Chỉ Số FSH Là Gì? Vai Trò Và Chức Năng Của FSH ở Nam Và Nữ

FSH là hormone hướng sinh dục, đóng vai trò quan trọng đối với cả nam giới và nữ giới, đặc biệt trong vấn đề sinh sản. Chỉ số FSH tăng giảm quá mức ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh dục, thậm chí gây vô sinh, hiếm muộn ở các cặp vợ chồng.

4.9/5 - (51 bình chọn)
  1. 1. Chỉ số FSH là gì? Vai trò, chức năng của FSH
  2. 2. Khi nào được chỉ định xét nghiệm FSH
  3. 3. Chỉ số FSH như thế nào là bình thường?
  4. 4. Ý nghĩa của nồng độ FSH
    1. 4.1 Chỉ số FSH cao ở nữ giới
    2. 4.2 Chỉ số FSH cao ở nam giới
    3. 4.3 Nồng độ FSH thấp cho biết điều gì?
    4. 4.4 Mức FSH cao hoặc thấp ở trẻ em cảnh báo điều gì?

1. Chỉ số FSH là gì? Vai trò, chức năng của FSH

FSH là Follicle Stimulating Hormone, thường được gọi là hormone kích thích nang trứng. Nội tiết tố này chịu trách nhiệm quyết định sự phát triển của các nang trong buồng trứng. Nang trứng lại tạo ra estrogen và progesterone, giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn ở nữ giới.

chỉ số FSH là gì

Đối với nam giới, hormone FSH kích thích sự phát triển của ống sinh tinh. Từ đó thúc đẩy quá trình sản sinh tinh trùng. Chỉ số FSH bất thường đều khiến nam giới có nguy cơ cao tinh trùng yếu, thậm chí vô tinh.

Kiểm tra định lượng FSH là một xét nghiệm đơn giản với mẫu máu. Xét nghiệm này thường được chỉ định trong trường hợp nam, nữ gặp vấn đề về chức năng sinh sản, nhằm tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tuyến sinh dục.

2. Khi nào được chỉ định xét nghiệm FSH

Ở cả nam giới và nữ giới, xét nghiệm FSH được chỉ định như một phần không thể thiếu nhằm xác định nguyên nhân vô sinh hoặc rối loạn tuyến yên, tuyến sinh dục.

Ở phụ nữ: Xét nghiệm này được chỉ định khi chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không đều hoặc khi bước vào thời kỳ mãn kinh.

Ở nam giới: FSH được thực hiện khi gặp các vấn đề như: rối loạn xuất tinh, không xuất tinh, tinh trùng ít, tinh trùng loãng

Với trẻ em: Xét nghiệm FSH được tiến hành khi quá trình dậy thì được cho là muộn hoặc sớm hơn so với độ tuổi. Các biểu hiện dậy thì sớm có thể gặp là:

  • Lông ở vùng kín xuất hiện
  • Bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt ở bé gái
  • Cơ quan sinh dục phát triển ở nam giới
  • Sự thay đổi tâm sinh lý
  • Ngực phát triển ở bé gái

3. Chỉ số FSH như thế nào là bình thường?

Định lượng FSH ở nam và nữ có sự khác biệt do đặc điểm về giới tính. Dưới đây là các ngưỡng bình thường cho thấy hệ sinh dục phát triển khỏe mạnh.

nồng độ FSH bao nhiêu là bình thường

– Đối với nữ giới

Chỉ số FSH ở phái yếu tùy biến theo từng giai đoạn, thời kỳ. Cụ thể là:

  • Giai đoạn tạo nang buồng trứng: 3,5 – 12,5 mU/ mL
  • Giai đoạn đỉnh rụng trứng: 4,7 – 21,5 mU/ mL
  • Giai đoạn tạo hoàng thể: 1.7 – 7,7 mU/ mL
  • Nữ giới tuổi mãn kinh: 25,8 – 134,8 mU/ mL

– Đối với nam giới

Khác với phụ nữ, nồng độ FSH nam giới trưởng thành ổn định ở mức 1.5 – 12,4 mU/ mL. Nếu thấp hơn hoặc vượt quá ngưỡng trên đều được cho là bất thường.

