Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Là Gì - BStyle.VN

CPI là một chỉ số được sử dụng khi phân tích và đánh giá khả năng tiêu dùng của nền kinh tế, vậy CPI là gì? Công thức tính CPI như thế nào? Ý nghĩa của chỉ số CPI là gì? Cùng Bstyle.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng (tiếng Anh: Consumer Price Index – CPI) là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian được tính bằng phần trăm (%).

CPI đo lường sự thay đổi trung bình về giá theo thời gian mà người tiêu dùng trả cho một giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ, thường được gọi là lạm phát.

vay tiền nhanhADVERTISEMENT

Công thức tính CPI

Cách tính chỉ số CPI gồm 4 bước:

Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa: Thông qua báo cáo điều tra để sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.

Bước 2: Xác định giá cả: Thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại từng thời điểm.

Bước 3: Tính chi phí vật dụng trong giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại sản phẩm rồi cộng lại.

Bước 4: Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:

CPIt = (Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t/Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở) x 100

Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.

Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát?

Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian, mức giá chung bao gồm 2 phần là chỉ số giá tiêu dùng CPI và hệ số điều chỉnh GDP.

Lạm phát hay giảm phát đều có tác động vô cùng mạnh mẽ tới nền kinh tế, đo lường tỷ lệ này thường dựa vào 3 chỉ số: CPI (chỉ số giá tiêu dùng), GDP (tổng sản phẩm quốc nội), PPI (chỉ số giá sản xuất).

Chỉ số CPI có mối liên hệ đặc biệt mật thiết với tỉ lệ lạm phát, được coi như là một thước đo điển hình của tỉ lệ lạm phát hay còn được gọi là “thuế” lạm phát.

Công thức tính chỉ số lạm phát dựa trên CPI:

Chỉ số lạm phát thời kỳ T = (CPI thời kỳ T – CPI thời kỳ T-1) / CPI thời kỳ T – 1

Tuy nhiên việc dựa vào chỉ số CPI để đo mức độ lạm phát không thực sự chính xác, chỉ số này chỉ thấy được cái nhìn tổng quan về mức tiêu dùng của nền kinh tế và sức mua của một nền kinh tế.

Những vấn đề thường gặp phải khi tính chỉ số CPI

Chính vì sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính thường gặp phải như:

1. CPI không phản ánh được toàn bộ vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ hạn chế mua những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà mua những mặt hàng khác giá rẻ hơn, do đó Yếu tố này làm mức CPI cao hơn thực tế mức giá.

2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Chính vì vậy nó đánh giá mức chi phí cao hơn thực tế.

3. Khi mức giá của môt hàng hóa tăng đồng nghĩa với việc chất lượng hàng hóa cũng tăng, CPI không phản ánh được sự thay đổi trong chất lượng hàng hóa, do đó nó có xu hướng phóng đại mức giá do chất lượng hàng hóa tăng cao.

Chỉ số CPI được ứng dụng trong thực tế như thế nào?

CPI được coi như một chỉ số kinh tế, vệc tính toán và phân tích chỉ số CPI, đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho nền kinh tế, chính phủ, doanh nghiệp từ đó người dân sẽ có sự chuẩn bị trước khi thay đổi giá cả nền kinh tế.

Tính toán CPI là một trong những yếu tố quan trọng, chỉ số CPI còn được ứng dụng làm thước do lạm phát cho các yếu tố kinh tế khác. Các yếu tố kinh tế này có thể là doanh số bán lẻ, thu nhập hàng giờ, giá trị đồng tiền…

Mặt khác CPI được sử dụng để điều chỉnh thu nhập của người dân, khi chỉ số CPI tăng thì chính phủ cũng sẽ điều chỉnh mức lương cơ bản phù hợp với chỉ số CPI, Chỉ số giá tiêu dùng này sẽ tự động điều chỉnh các chi phí sinh hoạt cho người tiêu dùng.

Chỉ số CPI ảnh hưởng như thế nào?

