Chỉ Số GGT Trong Máu Là Gì? Nguy Cơ & Cách Xét Nghiệm
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Chỉ số GGT trong máu là gì? Nguy cơ & cách xét nghiệm
Chỉ số GGT trong máu là gì? Nguy cơ & cách xét nghiệm
Đặt lịch
Xét nghiệm GGT (Gamma Glutamyl transferase) là một trong những xét nghiệm chức năng gan quan trọng. Xét nghiệm này cần được thực hiện cùng với SGPT và SGOT để xác định những vấn đề đang diễn ra ở gan. Thông thường tế bào gan bị tổn thương, gan bị viêm do thói quen dùng rượu bia sẽ khiến các chỉ số GGT, SGPT và SGOT tăng lên. Để giúp người bệnh hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã tổng hợp thông tin cơ bản về chỉ số GGT trong máu và cách xét nghiệm.
Chỉ số GGT trong máu là gì?
GGT (Gamma Glutamyl transferase) là một loại enzyme được sản sinh và tồn tại trong những tế bào thành ống mật. Gamma Glutamyl transferase có thể được tìm thấy ở nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, loại enzyme được tìm thấy nhiều nhất trong gan.
Những vấn đề xảy ra ở ống mật hoặc tế bào gan bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó sẽ khiến nồng độ GGT trong máu tăng cao. Thông thường xét nghiệm GGT sẽ được thực hiện để đo nồng độ GGT tồn tại trong máu.
Đối với những người bình thường, có gan khỏe mạnh, nồng độ GGT trong máu dao động trong khoảng 20 – 40 UI/L. Tuy nhiên chỉ số này có thể tăng lên đáng kể khi chức năng gan suy giảm hoặc mất đi, tế bào gan bị tổn thương.
Ngoài ra nồng độ GGT trong máu cũng tăng cao khi có bất kỳ ống dẫn mật nào bị tắc nghẽn khiến quá trình mang mật từ gan đến ruột không được thực hiện. Tình trạng này có thể xảy ra do sỏi hoặc khối u. Chính sự tăng / giảm bất thường ngay khi các vấn đề về gan mật xảy ra khiến GGT trở thành men gan nhạy cảm nhất, giúp bệnh nhân có thể nhanh chóng phát hiện bệnh lý khi tiến hành xét nghiệm.
Tuy nhiên xét nghiệm GGT không mang đến tác dụng hữu hiệu trong việc xác định chính xác những nguyên nhân gây tổn thương gan. Bởi nồng độ GGT có thể tăng / giảm ở nhiều vấn đề, các loại bệnh về gan, cụ thể như bệnh viêm gan siêu vi, bệnh xơ gan, ung thư gan… hoặc một số bệnh lý không liên quan đến gan như hội chứng mạch vành cấp tính.
Chính vì nguyên nhân nêu trên, xét nghiệm GGT không được áp dụng thường xuyên. Tuy nhiên kết quả từ xét nghiệm chỉ số GGT sẽ hữu ích hơn khi xét nghiệm GGT được thực hiện đồng thời cùng với một số xét nghiệm khác.
Ngoài ra sự kết hợp giữa các xét nghiệm sẽ mang đến hiệu quả cao trong quá trình xác định yếu tố khiến nồng độ phosphatase kiềm (ALP) tăng cao. Phosphatase kiềm một trong 4 loại enzym (men gan) được tìm thấy trong gan.
Tham khảo thêm: 7+ cách giảm men gan tự nhiên, hiệu quả tại nhà
Tác dụng của chỉ số GGT trong máu
Chỉ số GGT (Gamma Glutamyl transferase) trong máu có thể được kiểm tra nhằm mục đích xác định những bất thường xảy ở gan, ống mật và những yếu tố khiến nồng độ phosphatase kiềm (ALP) tăng cao. Một số bệnh lý về gan và ống mật đều có khả năng tác động và khiến cả hai chỉ số GGT và ALP tăng đáng kể.
