẹ đánh giá được bé phát triển nhanh hay chậm, bình thường hay bất thường, từ đó có hướng cải thiện chế độ dinh dưỡng thích hợp. Để giúp mẹ theo dõi được điều đó, dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp bảng chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi.
• Trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn có tốt không?
• Công thức tính lượng sữa cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết!
• Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu sữa mỗi ngày để phát triển tốt?
• Những cách nhận biết sữa bột chính hãng mà các mẹ nên nhớ kỹ
Bảng chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
Trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi, đây là thời kỳ tăng trưởng về cân nặng mạnh mẽ nhất, nhìn thấy rõ nhất và tốc độ sẽ giảm dần theo thời gian. Muốn đo được cân nặng của bé chính xác, các mẹ nên thực hiện cân cho bé vào buổi sáng, mỗi tháng 1 lần, trước khi cân nên cho bé đi vệ sinh. Và phải trừ đi cân nặng của quần áo từ 200 – 400g mới cho kết quả chính xác.
Theo đó, chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi đối với bé trai và bé gái khác nhau, cụ thể:
Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh bé trai theo từng tháng
Bảng chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh bé gái theo từng tháng
Ghi chú: SD là standard deviation, tức là sự lệch chuẩn. WHO đánh dấu: - (-)SD: lệch chuẩn dạng thiếu cân - M: Đạt chuẩn - (+)SD: lệch chuẩn dạng thừa cân
Trong đó, khoảng dao động từ -1SD đến +1SD được xem là trẻ phát triển bình thường, còn <-2SD và >+2SD có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân.
Để phát hiện những bất thường trong quá trình phát triển của bé và điều chỉnh kịp thời, từ lúc trẻ được sinh ra đến 12 tháng tuổi, mẹ nên thường xuyên theo dõi chỉ số cân nặng của bé theo từng tháng này.
Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ sơ sinh đạt chỉ số cân nặng chuẩn
Nếu sau khi tham khảo bảng chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng, bé yêu nhà mình không đạt được số cân trên hoặc thừa cân, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn, cụ thể:
- Trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi: Hệ tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển, vì vậy bạn chưa nên cho bé ăn thức ăn đặc. Thay vào đó, nên cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi: giai đoạn này bé có thể bắt đầu thử thức ăn dặm, ngoài sữa mẹ và sữa bột mẹ có thể cho bé ăn các loại thức ăn xay nhuyễn như khoai lang, bí, táo, chuối, đào, lê và ngũ cốc dạng sệt sệt.
- Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: thời điểm này ngoài sữa mẹ và sữa công thức, bạn có thể cho bổ sung cho bé yêu chế độ ăn dặm một số món như:
- Rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin C, canxi, chất xơ và protein giúp bé nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch như: bơ, táo, đu đủ, bí xanh,…
- Thực phẩm giàu chất sắt: thịt bò (theo tỉ lệ 1 phần thịt, 2 phần rau).
- Thực phẩm giàu chất đạm: thịt gà, cá, phô mai, thịt nạt thăn, thịt bê non, đậu hũ, các loại hạt,… nhằm nâng cao hệ miễn dịch và sự phát triển của trẻ.
- Trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi: vẫn cho trẻ bú sữa mẹ từ 3 – 4 lần trong ngày, kết hợp thêm sữa công thức. Bên cạnh đó, bé cần bổ sung thêm chất xơ, các loại vitamin từ rau xanh và trái cây như: cải trắng, súp lơ xanh, cà tím, rau chân vịt, khoai lang,…
Thời kỳ này bé đang tập ăn, do đó mẹ có thể thái miếng rau củ quả vừa tay bé, giúp bé cầm “gặm nhấm”. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn lòng trắng và lòng đỏ trứng với điều kiện là phải nấu chín kỹ. Tuyệt đối không cho bé ăn thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo, calo như: mật ong, mứt, bơ,… vì có thể gây dị ứng và béo phì.
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo cách xây dựng chế độ ăn cho trẻ sơ sinh dưới đây:
- Bữa chính: gồm 3 – 4 bữa/ngày với đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm tinh bột, đạm, chất béo và vitamin. Tỷ lệ các nhóm dưỡng chất được quy định như sau: 20 – 25g tinh bột, 30 – 40g chất đạm, 15g rau xanh và trái cây, 10g chất béo.
- Bữa phụ: 2 – 3 bữa/ngày. Ví dụ: đối với bé từ 10 – 12 tháng tuổi có một số loại thực phẩm tốt như: súp, sữa, sữa chua… Tốt nhất, nên cho bé ăn kèm hoa quả và sữa chua ít đường để đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp, để chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng bình thường mẹ nên quan tâm đến một số yếu tố dưới đây:
- Vận động: khi hoạt động cơ thể trẻ tăng cường sự trao đổi chất giúp bé khỏe mạnh. - Giấc ngủ: ngủ đủ và ngon giấc sẽ bé tràn đầy năng lượng vào hôm sau. - Vệ sinh: khi bé yêu mắc các bệnh như: nhiễm sán, giun,… cơ thể sẽ yếu và khó lên cân. - Phòng và chữa bệnh: hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi rất non yếu nên dễ mắc bệnh. Dù chỉ sốt nhẹ, đau bụng nhỏ cũng làm bé bị sụt cân nhanh chóng. Hy vọng, bảng chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng tháng trên đây sẽ giúp mẹ bỉm nhận biết và đánh giá được sự phát triển của con để có hướng cải thiện kịp thời.Từ khóa » Bảng Lên Kg Của Trẻ Sơ Sinh
-
Cân Nặng Của Trẻ Sơ Sinh Bao Nhiêu Là đạt Chuẩn?
-
Biểu đồ Tăng Trưởng Và Cân Nặng Trung Bình Cho Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Mới ...
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Từ 0-18 Tuổi Theo WHO, Việt ...
-
Bảng Chiều Cao Và Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ Từ 0-18 Tuổi ... - Doppelherz
-
Bảng Cân Nặng Của Trẻ Sơ Sinh Mới Nhất Như Thế Nào? - AiHealth
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Theo độ Tuổi - Hello Bacsi
-
Bảng Chuẩn Chiều Cao, Cân Nặng, Dinh Dưỡng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi
-
Biểu đồ Phát Triển Cân Nặng Của Trẻ Sơ Sinh Chuẩn Cập Nhật 2022
-
Chỉ Số Cân Nặng Chiều Cao Của Trẻ 0 Tháng đến 5 Tuổi
-
Biểu đồ Chuẩn Chiều Cao Và Cân Nặng Cho Trẻ Sơ Sinh 0-12 Tháng
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 đến 10 Tuổi Chuẩn WHO
-
Bảng Cân Nặng Bé 3 Tháng Tuổi, Chiều Cao Và Dinh Dưỡng Chuẩn 2022
-
Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0 - 18 Tuổi Chuẩn WHO