Chi số CPI giảm

Khi CPI giảm tức là giá các hàng hóa trong giỏ hàng tiêu chuẩn tính CPI giảm, số tiền dành cho tiêu dùng của người thu nhập thấp sẽ giảm, nếu mức thu nhập không đổi thì cuộc sống của người thu nhập thấp sẽ ổn định và mức sống sẽ nâng cao hơn.

Tuy nhiên đây chỉ là giả thiết khi thu nhập của người tiêu dùng không đổi, trên thực tế thì không phải lúc nào cũng vậy, việc giảm phát thực tế là tốt trên một khía cạnh nào,ví dụ như giá tiền điện thoại giảm vì dịch vụ internet phát triển nhưng giảm phát đồng nghĩa với việc nhân công bị cắt giảm, người dân bị thất nghiệp tăng lên dẫn đến không đủ kinh phí chi tiêu gia đình, chất lượng cuộc sống giảm theo.

Chỉ số CPI tăng

Việc tăng chỉ số giá tiêu dùng đồng nghĩa với việc giá cả của các loại mặt hàng đều tăng, điều này tác động mạnh mẽ đến đời sống của người tiêu dùng đặc biệt là với những người có thu nhập thấp, cuộc sống của họ sẽ trở nên khó khăn và vất vả hơn.

Ở Thành thị những người có thu nhập thấp chủ yếu có thu nhập từ tiền lương, tiền công, trợ cấp xã hội, mức tiền lương không thay đổi, nhưng giá thành sản phẩm nhu cầu tiêu dùng lại tăng cao, do đó chi phí chi tiêu cũng tăng, cuộc sống dần trở nên khó khăn và vất vả hơn.

Chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam qua các năm

CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017, Trong đó, CPI tháng 12/2018 giảm 0,25% so với tháng trước và tăng 2,98% so với tháng 12/2017 (Tổng cục Thống kê).

CPI bình quân cả năm 2017 tăng 3,53% và đạt mức chỉ tiêu của Quốc hội đề ra trước đó. Trong đó, CPI tháng 12 tăng 0,21% so với tháng 11 và tăng 2,6% so với tháng 12/2016 (Tổng cục Thống kê).

CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với năm 2015, trong đó, CPI tháng 12 đã tăng 0,23% so với tháng 11 và tăng 4,74% so với tháng 12 năm 2015 (Tổng cục Thống kê).

CPI bình quân năm 2015 so với năm 2014 chỉ tăng 0,63%, trong đó, CPI tháng 12 tăng 0,02% so với tháng trước và tăng 0,6% so cùng kỳ năm 2014 (Tổng cục Thống kê).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2014 chỉ tăng 1,84% so với năm 2013, cụ thể CPI tháng 12/2014 đã tiếp tục giảm 0,23% so với tháng 11, nối tiếp xu thế tăng trưởng âm của tháng 11 (- 0,26%) (Tổng cục Thống kê)

Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2019 của Việt Nam

CPI tháng 7/2019 tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 1,59% so với tháng 12/2018 (Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê).

CPI tháng 6/2019 giảm 0,09% so với tháng trước, tăng 1,41% so với tháng 12/2018 và tăng 2,16% so với cùng kỳ năm trước (Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê).

CPI tháng 5/2019 tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 1,5% so với tháng 12/2018, tăng 2,88% so với cùng kỳ năm trước (Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê).

CPI tháng 4/2019 tăng 0,31% so với tháng trước, CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2019 tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2018 (Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê).

CPI tháng 3/2019 giảm 0,21% so với tháng trước. CPI bình quân quý I/2019 tăng 2,63% so với cùng kỳ năm 2018 (Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê).

CPI tháng 2/2019 tăng 0,8% so với tháng trước, tăng 0,9% so với tháng 12/2018 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước (Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê).

CPI tháng 1/2019 tăng 0,1% so với tháng 12/2018, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2019 tăng 0,1% so với tháng cuối cùng của năm 2018 và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trước (Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê).

CPI tháng 12/2018 giảm 0,25%, cả năm 2018 tăng 3,54%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, nằm trong mục tiêu tăng dưới 4% do Quốc hội đặt ra (Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê).

Từ khóa » Cách Tính Cpi Bình Quân Năm