Tuy nhiên đối với các bệnh về xương, nồng độ ALP trong máu có thể thay đổi nhưng chỉ số GGT thì không. Chính vì thế, nếu một người có nồng độ phosphatase kiềm cao trong máu nhưng chỉ số GGT đạt mức bình thường thì nguyên nhân khiến chỉ số ALP tăng có thể là do các bệnh lý về xương.
Đối với những bệnh nhân bị tắc nghẽn ống mật hoặc mắc các bệnh về gan thì việc sử dụng chỉ số GGT sẽ giúp bệnh nhân phát hiện ra các bệnh lý. Để xác định và theo dõi các bệnh về gan, xét nghiệm GGT được thực hiện cùng với một số xét nghiệm gan khác. Bao gồm xét nghiệm chỉ số ALT, xét nghiệm ALP, xét nghiệm AST và xét nghiệm bilirubin.
Tóm lại nồng độ GGT trong máu tăng cho thấy tế bào gan đang bị tổn thương nhưng không có khả năng xác định chính nguyên nhân gây bệnh.
Ở một số trường hợp khác, xét nghiệm GGT trong máu được sử dụng cho những bệnh nhân bị nghi ngờ nghiện rượu mãn tính với mục đích sàng lọc lạm dụng rượu. Ngoài ra xét nghiệm này còn giúp bác sĩ chuyên khoa theo dõi việc lạm dụng hoặc sử dụng rượu ở các bệnh nhân đang trong thời gian chữa chứng nghiện rượu hay bị viêm gan do rượu.
Khi nào nên thực hiện xét nghiệm GGT?
Thông thường bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành xét nghiệm GGT khi nhận thấy nồng độ ALP trong máu tăng cao. Xét nghiệm ALP được xác định là một phần của bảng điều trị gan thông thường hoặc được chỉ định thực hiện riêng lẻ nếu cần thiết. Sàng lọc tổn thương gan là mục đích chính của xét nghiệm này. Xét nghiệm được thực hiện ngay cả khi các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng chưa được xuất hiện.
Xét nghiệm GGT được chỉ định khi kết quả xét nghiệm ALP cho thấy nồng độ men gan này tăng cao nhưng kết quả của một số xét nghiệm khác không có dấu hiệu tăng. Cụ thể như xét nghiệm AST và ALT.
Ngoài ra bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện đồng thời xét nghiệm GGT và một hoặc nhiều xét nghiệm chức năng gan khác. Nhất là khi các triệu chứng bất thường cho thấy gan bị tổn thương đã xuất hiện.
Gan bị tổn thương thường gây ra các dấu hiệu, triệu chứng sau:
- Ăn không ngon miệng
- Cơ thể mệt mỏi
- Bụng đau và sưng
- Buồn nôn và nôn ói
- Vàng da
- Vàng mắt
- Nước tiểu có màu sẫm
- Phân có màu sáng
- Ngứa da kèm theo cảm giác châm chích khó chịu.
Ở một số trường hợp khác, xét nghiệm GGT được chỉ định ở những người có tiền sử lạm dụng rượu. Đối với những bệnh nhân đã kết thúc quá trình điều trị nghiện rượu, xét nghiệm GGT giúp theo dõi việc tuân thủ phác đồ điều trị của bệnh nhân.
Cách xét nghiệm GGT và những lưu ý
Nếu có nghi ngờ mắc các vấn đề về gan và ống mật, người bệnh cần đến các cơ sở y tế và thực hiện xét nghiệm GGT theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra trước khi làm xét nghiệm, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Không sử dụng Phenytoin, Phenobarbital và các loại thuốc điều trị khác trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm GGT. Bởi việc sử dụng những loại thuốc này có thể khiến nồng độ GGT trong máu tăng cao. Từ đó làm sai lệch độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
- Trong vòng 24 – 48 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh tuyệt đối không hút thuốc lá, không uống rượu bia hoặc dùng chất kích thích. Bởi việc sử dụng những sản phẩm này dù chỉ là một lượng nhỏ cũng có khả năng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả xét nghiệm.
