Chỉ Số DXY Là Gì? Ứng Dụng Chỉ Số Dollar Index Vào Giao Dịch ...

Chỉ số dollar index còn được biết đến với nhiều cái tên khác như chỉ số DXY hay chỉ số USD index. Đây là một chỉ số cực kỳ quan trọng bởi tầm ảnh hưởng không hề nhỏ của nó tới thị trường. Vậy thì chính xác chỉ số DXY là gì hay chỉ số usd index là gì và lý do gì khiến nó trở thành mối quan tâm của hầu hết các nhà đầu tư. Bài viết hôm nay sẽ thay lời giải đáp của tradafx cho các thắc mắc về kiến thức forex đó.

Chỉ số Dollar Index DXY là gì

1. CHỈ SỐ DXY LÀ GÌ?

Chỉ số Dollar Index (DXY) hay còn được gọi là chỉ số US Index là một chỉ số hay nói cách khác một công cụ đo lường giá trị của đồng đô la so với một rổ tiền tệ bao gồm sáu loại tiền tệ khác thông qua việc đánh giá tỷ giá của chúng. Khi đồng đô la Mỹ tăng giá so với những đồng tiền khác trong rổ tiền tệ thì chỉ số DXY tăng và ngược lại, khi đồng đô la Mỹ USD giảm giá so với những đồng còn lại thì chỉ số Dollar Index DXY suy yếu.

Chỉ số USD Index sẽ bị ảnh hưởng bởi cung cầu đối với đồng USD và cả các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ. Xét rộng hơn thì cung cầu thị trường sẽ ảnh hưởng bởi cả chính sách tiền tệ của Chính phủ đặc biệt là lãi suất và cả những yếu tố khác xung quanh như lạm phát, tâm lý thị trường, chính trị, …. Nếu trong thị trường chứng khoán có các chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến thị trường như chỉ số S&P 500, Nasdaq, Dow Jones, … thì trong thị trường tiền tệ, chỉ số được các nhà đầu tư quan tâm tương tự như vậy là chỉ số Dollar Index DXY. 

1.1. Lịch sử hình thành chỉ số USD Index

Chỉ số Dollar Index chính thức được ra mắt vào năm 1973 bởi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ FED với mục đích theo dõi giá trị của đồng USD Mỹ. Tuy nhiên, nếu nói chính xác thì việc theo dõi giá trị của đồng USD đã được bắt đầu tư 1971 sau khi Tổng thống Nixon kết thúc Hiệp định Bretton Woods. Việc từ bỏ chế độ bản vị vàng, giá trị đồng USD được thả nổi trên thị trường đã thúc đẩy sự ra đời của chỉ số đô la Mỹ hay chỉ số Dollar Index.

Biểu đồ DXY từ 1973 - 2022

Mức đầu tiên chỉ số Dollar Index được thiết lập là 100. năm 1985, ICE Futures Mỹ đã chính thức đảm nhận quyền quản lý chỉ số USD Index. Vậy nên sẽ có đôi lúc chỉ số DXY cũng sẽ xuất hiện dưới cái tên “ICE US Dollar Index”. Giá trị của chỉ số Dollar Index đã đạt đỉnh 164.72 vào tháng Hai năm 1985 và sau đó xuống mức thấp nhất kỷ lục 70.698 vào giữa tháng Ba năm 2008 do ảnh hưởng của thiệt hại gói cứu trợ Bear Stearns. Cho đến cuối 2008 thì khủng hoảng kinh tế đã xảy ra trên toàn cầu, đô la trở thành tài sản trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư đã khiến chỉ số dollar index tăng trở lại trên mức 85.

1.2. Thành phần cấu tạo chỉ số US dollar index DXY

Ở phần chỉ số DXY đã đề cập chỉ số Dollar Index đo lường giá trị USD so với các loại tiền tệ khác trong một rổ tiền tệ. Rổ tiền tệ đó bao gồm 6 loại tiền tệ và đây đều là các đồng tiền chính mà các nhà giao dịch đã biết khi giao dịch trong thị trường forex. Các đồng tiền này ảnh hưởng đến chỉ số US Dollar Index với trọng số như sau:

  • Đồng Euro (EUR) – 57.6%
  • Yên Nhật (JPY) – 13.6%
  • Đồng Bảng (GBP) – 11.9%
  • Đô la Canada (CAD) – 9.1%
  • Krona Thuỵ Điển – 4.2%
  • Franc Thuỵ Sĩ (CHF) – 3.6%

Nhìn vào cấu trúc thành phần cấu tạo chỉ số Dollar Index có thể thấy được rổ tiền này các đồng tiền châu Âu có vẻ như chiếm ưu thế hơn và rõ ràng là có trọng số lớn hơn nhiều so với các đồng tiền khác. Sở dĩ các đồng tiền này nằm trong rổ tiền tệ có sức ảnh hưởng đến chỉ số DXY là bởi đây là các đối tác thương mại và kinh tế chính của Hoa Kỳ. 

2. HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC CHỈ SỐ DXY VÀ BIỂU ĐỒ USD INDEX

Tương tự như các chỉ số trong chứng khoán thì chỉ số Dollar Index cũng có biểu đồ giá. Các nhà giao dịch hoàn toàn có thể xem biểu đồ giá chỉ số DXY hôm nay trên nền tảng biểu đồ trực tuyến miễn phí Tradingview. Ngoài ra, trong phần cuối cũng sẽ đề cập tới chỉ số Dollar Index theo trọng trọng số khác được gọi là Trade-Weighted U.S. Dollar Index.

2.1. Công thức tính chỉ số DXY

Công thức tính chỉ số DXY khá phức tạp nên gần như nó chỉ được sử dụng bởi các chuyên gia hoặc các nhà kinh tế học. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cũng có thể tham khảo để biết thêm kiến thức.

Dưới đây là công thức tính chỉ số DXY:

Công thức tính chỉ số DXY

Trong đó các cách tính chỉ số Dollar Index sẽ dựa vào trọng số của các đồng tiền trong rổ tiền tệ đã được đề cập phía trên. 

2.2. Cách đọc chỉ số Dollar Index

Để có thể xem được biểu giá chỉ số DXY hôm nay hay bất cứ biểu đồ giá của chỉ số nào như biểu đồ chỉ số usd index hôm nay cũng cần vào trang chủ Tradingview, vào phần “Biểu đồ” hoặc “Chart” sau đó bấm vào phần tìm kiếm ở góc trái phía trên. Thông thường nền tảng sẽ tự động mặc định hiển thị biểu đồ EUR/USD khi bạn truy cập.

Cách mở chỉ số Dollar Index trong Tradingview

Bạn sẽ tìm kiếm biểu đồ chỉ số Dollar Index bằng cách nhập “DXY” vào phần thanh tìm kiếm và chọn được chỉ số DXY ngay đầu tiên. Các nhà giao dịch cũng có thể thêm biểu đồ chỉ số DXY vào phần Watchlist để có thể dễ dàng theo dõi.

Giống như các chỉ số khác, nhìn vào biến động giá chỉ số Dollar Index có thể xác định xu hướng hiện tại của đồng đô la. Các nhà giao dịch hoàn toàn có thể sử dụng các trường phái phân tích như phân tích kỹ thuật vào phân tích chỉ số DXY.

Chỉ số Dollar Index đo lường sự thay đổi từ mức tiêu chuẩn 100. Vậy nên sẽ có hai trường hợp, một là khi chỉ số DXY tăng và trường hợp còn lại là chỉ số Dollar Index giảm. Hãy nhìn vào biểu đồ USD Index ví dụ dưới đây để hiểu hơn về điều này:

Ví dụ biểu đồ DXY

Ở đây bạn đang thấy được giá chỉ số DXY hôm nay đang ở mức 99.267. Điều này tức là so với mức tiêu chuẩn 100 thì Dollar Index đã giảm 0.733%. Ngược lại, ví dụ nếu như chỉ số Dollar Index hôm nay ở mức 112 thì tức là so với mức bắt đầu được tính thì chỉ số USD Index đã tăng 12%. 

3. CHỈ SỐ DXY ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG FOREX NHƯ THẾ NÀO?

Vậy thì tại sao các nhà giao dịch forex lại cần quan tâm đến chỉ số Dollar Index. Đầu tiên, đồng USD là tiền tệ được sử dụng rộng rãi nhất thế giới đồng thời cũng là đồng tiền dự trữ. Bởi có tính thanh khoản cao nên đồng đô la Mỹ được lựa chọn làm phương thức thanh toán các giao dịch toàn cầu. Thông qua chỉ số Dollar Index có thể phản ánh sức mạnh hoặc sự suy yếu của đồng đô la, đồng thời là cũng là một cơ chế định giá cho nhiều mặt hàng.

Phần giải thích phía trên là những lời giải thích ngắn gọn cho tầm quan trọng của chỉ số này tới thị trường. Việc phân tích và đánh giá chỉ số đô la Mỹ (DXY) giúp các nhà đánh giá một cách tổng quan nhất về các thị trường hàng hoá, các cặp tiền tệ có chứa USD, các loại cổ phiếu cũng như các chỉ số khác. Dựa vào đánh giá, dự đoán sự suy yếu của đồng đô la thông qua chỉ số Dollar Index mà các nhà giao dịch có được cho mình chiến lược kế hoạch giao dịch các đồng tiền rủi ro hoặc tìm các cặp tiền như USD/JPY như một nơi trú ẩn an toàn.

