Chỉ Số Công Thức Máu Bình Thường ở Trẻ Em - Tass Care
Có thể bạn quan tâm
Khác với người trưởng thành, hệ tạo máu của trẻ rất có nhiều biến đổi mà không thể áp dụng cách đọc xét nghiệm như người lớn. Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định theo từng lúa tuổi. Bài viết xin đề cập đến chỉ số công thức máu bình thường ở trẻ em có gì khác so với người lớn!
Các giá trị công thức máu bình thường ở trẻ em
Hồng cầu
Số lượng hồng cầu:
- Trẻ mới sinh có số lượng hồng cầu rất cao: 4,5 – 6,0 X 1012/L.
- Ngày thứ 2 – 3 sau đẻ số lượng hồng cầu giảm nhanh do một số hồng cầu bị vỡ cho nên trên lâm sàng có hiên tượng vàng da sinh lý.
- Đến cuối thời kỳ sơ sinh số lượng hồng cầu khoảng 4,0 — 4,5 X 1012/L.
- Ở trẻ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ từ 6 – 12 tháng, số lượng hồng cầu giảm còn khoảng 3,2 – 3,5 X 1012/L. ở thời kỳ này trẻ lớn nhanh, nhu cầu tạo máu cao, song dễ bị thiếu một số yếu tố tạo máu như sắt và do đó sự tạo máu chưa đáp ứng được, vì thế hiên tượng này gọi là thiếu máu sinh lý.
- Trẻ trên 1 tuổi có số lượng hồng cầu khoảng 4,0 X 1012/L.
Hồng cầu lưới:
- Hổng cầu lưới ở máu ngoại biên: 0,5 – 2%.
- Nguyên hồng cầu: Trẻ sơ sinh đủ tháng: 1 – 4%. Trẻ sơ sinh thiếu tháng: 3 – 6%.
Huyết sắc tố:
- Số lượng huyết sắc tố (Hb): Trẻ mới đẻ: 170 – 190 g/l. Trẻ < 1 tuổi: 100 - 120 g/l. Trẻ > 1 tuổi: 130 – 140 g/L
- Thành phần huyết sắc tố:
- Trẻ sơ sinh: HbF: 80 – 60%, HbA1: 20 – 40%. HbA2: 0,03 – 0,6%
- Trẻ 6 tháng: HbF: 1-5%. HbA1: 93 – 97%. HbA2: 2- 3%
- Trẻ > 1 tuổi: HbF: < 1%. HbA1: 97 - 98%. HbA2: 2- 3%.
Lúc này trẻ có hiên tượng thiếu sắt do sắt dự tr ữ trong thời kỳ bào thai đã sử dụng hết và khả năng hấp thu sắt của trẻ lúc này kém do đó lượng huyết sắc tố giảm.
Bạch cầu
Số lượng bạch cầu:
Số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, trẻ càng nhỏ số lượng bạch cầu càng cao hơn trẻ lớn.
- Trẻ sơ sinh: 10.000 – 30.000/mm3 (10 – 30 X 109/L).
- Trẻ < 1 tuổi: 10.000 - 12.000/mm3 (10 - 12 X 109/L).
- Trẻ > 1tuổi: 6.000 – 8.000/mm3 (6 – 8 X 109/L).
Công thức bạch cầu: thay đổi dần theo tuổi.
Bạch cầu hạt trung tính:
- Trẻ sơ sinh: Trong những giờ đầu sau sinh: 65%. Ngày thứ 5 – 7: 45%.
- Trẻ 9 – 10 tháng: 30%.
- Trẻ 5 – 7 tuổi: 45%.
- Trẻ 14 tuổi: 65%.
Bạch cầu lympho:
- Trẻ sơ sinh: Trong những giờ đầu sau sinh: 20 – 30%. Ngày thứ 5- 7: 45%.
- Trẻ 9 – 10 tháng: 60%.
- Trẻ 5 – 7 tuổi: 45%.
- Trẻ 14 tuổi: 30%.
Bạch cầu ưa a xít: 2%.
Bạch cầu đơn nhân:: 6 – 9%.
Bạch cầu ưa kiềm: 0,1 – 1%.
Tiểu cầu
Số lượng tiểu cầu ít thay đổi.
- Trẻ sơ sinh: 100.000/mm3 (100 X 109/L)
- Ngoài tuổi sơ sinh: 150.000 – 300.000/mm3(150 – 300 X 109/L)
Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?
Sau khi sinh, tuỷ xương là cơ quan chủ yếu sản sinh ra các tế bào máu chính.
Ở trẻ nhỏ, tất cả tuỷ xương đều hoạt động sinh tế bào máu.
Ở trẻ lớn và người trưởng thành sự tạo máu chủ yếu ở các xương dẹt như xương xườn, xương ức, xương sọ, xương bả vai, xương đòn, xương cột sống và một phần ở đầu xương dài.
Sự tạo máu ở trẻ em tuy mạnh, song không ổn định. Nhiều nguyên nhân gây bệnh dễ ảnh hưởng đến sự tạo máu, do đó trẻ dễ bị thiếu máu, nhưng khả năng hồi phục của trẻ cũng rất nhanh. Hệ thống b ạch huyết ở trẻ em cũng dễ có phản ứng với các nguyên nhân gây bệnh.
Khi bị thiếu máu, các cơ quan tạo máu cũng dễ bị tăng sinh, loạn sản. Do đó trên lâm sàng thấy xuất hiện gan, lách, hạch to và các xét nghiệm máu cho thấy có hiện tượng loạn sản của tổ chức này, tạo ra các tế bào máu giống như trong thời kỳ bào thai.
Đọc công thức máu ở trẻ em là một điều không hề đơn giản, phải được đọc bởi những người nắm vững sinh lý từng cơ quan của trẻ. Vì vậy, đây chỉ là bài viết tham khảo, khi có bất kỳ bất thường gì các mẹ nên tìm đến bác sỹ chuyên khoa để được đọc và tư vấn kỹ hơn.
Quý khách có thể dễ dàng đặt lịch khám tại trung tâm bằng cách gọi ngay HOTLINE: 0909.080.168, nhắn tin trực tiếp qua ZALO, hoặc truy cập để đặt lịch tự động tại TASS CARE TẠI ĐÂY. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! ❤️Từ khóa » Công Thức Máu Bình Thường Của Trẻ Em
-
Đặc điểm Máu Trẻ Em | Vinmec
-
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM - Slideshare
-
Tìm Hiểu Các Chỉ Số Thiếu Máu ở Trẻ Em | TCI Hospital
-
Đặc điểm Máu Trẻ Em
-
Cách đọc Hiểu Chính Xác Chỉ Số Thiếu Máu ở Trẻ Sơ Sinh - Fitobimbi
-
Cách đọc Hiểu Chính Xác Các Chỉ Số Xét Nghiệm Công Thức Máu ở Trẻ
-
Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu Ngoại Vi
-
Chỉ Số Máu Bình Thường ở Trẻ Em?
-
Xét Nghiệm Công Thức Máu: ý Nghĩa Và Các Chỉ Số Quan Trọng
-
Hướng Dẫn Cách đọc Kết Quả Xét Nghiệm Tổng Phân Tích Tế Bào Máu ...
-
Đánh Giá Thiếu Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học - MSD Manuals
-
18 Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Bạn Cần Biết Khi đọc Kết Quả
-
[PDF] Giúp Cho Công Tác Xét Nghiệm Máu Dễ Dàng Hơn: Giúp đỡ Bệnh Nhân