Tham khảo thêm: Chữa Gan Nhiễm Mỡ Bằng Diện Chẩn Bạn Nên Thử
Chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số GGT ở những người bình thường, khỏe mạnh nằm trong khoảng dưới 60 UI/L. Đối với nam giới, chỉ số GGT nằm trong khoảng 7 – 32 UI/L. Đối với phụ nữ chỉ số GGt nằm trong khoảng 11 – 50 UI/L. Có 3 mức độ thể hiện cho tình trạng tăng cao chỉ số GGT và gây nguy hiểm. Gồm:
- Mức độ nhẹ: Chỉ số GGT tăng cao trong 1 – 2 lần.
- Mức độ trung bình: Chỉ số GGT tăng cao trong 2 – 5 lần.
- Mức độ nặng: Chỉ số GGT tăng cao trên 5 lần.
Yếu tố nào khiến chỉ số GGT tăng cao?
Việc nhận biết những nguyên nhân, yếu tố có khả năng làm thay đổi nồng độ GGT trong máu sẽ giúp bạn phòng ngừa nguy cơ tổn thương gan. Đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân mắc chứng men gan cao.
Một số yếu tố được liệt kê dưới đây có thể khiến nồng độ GGT trong máu tăng. Cụ thể:
- Sốc gan hoặc viêm gan cấp
- Vàng da tắc mật
- Xơ gan, chết mô gan
- U gan hoặc ung thư gan
- Uống các loại rượu bia có nồng độ cao trong thời gian dài
- Sử dụng một số loại thuốc tây gây độc cho gan như Phenobarbital, Phenytoin
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý khiến chức năng gan suy giảm
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học khiến chức năng gan và tế bào gan yếu đi
- Bệnh lý tuyến tụy
- Bệnh phổi, bệnh đái tháo đường
- Không đảm bảo lưu lượng máu đến gan
- Chỉ số các loại men gan ALT (SGPT), AST (SGOT) GGT có dấu hiệu tăng cao trong các trường hợp mắc bệnh về đường mật, bệnh sốt rét, viêm gan tự miễn, ứ sắt, bệnh lý tự miễn ở ruột non và nhiều vấn đề, bệnh lý khác.
Tham khảo thêm: Gan Nhiễm Mỡ Do Rượu: Triệu Chứng Hay Gặp Và Cách Trị
Biện pháp kiểm soát chỉ số GGT
Khi chỉ số GGT trong máu tăng cao, người bệnh không nên quá lo lắng và căng thẳng. Bởi stress, căng thẳng kéo dài có thể làm nặng hơn các vấn đề về gan.
Bên cạnh đó, các bệnh lý liên quan đến tình trạng tăng bất thường nồng độ GGT thường có thể chữa được. Bệnh nhân chỉ cần sớm thăm khám, tiến hành xét nghiệm, xác định nguyên nhân và cải thiện bệnh lý bằng các phương pháp điều trị do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Cụ thể bệnh nhân cần lưu lại và thực hiện những lời khuyên sau:
- Tiến hành xét nghiệm chức năng gan, viêm gan. Đặc biệt bệnh nhân cần xét nghiệm viêm gan B và viêm gan C. Riêng trường hợp nhiễm HBV, nếu kết quả xét nghiệm viêm gan B cho thấy dương tính với virus HBV, người bệnh cần thực hiện thêm xét nghiệm HBsAg, antiHBeAg, HBeAg, HBsAb. Ở trường hợp nghiêm trọng, bạn cần tiến hành xét nghiệm giúp định lượng ADN của virus.
- Trong trường hợp viêm tắc đường dẫn mật khiến chỉ số men gan tăng, người bệnh cần tiến hành điều trị triệt để nguyên nhân bệnh lý.
