Chỉ Số COP Trên điều Hòa Có ý Nghĩa Gì?
Có thể bạn quan tâm
Là một trong những thiết bị làm mát chuyên dụng ngày trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, điều hòa nhiệt độ cũng đồng thời là thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng trong mỗi gia đình.
Thông thường, người tiêu dùng chỉ biết đến điều hòa của các thương hiệu như Panasonic, Đaikin,…thì tiết kiệm điện hoặc mua điều hòa inverter thì tiết kiệm điện hơn các dòng điều hòa giá rẻ khác.
Tuy nhiên, cách nhận xét như thế mang tính cảm tính khác nhiều, và cũng một phần do thói quen sử dụng, hoặc các chiến lược quảng cáo, marketing từ các thương hiệu. Do đó, để biết chắc chắn một máy điều hòa nhiệt độ có tiết kiệm điện hay không, bạn hòan toàn có thể thông qua thông số kỹ thuật của điều hòa, và một trong số đó là chỉ số COP. Vậy chỉ số COP là gì? Có tác động như thế nào đến sự tiết kiệm điện của điều hòa?
Chỉ số COP trên điều hòa nhiệt độ là gì?
Chỉ số COP – viết tắt của Coeficient of Performance là hệ số hiệu quả năng lượng. Để phân biệt hệ số làm lạnh và hệ số bơm nhiệt, khi tính COP người ta dùng thêm ký hiệu “cooling” khi tính hiệu quả năng lượng cho mục đích làm lạnh, và dùng “heating” cho mục đích sưởi ấm/gia nhiệt.
Công thức tính chỉ số COP là:
COPcooling = Q0/N
Trong đó Q0 – Năng suất lạnh hữu ích thu được ở dàn bay hơi Q0 (kW)
N – Điện năng tiêu tốn (kW)
COPheating = COPcooling + 1 = Qk/N
Trong đó Qk – Năng suất nhiệt hữu ích thu được ở dàn ngưng tụ Qk (kW)
N – Điện năng tiêu tốn (kW)
Chỉ số hiệu quả năng lượng dùng để phán ánh chính xác hiệu quả sử dụng năng lượng điện để biến thành nhiệt lượng (có thể làm mát hoặc sưởi ấm không khí).
Nhìn chỉ số COP ở đâu trên điều hòa?
Ở hầu hết trên các catalog của các dòng điều hòa được bán ra trên thị trường đều có ghi hệ số hiệu quả năng lượng, nhưng bạn cũng lưu ý là hệ số hiệu quả này được đo khi “máy nén hoạt động 100% công suất”.
Hoặc nếu như trên một máy điều hòa nào đó không ghi rõ thì bạn có thể cũng tự tính được dựa vào công thức ở trên đây, nhưng bạn cần lưu ý là đơn vị của năng suất lạnh là kW chứ không phải là BTU như khi tính chỉ số EER.
Để quy đổi đơn vị từ BTU sang kW thì chúng ta có tỉ lệ: 3,516 kW = 12000 btu = 1ton
Như vậy, lấy ví dụ cho một điều hòa nhiệt độ có công suất làm lạnh là 9000btu, công suất tiêu thụ điện của loại này là 800W, thì khi đó, từ công thức ta có thể tính được chỉ số COP của điều hòa đó là bằng 3,29.
Máy điều hòa có chỉ số COP bao nhiêu là tiết kiệm điện
Với mỗi loại điều hòa khác nhau, thì chỉ số COP cũng không giống nhau, cụ thể:
– Máy điều hòa làm lạnh trực tiếp (loại điều hòa treo tường, điều hòa tủ đứng, điều hòa di động…) thì chỉ số COP từ 2,7 trở lên là tiết kiệm điện
– Máy điều hòa dạng VRV hay VRF (điều hòa multi…) thì chỉ số COP từ 3,8 là tiết kiệm điện
– Hệ thống điều hòa chiller (điều hòa trung tâm…) thì chỉ số COP dao động từ 4,8 – 6
Do đó, tùy thuộc vào từng loại điều hòa mà bạn mua cũng như các thông số kỹ thuật trên máy điều hòa mà bạn kết luận được máy điều hòa mà bạn mua có tiết kiệm điện hay không.
Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đã biết thêm một kinh nghiệm để mua được điều hòa không khí tiết kiệm điện nhất cho gia đình của mình.
Từ khóa » Hệ Số Không điều Hòa Là Gì
-
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ÐỀ CƠ BẢN VỀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...
-
Hệ Số Không điều Hoà K | Yêu Môi Trường
-
Tài Liệu Cơ Sở để Thiết Kế Hệ Thống Cấp Nước | VNK EDU
-
Hệ Số Không điều Hoà - Tài Liệu Text - 123doc
-
[DOC] HỆ SỐ XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ TIÊU THỤ - Bộ Xây Dựng
-
Hệ Số Hoạt động Không đồng Thời Của điều Hòa Trung Tâm Là Gì?
-
[PDF] Hệ Thông Cấp Thoát Nước
-
Thoát Nước - Mạng Lưới Và Công Trình Bên Ngoài - Tiêu Chuẩn Thiết Kế
-
CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
-
HỆ SỐ HOẠT ĐỘNG KHÔNG ĐỒNG THỜI Ở ĐIỀU HÒA TRUNG ...
-
Top 19 Hệ Số Không điều Hoà Cấp Nước 2022
-
[PDF] Giáo Trình CẤP THOÁT NƯỚC
-
COP Là Gì? Hệ Số COP Trong Điều Hòa (Đơn Giản Dễ Hiểu)