Chỉ Số EPS Là Gì? - VnExpress Kinh Doanh

Chỉ số EPS là gì?

EPS (Earnings per share), là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành ở trên thị trường.

EPS là một trong nhiều chỉ số được nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn cổ phiếu, dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận của một công ty (hay dự án đầu tư) cũng như đánh giá về sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.

EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng mà công ty kiếm được trong một kỳ báo cáo (quý hoặc năm) với tổng số cổ phiếu hiện đang được lưu hành của công ty trong cùng kỳ. Vì số cổ phiếu đang lưu hành có thể dao động, nên khi tính toán, việc sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ đem lại kết quả chính xác hơn.

EPS chia làm 2 loại, bao gồm EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS), có công thức tính khác nhau:

EPS cơ bản:

Chỉ số EPS là gì?

EPS pha loãng:

Chỉ số EPS là gì? - 1

Ví dụ, lợi nhuận sau thuế công ty A năm 2021 là 431 tỷ đồng. Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu lưu hành trong kỳ của công ty A là 41,7 triệu cổ phiếu. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) là khoảng 10.335 đồng.

Công ty dự kiến phát hành thêm 43 triệu cổ phiếu, khi đó, EPS pha loãng còn khoảng 5.089 đồng.

Nếu các nhà đầu từ chỉ quan tâm đến chỉ số EPS cơ bản, bỏ qua việc dự đoán EPS pha loãng trong tương lai có thể dẫn đến những quyết định chưa chính xác. Vậy nên, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty luôn cần đến hai chỉ số là EPS cơ bản và EPS pha loãng.

EPS cơ bản và EPS pha loãng được ghi nhận trong Báo cáo tài chính hợp nhất của một công ty.

EPS cơ bản và EPS pha loãng được ghi nhận trong Báo cáo tài chính hợp nhất của một công ty.

Trên thực tế, nhà đầu tư có thể tìm chỉ số EPS của doanh nghiệp qua Báo cáo tài chính hợp nhất của doanh nghiệp (công ty cổ phần).

Một doanh nghiệp có EPS tăng ổn định trong vòng nhiêu năm thì được đánh giá là một doanh nghiệp có nền tảng tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên chỉ căn cứ vào EPS làm một thước đo tài chính duy nhất mà tham khảo kết hợp với việc phân tích các chỉ số khác. Trong đó, nổi bật nhất là các chỉ số như P/E (tỷ lệ giá theo thu nhập), ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu), tỷ số thanh toán bằng tiền mặt, tỷ số thanh toán nhanh.

Từ khóa » Hệ Số Pha Loãng Cổ Phiếu