4. TRADE-WEIGHTED U.S. DOLLAR INDEX

Bởi vì chỉ số Dollar Index chịu ảnh hưởng và có trọng số lớn nhất là từ EUR nên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ còn tạo ra một chỉ số nữa đặt tên là Trade-Weighted U.S. Dollar Index hay còn được biết đến là Nominal Broad-Dollar Index tức là chỉ số Dollar Index với trọng số thương mại vào năm 1998. 

Khác với chỉ số Dollar Index gốc so sánh với một rổ tiền tệ gồm các đồng tiền tệ khác là chỉ số Nominal Broad-Dollar Index đo lường thay đổi giá trị của đồng đô la so với các loại tiền tệ được sử dụng cho xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ nhiều nhất. Thay vì trọng số chủ yếu từ đồng EUR thì lại phân bổ trọng số theo các quốc gia đối với thương mại của Mỹ. Tỷ trọng 10 quốc gia có tỷ trọng cao nhất được phân bổ như sau:

Quốc gia

Tỷ trọng (%)

Khu vực đồng tiền chung châu Âu

19.599

Trung Quốc

14.763

Mexico

13.248
Canada 

12.988

Nhật Bản

5.953

UK

4.966
Hàn Quốc

3.511

Thuỵ Sỹ

3.371

Ấn Độ

2.715

Đài Loan

2.482

(*) Số liệu trên được lấy trong phần “Foreign Exchange Rates” ở trang chủ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED

5. ỨNG DỤNG CHỈ SỐ DOLLAR INDEX VÀO GIAO DỊCH FOREX

Vậy làm thế nào để sử dụng chỉ số DXY vào giao dịch forex. Cách hiệu quả nhất luôn là giao dịch theo xu hướng theo như câu nói “Trend is your friend” đã quá nổi tiếng trong thị trường giao dịch. Theo đó thì các nhà giao dịch có thể giao dịch như sau:

  • Khi chỉ số Dollar Index cho thấy xu hướng tăng rõ rệt báo hiệu sức mạnh của đồng đô la thì nên tìm kiếm các cơ hội vào vị thế mua USD.

Xu hướng giảm trong biểu đồ USD Index

  • Ngược lại, khi xu hướng trong biểu đồ USD index cho thấy xu hướng giảm sút, đồng đô la suy yếu các nhà giao dịch nên tìm các cơ hội để bán USD. 

Nhờ vào các xu hướng được xác định có thể tìm các cơ hội giao dịch các cặp tiền tệ tương quan. Có thể sử dụng biểu đồ chỉ số Dollar Index như một tín hiệu bổ sung. Điều này là bởi phần đông các nhà giao dịch trong thị trường forex cũng theo dõi chỉ số DXY, vậy nên các ngưỡng kháng cự hỗ trợ trên biểu USD Index cũng có những tác động đáng kể đến biểu đồ forex.

Mối tương quan chỉ số DXY và các cặp tiền

Các cặp tiền tương quan là các cặp tiền có xu hướng sẽ di chuyển gần như tương tự xu hướng của chỉ số Dollar Index bao gồm: USD/CHF, USD/JPY, USD/CAD. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo chắc chắn các cặp tiền tương quan sẽ luôn đi theo xu hướng chỉ số Dollar Index. Các quy tắc đặt lệnh chốt lời hoặc cắt lỗ các nhà giao dịch có thể sử dụng tương tự như giao dịch trong thị trường forex thông thường. Áp dụng điều tương tự với các cặp tiền tương quan nghịch như EUR/USD, GBP/USD, AUD/USD, NZD/USD, tức là khi chỉ số DXY tăng thì tìm các cơ hội mua các cặp tiền đó và ngược lại.

6. TỔNG KẾT

Với những kiến thức được cung cấp trong bài viết về chỉ số Dollar Index, các nhà giao dịch không chỉ nắm được các khái niệm như chỉ số DXY là gì mà còn biết cách tính chỉ số DXY, cách đọc biểu đồ USD Index và biết làm thế nào để ứng dụng chỉ số Dollar Index vào giao dịch forex. Tuy nhiên, như các bài viết về chiến lược giao dịch của tradafx luôn nói sẽ không có gì là hoàn hảo và tuyệt đối, vậy nên dù thế nào cũng đừng quên đặt lệnh cắt lỗ và chuẩn bị kế hoạch giao dịch với chiến lược quản lý rủi ro hợp lý.

4.8/10 - (11 votes)

Từ khóa » Cách Tính Dxy