- Đối với những trường hợp viêm gan do rượu, người bệnh cần kiêng sử dụng rượu bia và những loại thức uống có cồn khác.
- Đối với trường hợp dùng bia rượu làm tăng men gan, người bệnh nên kiêng sử dụng loại thức uống này.
- Nên thường xuyên đến bệnh viện và khám sức khỏe định kỳ. Điều này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa dễ dàng hơn trong việc theo dõi và đánh giá quá trình phát triển của bệnh.
- Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học. Bởi chế độ dinh dưỡng có khả năng tác động trực tiếp đến gan (cơ quan thường xuyên thải trừ độc tố) và những bộ phận khác của cơ thể. Một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học sẽ mang đến nhiều tác dụng hữu hiệu và lợi ích cho cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Ngược lại một chế độ ăn uống thiếu khoa học, không đúng giờ giấc, ngập tràn rượu bia… có thể làm suy giảm chức năng gan.
- Chức năng của gan gồm chuyển hóa các chất được dung nạp thành chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất độc mạnh, giải độc cho cơ thể. Vì thế nếu chức năng gan không được đảm bảo, quá trình loại bỏ độc tố sẽ gặp vấn đề. Đồng thời chất độc tích tụ trong gan dẫn đến gan tổn thương, suy yếu, chỉ số GGT tăng.
- Không nên tùy tiện sử dụng thuốc Đông y hoặc thuốc Nam để hỗ trợ cải thiện bệnh lý theo lời truyền miệng. Bởi việc sử dụng những loại thuốc chưa được kiểm chứng khoa học hoặc các bằng chứng về sự an toàn của thuốc chưa rõ ràng sẽ khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều hậu quả tai hại. Nguy hiểm hơn có thể khiến bệnh lý về gan thêm trầm trọng hoặc không thể chữa khỏi.
- Tránh làm những công việc căng thẳng, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Thông qua bài viết này, hy vọng người bệnh có thể biết và hiểu rõ hơn về chỉ số GGT trong máu là gì? Nguy cơ tăng cao, cách xét nghiệm và biện pháp kiểm soát. Bạn cần chú ý đến những vấn đề về sức khỏe, thường xuyên đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ tình trạng, áp dụng các biện pháp phòng tránh phù hợp để ngăn ngừa tổn thương tế bào gan, gan suy yếu và phát sinh các vấn đề nghiêm trọng khác.
Có thể bạn quan tâm
- 7 thuốc hạ men gan tốt nhất hiện nay và lưu ý khi dùng
- Chế độ ăn cho người men gan cao – Nên ăn, kiêng gì?
Từ khóa » Chức Năng Gan Ggt Là Gì
-
Ý Nghĩa Của Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hoá GGT | Vinmec
-
Những Nguyên Nhân Nào Khiến Chỉ Số Ggt Tăng Cao? | Vinmec
-
Chỉ Số Xét Nghiệm GGT Khi Nào đáng Lo Ngại? | Medlatec
-
Vai Trò Chỉ Số GGT Trong Chẩn đoán Chức Năng Gan, Thận Và Lách
-
Chỉ Số GGT Cao Có Nguy Hiểm Không? Xử Lý Như Thế Nào?
-
Chỉ Số Men Gan GGT Tăng Gấp đôi Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Chỉ Số GGT Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm? Khi Nào Cần Xét Nghiệm
-
Chỉ Số GGT Là Gì? Chỉ Số GGT Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm?
-
Xét Nghiệm Gamma-Glutamyl Transferase (GGT)
-
ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Men Gan: Alt, Ast, Ggt, Alp
-
Điều Bạn Cần Biết Về Xét Nghiệm Gamma-glutamyltransferase
-
CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM MEN GAN GGT KHI NÀO ĐÁNG LO NGẠI?
-
Xét Nghiệm GGT
-
Xét Nghiệm GGT đánh Giá Chỉ Số Men Gan | Phòng Khám Bình Minh