4. Ý nghĩa của nồng độ FSH

Chỉ số xét nghiệm FSH máu cho biết điều gì? Sự lên xuống bất thường của hormone kích thích nang trứng có thể là dấu hiệu để bác sĩ chẩn đoán một số vấn đề có liên quan đến sức khỏe giới tính và khả năng sinh sản.

4.1 Chỉ số FSH cao ở nữ giới

Nồng độ FSH cao ở phụ nữ có thể là dấu hiệu cho thấy:

  • Chức năng buồng trứng suy giảm: Tình trạng này khiến nang trứng không được nuôi dưỡng và phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh nở của nữ giới.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Là tình trạng xuất hiện nhiều các u, nang tại buồng trứng, nguyên nhân có thể do cơ thể mất cân bằng nội tiết tố.
  • Là dấu hiệu cho biết phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh: Nồng độ FSH có xu hướng tăng cao khi phụ nữ ở tuổi mãn kinh.
  • Sự bất thường nhiễm sắc thể, điển hình là hội chứng Tuner (thiếu 1 phần hoặc toàn bộ NST X)

Như vậy, mức FSH của phụ nữ cao bất thường đồng nghĩa với cơ hội mang thai có thể thấp. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là bạn không thể có con. Việc cần làm là điều trị để nồng độ FSH trở lại mức bình thường.

4.2 Chỉ số FSH cao ở nam giới

ý nghĩa của FSH

Kết quả xét nghiệm FSH huyết thanh cho giá trị cao hơn bình thường ở nam giới có thể là dấu hiệu cho thấy những vấn đề sau:

  • Sự bất thường của tinh hoàn (không có tinh hoàn hoặc tinh hoàn không hoạt động bình thường).
  • Tinh hoàn bị tổn thương do sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Tinh hoàn bị tổn thương do các phương pháp điều trị như hóa trị liệu, chụp X-quang…
  • Mắc hội chứng Klinefelter – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính ở nam giới.

Điều này có nghĩa là chức năng sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng của tinh hoàn đang gặp vấn đề. Tình trạng vô sinh, hiếm muộn của nam giới khả năng rất cao bắt nguồn từ nguyên nhân này.

4.3 Nồng độ FSH thấp cho biết điều gì?

Kết quả xét nghiệm nồng độ FSH thấp hơn chỉ số bình thường cho biết nam giới và nữ giới có thể gặp các tình trạng sau:

  • Suy vùng đồi hoặc suy tuyến yên – là trung tâm kiểm soát hormone trong não bộ – dẫn đến giảm sản xuất hormone trong cơ thể, trong đó có hormone FSH.
  • Ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng và tinh trùng.
  • Xuất hiện u trong não làm cản trở khả năng sản xuất, điều tiết FSH…

4.4 Mức FSH cao hoặc thấp ở trẻ em cảnh báo điều gì?

Theo các chuyên gia y tế, trẻ em có nồng độ FSH bất thường có thể cánh báo một số vấn đề nguy hiểm như:

  • Dậy thì sớm, cơ quan sinh sản phát triển trước tuổi
  • Tăng trưởng chậm, chức năng sinh lý kém hoàn thiện so với độ tuổi
  • Thiểu năng sinh dục, tinh hoàn, ống dẫn tinh không phát triển…

Như vậy, việc kiểm tra chỉ số FSH là vô cùng cần thiết đối với nam giới và nữ giới, đặc biệt trong chẩn đoán và điều trị vô sinh, hiếm muộn. Việc định lượng FSH là một trong những gợi ý quan trọng, giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân khó có con, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.

>>> XEM THÊM:

  • Nam giới tinh trùng loãng có con được không? Làm sao để cải thiện?
  • [Góc review] TOP 12 thuốc bổ tinh trùng tốt nhất năm 2022
  • TOP 12 thuốc bổ tinh trùng tốt nhất 2022

Từ khóa » Chỉ Số Fsh Cao ở Nam Giới