Chỉ Số EC Và TDS - Hai Chỉ Số Quan Trọng Trong Trồng Thủy Canh
Có thể bạn quan tâm
Trong trồng thủy canh người ta có thể dựa vào giá trị của độ dẫn điện EC; sự phân hủy các muối khoáng TDS hoặc nhân tố hòa tan (CF: conductivity factor) của các máy đo để điều chỉnh bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi trồng thủy canh.
1.Khái niệm về EC và PDS EC ( độ dẫn điện)
EC ( độ dẫn điện) là gì?
Chỉ số EC (electro-conductivity) là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Độ dẫn điện có thể được thể hiện bằng một số đơn vị khác nhau nhưng đơn vị tiêu biểu được dùng để đo lường EC là millisiemens trên centimet (mS / cm). Chỉ số EC không diễn tả nồng độ của từng chất trong dung dịch đồng thời cũng không thể hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong dung dịch.
Chỉ số TDS
Chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan, tổng số các ion mang điện tích bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định. TDS thường được biểu thị bằng hàm số ml/L hoặc ppm (Parts Per Million). 1 ppm tương ứng với 1mg chất rắn hòa tan trong một lít nước. Hầu hết nước máy sẽ có chỉ số PPM rơi vào khoảng từ 200 – 400ppm.
2. Tầm quan trọng của EC và TDS trong thủy canh
Trong suốt quá trình tăng trưởng, cây hấp thu khoáng chất mà chúng cần. Do vậy duy trì EC ở một mức ổn định là rất quan trọng. Nếu dung dịch có chỉ số EC cao thì sự hấp thu nước của cây diễn ra nhanh hơn sự hấp thu khoáng chất. Điều này làm nồng độ dung dịch tăng cao và gây ngộ độc cho cây. Khi đó ta phải bổ sung thêm nước vào môi trường. Ngược lại, nếu EC thấp, cây sẽ hấp thu khoáng chất nhanh hơn hấp thu nước. Khi đó, nồng độ dung dịch giảm mạnh, cây sẽ không được cung cấp đầy đủ khoáng chất, chậm lớn và phát triển kém.
Chỉ số TDS cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây. Nếu TDS lên quá cao, nồng độ dung dịch vượt mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc cho cây. Ngược lại, khi chỉ số TDS xuống thấp, dung dịch thủy canh sẽ không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng.
3.Chỉ số EC và TDS cho một số loại cây
Cây trồng | EC (ms/cm) | TDS (ppm) |
Cẩm chướng | 2,4 – 5,0 | 1.400 – 2.450 |
Địa lan | 0,6 – 1,5 | 420 – 560 |
Hoa hồng | 1,5 – 2,4 | 1.050 – 1.750 |
Cà chua | 2,4 – 5,0 | 1.400 – 3.500 |
Xà lách | 0,6 – 1,5 | 280 – 1.260 |
Xà lách xoong | 0,6 – 1,5 | 280 – 1.260 |
Cây chuối | 1,5 – 2,4 | 1.260 – 1.540 |
Cây dứa | 2,4 – 5,0 | 1.400 – 1.680 |
Dâu tây | 1,5 – 2,4 | 1.260 – 1.540 |
Ớt | 1,5 – 2,4 | 1.260 – 1.540 |
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về một số chỉ số quan trọng đối với dung dịch thủy canh. Nếu bạn muốn hiểu thêm về các kiến thức liên quan đến thủy canh, hãy liên hệ với HACHI để được tư vấn. Hotline: 0962406086
Xem thêm: pH trong thủy canh
Từ khóa » Chỉ Số Ec Trong Nước Uống
-
Chia Sẻ Các Chỉ Số Về Nước Uống Và Nước Bên Ngoài - Mizuchan
-
Chỉ Số TDS Là Gì, EC Là Gì, ảnh Hưởng Của TDS EC đối Với đời Sống
-
Tầm Quan Trọng Của Việc Kiểm Tra độ Dẫn ...
-
Tầm Quan Trọng Của Việc Kiểm Tra độ Dẫn điện EC Trong ... - HTVLAB
-
Ec Và Tds Là Gì? Mối Liên Quan Trong Thủy Canh Cây Trồng Và Cách đo Ec
-
Tầm Quan Trọng Của EC Và TDS Trong Thủy Canh Cây Trồng. Cách
-
Tìm Hiểu Về độ Dẫn điện EC Của Nước Là Gì? | Tin Tức
-
Chỉ Số TDS Và EC Trong Dung Dịch Thủy Canh - Tin Cậy
-
4 Sự Thật Về Chỉ Số TDS Cho Nước Uống Bạn Cần Phải Biết
-
Chỉ Số TDS Trên Máy Lọc Nước Là Gì? - Điện Máy XANH
-
TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Của Nước Máy Bao Nhiêu Thì Uống được?
-
Chỉ Số TDS Là Gì? Chỉ Số TDS Trong Nước Bao Nhiêu Là đạt Chuẩn?
-
Khái Niệm Và Cách Xác định độ Dẫn điện Của Nước - .vn